Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc
2.2. Kết quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc
2.2.1. Khả năng cân đối vốn cho sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc
Để biết nguồn vốn kinh doanh của công ty có được đảm bảo hay không, ta xem xét cơ cấu phân bổ nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn có phù hợp với cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn hay không. Cần phải xem xét tài sản dài hạn có được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn ổn định hay không, tài sản ngắn hạn có đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán cho nguồn ngắn hạn hay không. Nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp là nguồn vốn được sử dụng trong một khoảng thời gian dưới 1 năm cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, bao gồm: các khoản vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả người lao động….nguồn vốn ngắn hạn thường được sử dụng để đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Nguồn vốn dài hạn là nguồn mà công ty dùng để đầu tư lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: vốn chủ sở hữu, các khoản phải trả và vay dài hạn và thường được đầu tư vào tài sản dài hạn, điển hình là tài sản cố định.
Bảng 2.3: Cơ cấu phân bổ tài sản- nguồn vốn các năm 2009-2011
Đơn vị: triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nguồn vốn
ngắn hạn
581.371 55,91% 793.797 59,39% 779.697 53,46%
Tài sản ngắn hạn
730.905 70,29% 950.544 71,12% 905.795 62,11%
Nguồn vốn dài hạn
458.407 44,09% 542.732 40,61% 678.644 46,54%
Tài sản dài hạn
308.873 29,71% 385.985 28,88% 552.547 37,89%
( Nguồn: Báo cáo tài chính công ty các năm 2009- 2011)
Từ bảng trên, ta thấy qua các năm tình hình phân bổ nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn cho tài sản lưu động và cố định vẫn chưa thực sự hợp lý. Chênh lệch giữa tỷ trọng của nguồn vốn ngắn hạn so với tổng nguồn vốn và tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản là khá cao: năm 2009 là 14,38%; năm 2010 là 11,73%; năm 2011 là 8,65%. Sự chênh lệch này đang có xu hướng giảm. Tỷ trọng của các chỉ tiêu đều thay đổi qua các năm nhưng trong tất cả các năm, tỷ trọng tài sản ngắn hạn đều cao hơn tỷ trọng vốn ngắn hạn. Điều này cho thấy tài sản lưu động của doanh nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu thanh toán các khoản vay và nợ ngắn hạn đồng thời nguồn tài trợ dài hạn không những đủ để đầu tư cho tài sản cố định của công ty, mà một phần còn dùng đầu tư vào tài sản lưu động. Với hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu các sản phẩm là bình gas, khí nén, LPG công nghiệp…theo nhu cầu thị trường, nên tỷ trọng tài sản lưu động trên tổng tài sản cao là khá hợp lý. Bên cạnh đó, công
ty cũng đang trú trọng đầu tư vào tài sản cố định với hệ thống trang thiết bị phục vụ sản xuất gas và vận chuyển phân phối khí. Tuy nhiên việc công ty huy động một phần nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho tài sản lưu động sẽ gây lãng phí do khi sử dụng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu thì chi phí cao hơn là sử dụng nợ ngắn hạn.
Như vậy, tình hình phân bổ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là tương đối tốt, công ty đã huy đông được nguồn vốn dài hạn khá lớn, đảm bảo được tình hình thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động. Trong thời gian tới, công ty cần phát huy được những điểm mạnh này, đồng thời điều chỉnh huy động nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn hợp lý hơn để tiết kiệm được chi phí vay nợ.
2.2.2. Cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc
Thông qua việc xem xét cơ cấu vốn của công ty, ta có thể biết được tỷ trọng của từng khoản mục tài sản, nguồn vốn. Khoản mục nào chiếm tỷ trọng cao hơn thì sẽ ảnh hướng đến hiệu quả sử dụng vốn nhiều hơn. Đồng thời khi nhìn vào xu hướng thay đổi của tỷ trọng các khoản mục qua từng năm , ta có thể hiểu được công ty đang dần tập trung vào khoản mục nào nhiều hơn. Do đó việc phân tích cơ cấu vốn sẽ giúp ta tìm hiểu cụ thể hơn về thực trạng sử dụng vốn của công ty.
2.2.2.1. Cơ cấu vốn theo nguồn vốn của Công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn theo nguồn vốn các năm 2009-2011
Đơn vị: triệu đồng Nguồn vốn
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá trị Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng A.Nợ phải trả 731.285 70,33% 1.014.034 75,87% 1.035.179 70,98%
I.Nợ ngắn hạn 581.371 55,91% 793.797 59,39% 779.697 53,46%
1.Vay và nợ ngắn hạn 150.000 14,43% 110.189 8,24% 93.000 6,38%
2.Phải trả người bán 397.572 38,24% 657.055 49,16% 649.990 44,57%
3.Người mua trả tiền trước
16.086 1,55% 493 0,04% 1.323 0,09%
4.Thuế và các khoản phải nộp NN
3.350 0,32% 1.806 0,14% 2.075 0,14%
5.Phải trả người lao động
7.172 0,69% 7.624 0,57% 13.483 0,92%
6.Chi phí phải trả 838 0,08% 1.080 0,08% 2.353 0,16%
7.Các khoản phải trả, phải nộp khác
4.768 0,46% 13.968 1,05% 17.473 1,20%
8.Quỹ khen thưởng phúc lợi
1.584 0,15% 1.581 0,12% - -
II.Nợ dài hạn 149.914 14,42% 220.237 16,48% 255.482 17,52%
1.Phải trả dài hạn khác 56.355 5,42% 69.674 5,21% 104.892 7,19%
2.Vay dài hạn 93.000 8,94% 150.000 11,22% 150.000 10,29%
3.Dự phòng trợ cấp mất việc làm
560 0,05% 563 0,04% 591 0,04%
B.Nguồn vốn 308.493 29,67% 322.232 24,11% 422.849 28,99%
I.Vốn chủ sở hữu 308.493 29,67% 322.232 24,11% 422.849 28,99%
1.Vốn điều lệ 266.170 25,60% 277.199 20,74% 277.199 19,01%
2.Thặng dư vốn cổ phần
19.717 1,90% 19.717 1,48% 19.717 1,35%
3.Quỹ đầu tư phát triển
412.310 39,65% 412.310 30,85% 412.310 28,27%
4.Quỹ dự phòng tài chính
412.310 38,65% 412.310 30,85% 412.310 28,27%
5.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
21.782 2,09% 24.492 1,83% 125.108 8,58%
C.Lợi ích của cổ đông thiểu số
- - 264 0,02% 312 0,02%
Tổng nguồn vốn 1.039.77 9
100% 1.336.529 100% 1.458.341 100%
( Nguồn: Báo cáo tài chính công ty các năm 2009-2011)
Từ bảng trên ta thấy, qua các năm giá trị tuyệt đối của tổng nguồn vốn đều tăng, cao nhất là năm 2011 tổng nguồn vốn đạt 1.458 tỷ đồng. Giá trị tuyệt đối của vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều tăng theo quy mô của tồng nguồn vốn. Xét về tỷ trọng thì qua 3 năm, nợ phải trả đều chiếm tỷ trọng cao, chiếm tới trên 70% so với tổng vốn, tỷ trọng này được duy trì tương đối đồng đều qua các năm, cao nhất là năm 2010 chiếm 75,87%, đến năm 2011 có xu hướng giảm xuống còn 70,98%. Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng tương đối thấp và có xu hướng giảm nhẹ, từ 29,67% năm 2009 xuống còn 28,99% năm 2011. Là một công ty mới được cổ phần hóa vào năm 2006, do đó quy mô vốn chủ sở hữu còn chưa cao, để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty phần lớn dựa vào nguồn nợ phải trả.
Trong cơ cấu nguồn nợ phải trả huy động được, các khoản phải trả người bán chiếm tỷ trọng cao nhất: năm 2009 phải trả người bán chiếm 38,24% so với tổng nguồn vốn, đến năm 2010 tăng lên đến 49,16%, song năm 2011 có một sự giảm nhẹ tỷ trọng xuống còn 44,57%. Nhưng nhìn chung qua 3 năm tỷ trọng phải trả người bán có xu hướng tăng, điều này cho thấy công ty đã tận dụng được nguồn vốn đi chiếm dụng của các công ty khác. Phải trả người bán là nguồn vốn có chi phí rẻ và dựa vào quan hệ bạn hàng lâu năm, do đó tận dụng được nguồn vốn này là một lợi thế lớn của công ty. Bên cạnh đó các khoản vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với một số nguồn nợ ngắn hạn khác. Tuy nhiên tỷ trọng vay và nợ ngắn hạn cú xu hướng giảm khỏ rừ rệt: năm 2009 chiếm 14,43% so với tổng nguồn vốn, nhưng đến năm 2011 giảm đáng kể xuống còn 6,38%.Về giá trị tuyệt đối, các khoản vay và nợ cũng cú giỏ trị giảm rừ rệt. Cỏc khoản vay và nợ ngắn hạn chủ yếu được huy động từ vay ngắn hạn ngân hàng, khi tỷ trọng vay và nợ ngắn hạn giảm chứng tỏ công ty đang điều chỉnh giảm hoạt động vay ngắn hạn tại ngân hàng.
Trong khi đó các khoản vay dài hạn lại có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nợ dài hạn. Về giá trị tuyệt đối, năm 2009 vay dài hạn đạt 93 tỷ đồng đến năm 2010 tăng lên 150 tỷ đồng và giữ nguyên giá trị này ở năm 2011. Xét về tỷ trọng vay dài hạn năm 2009 chiếm tỷ trọng 8,94% so với tổng nguồn vốn, năm 2010 tăng 11,22%, năm 2011 giảm nhẹ xuống 10,29% do năm 2011 giá trị
tuyệt đối của vay dài hạn không thay đổi so với năm 2010 trong khi tổng nguồn vốn tăng. Qua 3 năm ta thấy công ty có xu hướng giảm vay và nợ ngắn hạn, tăng nhẹ vay dài hạn, trong khi chi phí huy động nợ ngắn hạn thấp hơn chi phí huy động vay dài hạn, nhưng với nguồn vay dài hạn, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ được ổn định hơn.
Đối với vốn chủ sở hữu, giá trị tuyệt đối có xu hướng tăng, từ 308 tỷ đồng năm 2009 lên đến 322 tỷ đồng năm 2010, và năm 2011 vốn chủ sở hữu có giá trị tăng khá cao đạt xấp xỉ 423 tỷ đồng. Điều này cho thấy công ty đang dần tự chủ về khả năng tài chính hơn trước. Giá trị tuyệt đối của vốn chủ sở hữu tăng do sự tăng mạnh của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối từ 22 tỷ đồng năm 2009 lên đến 125 tỷ đồng năm 2011; trong khi các nguồn vốn khác nằm trong vốn chủ sở hữu như vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính đều có giá trị tuyệt đối không thay đổi. Tuy nhiên khi xét về tỷ trọng, thì tỷ trọng của vốn chủ sở hữu qua 3 năm nhìn chung có xu hướng giảm: năm 2009 chiếm 29,67% so với tổng vốn, đến năm 2010 giảm rừ rệt xuống 24,11%, năm 2011 tỷ trọng tăng lên 28,99% nhưng so với năm 2009 thì vẫn thấp hơn. Mặc dù giá trị tuyệt đối của vốn chủ sở hữu tăng nhưng tỷ trọng lại giảm, do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng vốn nói chung, và nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ phải trả.
Qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty, ta thấy công ty chú trọng vào khoản phải trả người bán, tận dụng nguồn vốn kinh doanh của các công ty khác để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, khi mà nguồn vốn này có chi phí khá thấp. Và điều này cũng chứng tỏ công ty đã gây dựng được uy tín lớn trên thị trường, nên mới có thể huy động được nguồn phải trả người bán lớn như vậy.
Bên cạnh đó, công ty không đẩy mạnh hoạt động vay ngân hàng, việc này đã khiến công ty không tận dụng được đòn bẩy tài chính, tuy nhiên rủi ro thanh toán của công ty sẽ ít hơn, uy tín của công ty được đẩy mạnh. Công ty cũng đang có xu hướng chú trọng đến khả năng tự chủ về tài chính của mình băng nguồn lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối làm gia tăng vốn chủ sở hữu mặc dù nguồn vốn này vẫn còn ở mức thấp trong cơ cấu tổng vốn.
2.2.2.2. Cơ cấu vốn theo tài sản của Công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc
Qua việc phân tích cơ cấu tài sản, ta có thể biết được tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp qua từng thời kì, nhận biết doanh nghiệp đang tập trung chủ yếu vào khoản mục nào từ đó cho thấy tầm ảnh hưởng của các khoản mục đó đến hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty nói chung.
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn theo tài sản các năm 2009-2011
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá trị Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ trọng
Giá trị Tỷ trọng A.Tài sản ngắn
hạn
730.905 70,29% 950.544 71,12% 905.795 62,11%
I.Tiền và các
khoản tương
đương tiền
280.333 26,96% 106.148 7,94% 101.751 6,98%
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
49.950 4,80% 93.325 6,98% 5.000 0,34%
III.Các khoản phải thu ngắn hạn
318.023 30,59% 601.306 44,99% 708.301 48,57%
IV.Hàng tồn kho 61.287 5,89% 93.297 6,98% 56.661 3,89%
V.Tài sản ngắn hạn khác
21.313 2,05% 56.469 4,22% 34.081 2,34%
B.Tài sản dài hạn 308.873 29,71% 385.985 28,88% 552.546 37,89%
I.Các khoản phải thu dài hạn
- - 480 0,04% - -
II.Tài sản cố định 144.777 13,92% 190.415 14,25% 275.642 18,90%
III.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
31.199 3,00% 29.161 2,18% 11.471 0,79%
IV.Tài sản dài hạn khác
132.897 12,78% 165.928 12,41% 265.432 18,20%
Tổng tài sản 1.039.77 9
100% 1.336.529 100% 1.458.34 1
100%
( Nguồn: Báo cáo tài chính công ty các năm 2009- 2011)
Từ bảng 2.5 ta thấy quy mô tài sản của công ty lớn dần theo các năm, giá trị của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn nhìn chung tăng, tuy nhiên mỗi loại lại có sự biến động riêng của nó.Trong cả 3 năm, tỷ trọng tài sản ngắn hạn luôn lớn hơn tỷ trọng tài sản dài hạn, cho thấy công ty chú trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn nhiều hơn.
Đối với tài sản ngắn hạn của công ty, giá trị tuyệt đối qua 3 năm có xu hướng chung là tăng, nhưng lại không ổn định: năm 2009 tài sản ngắn hạn đạt 731 tỷ đồng đến năm 2010 con số này tăng mạnh lên đến hơn 950 tỷ đồng, nhưng sang năm 2011 tài sản ngắn hạn lại giảm nhẹ xuống gần 906 tỷ đồng. Về tỷ trọng, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhưng đang có xu hướng giảm, năm 2009 chiếm 70,29% so với tổng tài sản nhưng đến năm 2010 giảm xuống còn 62,11%. Trong tài sản ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất và liên tục tăng qua các năm: với tỷ trọng năm 2009 là 30,59%, năm 2010 là 44,99%, năm 2011 là 48,57%. Các khoản phải thu khách hàng lớn chứng tỏ vốn của công ty đang bị chiếm dụng, dễ dẫn đến tình trạng rủi ro trong thanh toán và thu hồi nợ, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sử dụng tổng vốn nói chung. Mặt khác sự biến động của các khoản phải thu ngắn hạn đi ngược lại sự biến động của tài sản ngắn hạn một phần do sự giảm đồng loạt của các khoản mục:
tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho. Trong đó cần chú trọng đến sự biến động của tiền và các khoản tương đương tiền. Trong 3 năm, tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh:
năm 2009 chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tổng tài sản là 26,96% nhưng đến năm 2010 tỷ trọng này sụt giảm mạnh mẽ xuống còn 7,94% và giảm xuống 6,98%
năm 2011. Sự sụt giảm tỷ trọng về tiền và các khoản tương đương tiền cho thấy công ty đang tận dụng nguồn vốn kinh doanh, hạn chế tình trạng tiền nhàn rỗi không vận động. Điều này một mặt làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cho công ty, nhưng mặt khác sẽ gây cản trở cho việc thanh toán nhanh và thanh toán tức thời của công ty.
Trong 3 năm qua, tài sản dài hạn của công ty tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đang tăng dần qua các năm. Năm 2009, tài sản dài hạn của công ty chỉ đạt 309 tỷ đồng và chỉ chiếm 29,71% trong cơ cấu tổng tài sản, sang năm 2010 tài sản dài hạn tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng, và năm 2011 thì giá trị tài sản dài hạn đã tương đối lớn đạt trên 552 tỷ đồng tương ứng với 37,98% tổng tài sản. Nguyên nhân do công ty đang trú trọng đầu tư vào tài sản cố định, làm cho giá trị cũng như tỷ trọng của tài sản cố định đều tăng qua các năm và dần chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu tổng tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng tổng vốn. Bên cạnh đó sự tăng lên của các tài sản dài hạn khác, khiến cho các tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng khá cao cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng lên của tài sản dài hạn.
Tóm lại trong 3 năm qua, tổng tài sản của công ty đã tăng lên và ổn định cùng với sự phát triển của công ty trên thị trường. Công ty đã tập trung đến đổi mới trang thiết bị kĩ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tuy nhiên công ty cần chú ý điều chỉnh lại các khoản phải thu để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, đồng thời theo dừi và quản lý tiền và cỏc khoản tương đương tiền để đảm bảo khả năng thanh toán của công ty.
2.3. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền