Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc
2.3. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc
2.3.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc
Để đánh giá được thực trạng sử dụng vốn tại Công ty, cần phải kết hợp giữa tìm hiều tình hình thực tế của Công ty, sử dụng các số liệu thống kê, đồng thời có phương pháp phân tích hợp lý. Theo hình thức chu chuyển, vốn của công ty bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Do đó khi phân tích thực trạng sử dụng vốn của công ty, ta cần phân tích cụ thể tình hình sử dụng của tổng vốn nói chung và từng loại vốn nói riêng.
2.3.1.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc
Dựa vào một số chỉ tiêu được tính toán ở bảng 2.8 ta sẽ đi phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc 3 năm gần đây.
Nhìn vào hiệu suất sử dụng tổng vốn, ta thấy qua cả 3 năm hiệu suất sử dụng tổng vốn của công ty đều lớn hơn 1, tức là công ty khi đầu tư một đồng vốn kinh doanh thì tạo ra được nhiều hơn một đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng vốn của công ty 3 năm qua có xu hướng tăng, cao nhất vào năm 2011 là 2,74 lần và thấp nhất vào năm 2009 là 1,48 lần. Năm 2011 hiệu suất sử dụng vốn đạt mức cao nhất do trong năm này doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ ở mức cao 3.993 tỷ trong khi tổng nguồn vốn chỉ là 1.458 tỷ và tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn.
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu thuần 1.538.717 2.754.851 3.993.583
Lợi nhuận sau thuế 26.607 35.852 142.593
Tổng nguồn vốn 1.039.779 1.336.529 1.458.341
Vốn chủ sở hữu 308.493 322.232 422.849
Hiệu suất sử dụng tổng vốn 1,48 2,06 2,74
Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn 0,03 0,03 0,10
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 0,09 0,11 0,34 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
thuần
0,02 0,01 0,04
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2009- 2011)
Đối với tỷ suất lợi nhuận tổng vốn, hệ số này giữ nguyên ở mức 0,03 trong 2 năm 2009 và 2010, đến năm 2011 hệ số này tăng đến 0,1 tốc độ tăng là 233% so với năm 2010. Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn cho biết một đồng vốn bỏ ra thì sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Mặc dù hệ số này trong năm 2011 đã tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp do giá vốn hàng bán luôn ở mức cao dẫn đến lợi nhuận thuần thấp hơn khá nhiều so với giá trị vốn bỏ ra.
Biểu đồ 3: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
Một mặt, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng qua mỗi năm:
thấp nhất là năm 2009 đạt 0,09; cao nhất vào năm 2011 đạt 0,34. Chỉ tiêu này cho biết khi đầu tư một đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011 tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng mạnh do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế là 298% lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu là 31%. Bên cạnh đó ta thấy tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu lớn hơn nhiều so với tỷ suất sinh lợi của tổng vốn, cho thấy doanh nghiệp dùng nhiều nợ cho sản xuất kinh doanh trong khi mức sinh lợi của tổng vốn còn ở mức thấp sẽ tạo ra rủi ro thanh toán cho công ty nếu như tình hình sản xuất kinh doanh của công ty không khả quan.
Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần biến động không ổn định: đạt 0,02 vào năm 2009, sang năm 2010 giảm còn 0,01 do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, nhưng đến năm 2011 chỉ tiêu này lại tăng lên đến 0,04 do trong năm này lợi nhuận sau thuế tăng cao và vượt được tốc độ tăng
của doanh thu. Chỉ tiêu này của công ty không cao đồng thời tốc độ tăng trưởng không ổn định do giá vốn hàng bán lớn và vấn đề quản lý chi phí của công ty dẫn đến doanh thu tăng song lợi nhuận đạt được còn nhỏ so với doanh thu.
Như vậy, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty qua các năm không cao đồng thời tốc độ tăng trưởng còn chưa ổn định, nhưng tốc độ tăng trưởng có xu hướng tăng. Công ty cần chú ý đến cơ cấu vốn đồng thời xem xét lại lợi nhuận thu được so với doanh thu, quan tâm hơn đến công tác quản lý chi phí.
2.3.1.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc
Trong cơ cấu vốn của công ty, vốn cố định chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ từ 13-18%.
Nhưng để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài việc quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, công ty phải tìm cách khai thác vốn cố định sao cho có hiệu quả nhất, bởi vốn cố định giúp nâng cao sức sản xuất, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Để tìm hiểu về hiệu quả vốn cố đinh, trước tiên ta đi nghiên cứu về cơ cấu tài sản cố định của công ty:
Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản cố định các năm 2009-2011
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tài sản cố định 144.777 190.415 275.642
Tài sản cố định hữu hình 121.803 144.534 246.453
Tài sản cố định vô hình 198 185 3.090
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 22.776 45.696 26.099 ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2009-2011)
Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản cố định theo tỷ trọng các năm 2009-2011 Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm
2009
Năm 2010
Năm 2011
Thay đổi 2010/2009
Thay đổi 2011/2010
TSCĐ 100 100 100
TSCĐ hữu hình 84,13 75,90 89,41 -8,23 13,51
TSCĐ vô hình 0,14 0,10 1,12 -0,04 1,02 Chi phí XDCB dở
dang
15,73 24,00 9,47 8,27 -14,53
Từ 2 bảng trên ta thấy qua 3 năm giá trị tài sản cố định của công ty đều tăng.
Xu hướng tăng này chủ yếu do sự tăng lên của tài sản cố định hữu hình tạo nên, bởi tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng cao nhất và chủ yếu trong cơ cấu tài sản cố định. Về mặt giá trị, tài sản cố định hữu hình có xu hướng tăng lên trong 3 năm:
năm 2009 đạt 122 tỷ đồng đến năm 2010 đạt 144 tỷ đồng và sang năm 2011 đạt 246 tỷ đồng. Tuy nhiên về mặt tỷ trọng, sự biến động của tài sản cố định hữu hình có xu hướng tăng nhưng xu hướng này diễn ra không ổn định: năm 2009 đạt 84,13% giảm xuống 75,9% năm 2010 và lại tăng lên đáng kể đến 89,41% năm 2011. Khi xem xét cùng với chỉ tiêu doanh thu thì ta có thể thấy rằng, doanh thu tăng các năm tăng lên một phần do công ty đầu tư vào tài sản cố định.
Trong khi đú, tài sản cố định vụ hỡnh mặc dự cú sự tăng lờn khỏ rừ rệt vào năm 2011 nhưng chỉ đạt giá trị nhỏ và chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu tài sản cố định, cao nhất là năm 2011 cũng chỉ chiếm 1,12%. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang cả về giá trị và tỷ trọng đều biến đổi không ổn định: tăng mạnh vào năm 2010 đến 45 tỷ đồng đạt 24% trong cơ cấu tài sản cố định, nhưng năm 2011 lại giảm mạnh chỉ còn 26 tỷ và giảm hẳn 14,53% về mặt tỷ trọng so với năm 2010.
Xét đến hiệu quả sử dụng vốn cố định thì ta không thể không tính đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cố định và tài sản cố định:
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định qua các năm 2009- 2011
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm
2009 Năm
2010 Năm 2011
2010/2009 2011/2010 Tăng
giảm
% tăng giảm
Tăng giảm
% tăng giảm Doanh thu
thuần
1.538.71 7
2.754.851 3.993.583 1.216.13 4
79% 1.238.73 2
45%
Lợi nhuận sau thuế
26.607 35.852 142.593 9.245 35% 106.741 298%
Giá trị vốn cố định
308.873 385.985 552.546 77.112 25% 166.561 43%
Nguyên giá tài sản cố định
183.189 217.414 339.572 34.225 19% 122.158 56%
Khấu hao tài sản cố định
61.187 72.695 90.030 11.508 19% 17.335 24%
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
4.982 7.137 7.228 2.155 43% 90 1%
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
8.399 12.671 11.761 4.272 51% -910 -7%
Hệ số hao mòn tài sản cố định
0,33 0,33 0,27 0 0 -0,06 -18%
Sức sinh lời vốn cố định
0,09 0,09 0,26 0 0 0,17 189%
Sức sinh lời tài sản cố định
0,15 0,16 0,42 0,01 7% 0,26 163%
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2009-2011)
Từ bảng số liệu ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn cố định và hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty 3 năm qua nhìn chung là khá cao. Hiệu suất sử dụng vốn cố định qua các năm trung bình khoảng 6.4, tức là một đồng vốn cố định bỏ ra thì thu về được 6.4 đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng vốn cố định có xu hướng tăng: thấp nhất vào năm 2009 đạt 4.982; cao nhất vào năm 2011 đạt 7.228. Tốc độ tăng của chỉ tiêu này cao nhất vào năm 2009 sang năm 2010 tăng 43%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu rất lớn đạt 79% trong khi tốc độ tăng của vốn cố định chỉ là 25% nhỏ hơn khá nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu.
Không giống như hiệu suất sử dụng vốn cố định, hiệu suất sử dụng tài sản cố định lại có xu hướng biến động chưa ổn định. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định trung bình 3 năm qua khoảng 10.9 có nghĩa là cứ 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản cố định thì thu về được 10.9 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này thấp nhất vào năm 2009 là 8.399; cao nhất vào năm 2010 là 12.671 nhưng có sự giảm nhẹ vào năm 2011 xuống còn 11.761. Tốc độ tăng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2010 so
với năm 2009 là khá cao khoảng 51% do doanh thu tăng mạnh lên đến 79% trong khi nguyên giá tài sản cố định chỉ tăng rất ít 19%. Nhưng từ năm 2010 sang 2011 hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm đi 7% do nguyên giá tài sản cố định tăng đạt 56% vượt mức tăng của doanh thu 45%.
Nhìn chung cả hai chỉ tiêu trên đều có xu hướng tăng chứng tỏ năng lực, chất lượng vốn cố định và tài sản cố định được cải thiện đáng kể. Hiệu suất sử dụng vốn cố định và tài sản cố định cao sẽ làm cho sức sinh lời của tài sản cố định và vốn cố định cao.
Xét đến sức sinh lời của vốn cố định, chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định đầu tư thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này giữ nguyên ở mức 0,09 trong 2 năm 2009 và 2010, đến năm 2011 tăng lên 0,26. Tốc độ tăng sức sinh lời vốn cố định năm 2011 so với năm 2010 là 189% nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế tăng mạnh, tốc độ tăng lên đến 298% trong khi tốc độ tăng của vốn cố định là 43%.
Đối với chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản cố định, chỉ tiêu này cao nhất ở năm 2011 đạt 0,42 tức là cứ một đồng vốn đầu tư vào tài sản cố định thì tạo ra được 0,42 đồng lợi nhuận sau thuế.Tốc độ tăng của sức sinh lời của tài sản cố định năm 2011 so với năm 2010 cũng rất cao là 163% do tài sản cố định tăng khá nhiều nhưng vẫn tăng chậm hơn đáng kể so với tốc độ tăng của doanh thu.
Một chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định đó là hệ số hao mòn của tài sản cố định. Chỉ tiêu này qua 3 năm đạt trung bình đạt 0,31 và đang có xu hướng giảm: tuy trong 2 năm 2009 và 2010 hệ số hao mòn của tài sản cố định không thay đổi, nhưng sang năm 2011 đã giảm được 18% do tốc độ tăng của khấu hao tài sản cố định nhỏ hơn tốc độ tăng của nguyên giá tài sản cố định. Đây là một xu hướng tốt bởi hệ số hao mòn của tài sản cố định càng giảm thì giá trị còn lại của tài sản cố định tăng từ đó hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng.
Như vậy trong 3 năm qua, hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của công ty tương đối khả quan và theo đúng xu hướng hoạt động của công ty nhưng còn chưa thực sự ổn định. Trong thời gian tới công ty cần quan tâm nhiều hơn đến
nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản vì hiệu quả sử dụng tài sản có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn.
2.3.1.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, và được phân bổ ở các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chủ yếu các sản phẩm về gas, khí nén như Công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc, thì nhu cầu về vốn lao động thường rất lớn để có thể đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Để xem xét thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động, trước hết ta xem xét cơ cấu tài sản lưu động
Bảng 2.9: Cơ cấu các loại tài sản lưu động
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tiền và các khoản tương đương tiền
38,35 11,17 11,23
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
6,83 9,82 0,55
Các khoản phải thu ngắn hạn 43,51 63,26 78,20
Hàng tồn kho 8,39 9,82 6,26
Tài sản ngắn hạn khác 2,92 5,93 3,76
Tài sản lưu động 100 100 100
( Nguồn: Báo cáo tài chính công ty các năm 2009- 2011)
Để đánh giá chính xác hơn về thực trạng sử dụng vốn lưu động, ta cũng cần xem xét cơ cấu các loại tài sản lưu động về mặt giá trị thông qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: Cơ cấu tài sản lưu động ( đơn vị: triệu đồng)
Để tìm hiểu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, ta sẽ lần lượt xem xét sự biến động của các bộ phận cấu thành nên tài sản lưu động:
- Đối với tiền và các khoản tương đương tiền: từ bảng số liệu và biểu đồ ở trên, ta thấy vốn bằng tiền của công ty liên tục giảm qua các năm. Năm 2009 là 280 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 38,35% tổng tài sản lưu động, năm 2010 giảm mạnh xuống 106 tỷ đồng và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ là 11, 17%, sang năm 2011 có sự giảm nhẹ xuống 102 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 11,23%. Vốn bằng tiền là nhân tố quyết định đến khả năng thanh toán của công ty và đảm bảo cho tình hình tài chính của công ty ở trạng thái bình thường. Việc công ty cắt giảm vốn đồng tiền một mặt làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, nhưng mặt khác lại giúp công ty sử dụng đồng vốn của mình hiệu quả hơn, để đồng vốn liên tục vận động, tránh tình trạng nhàn rỗi.
- Về các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: biến động mạnh và không ổn định.
Năm 2009 đạt gần 50 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 6,83%, năm 2010 tăng mạnh lên đến 93 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 9,82% nhưng đến năm 2011, công ty không chú trọng đầu tư vào các khoản tài chính do đó giảm sút rất mạnh, xuống còn 5 tỷ đồng và tỷ trọng sụt giảm đáng kể 0,55%. Các khoản đầu tư ngắn hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản lưu động, do đó mặc dù biến động mạnh nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
- Các khoản phải thu ngắn hạn là bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản lưu động, do đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sử dụng tổng vốn nói chung. Trong 3 năm qua, các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh cả về giá trị lẫn tỷ trọng, cao nhất là năm 2011 đạt 708 tỷ đồng và chiếm 78,2% tổng tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy vốn của công ty đang bị chiếm dụng nhiều. Khi đem so sánh phải thu của công ty với nợ phải trả người bán, ta thấy 2 khoản này có giá trị tương đương nhau, chênh lệch không nhiều, do đó 2 khoản mục này có thể bù đắp luân chuyển cho nhau, công ty áp dụng được chính sách thương mại mở rộng và tích cực đối với các đối tác.
- Giá trị hàng tồn kho 3 năm qua của công ty biến động không tuân theo quy luật. Năm 2009 là 61 tỷ đồng chiếm 8,39% tài sản lưu động, năm 2010 tăng lên 93 tỷ chiếm 9,82% nhưng lại giảm vào năm 2011 xuống 57 tỷ và tỷ trọng giảm xuống 6,26 tỷ đồng. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản lưu động do hoạt động kinh doanh của công ty thuận lợi, lượng hàng bán được nhiều do đó lượng tồn kho nhỏ.
Vậy mức độ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cụ thể ra sao, dưới đây chúng ta sẽ xem xét từng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế 26.607 35.852 142.592
Doanh thu thuần 1.538.717 2.754.851 3.993.583
Giá vốn hàng bán 1.389.617 2.605.316 3.776.751
Vốn lưu động bình quân 730.905 950.544 905.795
Các khoản phải thu bình quân 318.023 601.306 708.301
Hàng tồn kho bình quân 61.286 93.297 56.661
Vòng quay vốn lưu động ( lần) 2,11 2,90 4,41
Số ngày luân chuyển vốn lưu động ( ngày)
170,62 124,14 81,63
Hàm lượng vốn lưu động 0,48 0,35 0,23
Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động( %) 0,04 0,04 0,16 Vòng quay hàng tồn kho ( lần) 22,67 27,92 66,66 Vòng quay các khoản phải thu ( lần) 4,84 4,58 5,64 ( Nguồn: Báo cáo tài chính công ty các năm 2009- 2011)
Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu đánh giá trực tiếp tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Năm 2009, vòng quay vốn lưu động là 2,11 tức là trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn lưu động quay được 2,11 vòng. Năm 2010, vòng quay vốn lưu động là 2,90 vòng, năm 2011 là 4,41 vòng. Vòng quay vốn lưu động tăng lên qua từng năm, như vậy số ngày luân chuyển vốn lưu động sẽ giảm đi, và ở mức thấp nhất là 81,63 ngày vào năm 2011. Vòng quay vốn lưu động tăng và số ngày luân chuyển vốn lưu động giảm chứng tỏ công ty đang từng bước sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn, tuy nhiên vòng quay vốn lưu động trung bình của 3 năm là 3,14 vòng cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra thì thu hồi được 3,14 đồng doanh thu; con số này chưa ở mức cao, công ty cần phải có biện pháp tăng cao hơn số vòng quay của vốn lưu động góp phần giải quyết nhu cầu vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Một chỉ tiêu khác phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đó là hàm lượng vốn lưu động. Hệ số này trung bình của công ty 3 năm qua đạt 0,35 cho thấy để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,35 đồng vốn lưu động, hệ số này càng thấp thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng cao. Trong năm 2009, hàm lượng vốn lưu