Xây dựng cơ chế thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng đào, bồi dưỡng của Học viện Hành chính Quốc gia

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ đào tạo, bồi DƯỠNG CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH tại các TỈNH MIỀN TRUNG (từ QUẢNG BÌNH đến NINH THUẬN) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 100 - 103)

6. Đối tượng và phạm vi của đề tài

3.5. Xây dựng cơ chế thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng đào, bồi dưỡng của Học viện Hành chính Quốc gia

Hiện nay, hầu như công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng ĐTBD công chức hành chính của Học viện cũng như các Cơ sở chưa được quan tâm một cách đúng mức. Vẫn biết rằng, đánh giá chất lượng là một nhiệm vụ bắt buộc của công tác ĐTBD công chức, tuy nhiên, công việc này vẫn không được tiến hành đầy đủ hoặc có tiến hành cũng làm qua loa, đại khái. Ở nhiều lớp, nhiều khóa học, nhất là các chương trình bồi dưỡng theo ngạch, thiếu kiểm tra, đánh giá, để xảy ra bỏ tiết, cắt giờ đối với giảng viên, vắng học nhiều đối với học viên, thiếu phân công cụ thể đối với đơn vị phối hợp ở xa.... Vì vậy, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng ĐTBD cho công chức hành chính nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

Trước mắt cần giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng ĐTBD công chức hành chính cho Thanh tra giáo dục kết hợp với Khoa ĐTBD và khảo thí để thường xuyên thanh tra, đánh giá việc thực hiện qui chế đào tạo, bồi dưỡng. Tại các Cơ sở ủy quyền cho lãnh đạo Cơ sở tổ chức đánh giá độc lập.

Cần qui định một số hình thức đánh giá chất lượng ĐTBD mang tính thường xuyên như phát phiếu thăm dò học viên, đơn vị phối hợp hoặc đội ngũ chuyên trách được Giám đốc Học viện giao nhiệm vụ. Một khi việc đánh giá chất lượng giáo ĐTBD được thực hiện thường xuyên, bắt buộc và nghiêm túc sẽ giúp cho Học viện nắm bắt kịp thời, chính xác về chất lượng của chương trình, đội ngũ giảng viên, phương thức quản lý, phương pháp giảng dạy... để điều chỉnh, quản lý và đảm bảo chất lượng, nâng cao uy tín của Học viện về lĩnh vực này.

HVHC Quốc gia cần có giải pháp đánh giá sau ĐTBD để kiểm định chất lượng ĐTBD, kiểm định chất lượng chương trình, giảng viên, phương thức tổ chức... Trước mắt chưa triển khai rộng rãi được, cần giao nhiệm vụ cho Viện Khoa học Hành chính, Khoa Đào tạo, bồi dưỡng có các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này để thử nghiệm đánh giá.

Mặt khác để có cơ sở đánh giá được chất lượng ĐTBD công chức hành chính, HVHC Quốc gia cần nghiên cứu, ban hành bộ chỉ số đánh giá chất lượng các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Bộ chỉ số không chỉ dừng lại ở thống kê điểm số cuối khóa của học viên mà còn đánh giá một phần hoặc toàn bộ chương trình

đào tạo, bồi dưỡng; đội ngũ giảng viên; phương thức tổ chức; cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học; kinh phí... Bộ chỉ số cần có một số chỉ số đánh giá mức độ thỏa mãn các mục tiêu của khóa ĐTBD, mức độ thích hợp của các chương trình này về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, cũng như tác động của các chương trình ĐTBD đối với việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của đội ngũ công chức hành chính.

Kiến nghị

Đối với Bộ Nội vụ

Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ từng ngạch công chức để làm cơ sở cho việc ĐTBD theo đúng định hướng, thiết thực và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng. Bộ Nội vụ cần quy định những khóa học, kiến thức bắt buộc đối với từng vị trí việc làm, chức danh của công chức trong thực thi công vụ.

Tiêu chuẩn hóa ĐTBD gắn liền với bổ nhiệm, bổ nhiệm lại. Mặt khác, Bộ Nội vụ cần có những quy định để gắn kết chính sách ĐTBD với các nội dung khác trong công tác các Bộ như quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm…tạo thành một chủ thể thống nhất, đồng bộ, có tác động khuyến khích đội ngũ công chức hành chính tham gia đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ.

Đối với Bộ Tài chính

- Tham mưu, ban hành qui định về định mức, quản lý vá sử dụng kinh phí ĐTBD công chức hành chính thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Ban hành qui định về cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý làm động cơ thúc đẩy công chưc hành chính tham gia nâng cao trình độ, kỹ năng;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ sửa đổi Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 về việc quy định lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác ĐTBD cán bộ, công chức cho phù hợp với điều kiện thực tiễn hơn.

Đối với Học viện Hành chính Quốc gia

- Cần phải phõn cụng, phõn cấp rừ ràng, cụ thể hơn về địa bàn đào tạo, bồi dưỡng. Tránh chồng chéo vào cạnh tranh ngay trong nội bộ các đơn vị của Học viện Hành chính Quốc gia;

- Phân công, phân cấp trách nhiệm của Cơ sở đào tạo với các khoa quản lý từng khâu, từng phần việc cụ thể trong quy trình triển khai lớp học, tránh chồng chéo. Nghiên cứu phân cấp cho các Cơ sở một số loại hình ĐTBD công chức hành chính giản đơn như các lớp kỹ năng, vị trí việc làm, chuyên viên…để tăng tính chủ động cho Cơ sở;

- Nghiên cứu, khoán định mức chi phí và hạch toán cho các Cơ sở về một số loại hình ĐTBD để tăng tính chủ động và mở rộng địa bàn tuyển sinh, tiết kiệm chi phí. Nghiên cứu giảm định mức chi quản lý gián tiếp, tăng thu nhập cho Học viện;

- Lãnh đạo Học viện cần có kế hoạch làm việc với các tỉnh trong khu vực để định hướng và thống nhất kế hoạch đào tạo bồi dưỡng công chức hành chính dài hạn. Định kỳ hàng năm tổ chức gặp mặt các địa phương, đơn vị có nhu cầu đào tạo (theo hình thức gặp mặt khách hàng) để giữ mối quan hệ trong liên kết ĐTBD công chức hành chính.

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ đào tạo, bồi DƯỠNG CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH tại các TỈNH MIỀN TRUNG (từ QUẢNG BÌNH đến NINH THUẬN) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w