Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng hoạch định kế hoạch, tổ chức triển khai cũng như kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm tối đa hoá lợi nhuận cũng như kiểm soát rủi ro tín dụng ở mức có thể chấp nhận được. Các ngân hàng thương mại sẽ áp dụng các nguyên lý, nguyên tắc, mô hình quản lý, kinh nghiệm quản lý của mình để giảm thiểu, ngăn chặn nhưng tổn thất do rủi ro tín dụng tác động đến ngân hàng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM
1.3.2 Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng
Đảm bảo tính an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngay trong điều kiện hoạt động kinh doanh gặp nhiều bất trắc, rủi ro là hai mục tiêu hàng đầu mà công tác quản lý rủi ro tín dụng phải đạt được. Cụ thể là công tác quản lý rủi ro tín dụng phải hướng tới việc kìm hãm mức rủi ro tín dụng của ngân hàng ở mức có thể chấp nhận được, nằm trong mức chịu đựng, khả năng tài chính của ngân hàng, nâng cao an toàn cho các khoản tín dụng bằng cỏc chớnh sach, biện phỏp, quy định; giỏm sỏt, theo dừi cỏc hoạt động tín dụng một cach khoa học ví dụ như phân cấp quản lý và uỷ quyền trong phê duyệt tín dụng; xác định thị trường, ngành nghề, lĩnh vực cho vay; xây dựng các giới hạn trong hoạt động tín dụng; xây dựng chính sách khách hàng; quy định về TSĐB...
1.3.3 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
1. Xây dựng bối cảnh
Ngân hàng cần xây dựng mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ban thân ngân hàng. Rà soát môi trường kinh doanh, tìm hiểu các loại rủi ro ngân hàng sẽ phải gặp trong quỏ trỡnh hoạt động, xỏc định rừ loại và lượng rủi ro mà mỡnh chấp nhận nắm lấy và các tiêu chuẩn cho các rủi ro sẽ được đánh giá.
2. Xác định rủi ro
Ngân hàng cần xác định tất cả các rủi ro ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Xác định rủi ro phải được tiến hành một cách liên tục và thường xuyên đồng thời cũng cần phải được hiểu trên cả 2 phương diện là ở cấp giao dịch và cấp danh mục.
3. Đo lường rủi ro
Xác định được rủi ro sẽ gặp phải chỉ là bước đầu tiên trong quá trình quản lý rủi ro tại ngân hàng. Ngân hàng cần đánh giá mức độ thua lỗ và xác suất nảy sinh của các rủi ro đó. Điều này có thể tính toán bằng nhiều kỹ thâutj khác nhau băng các công thức hoặc mô hình khác nhau, tuỳ thuộc vào cách quản lý của từng ngân hàng. Đo lường rủi ro cần thiết phải đạt được 2 chỉ tiêu là chính xác và kịp thời. Nếu không có một hệ thống đo lường rủi ro, ngân hàng đã hạn chế khả năng kiểm soát mức độ rủi ro của mình. Đồng thời, các công cụ đo lường rủi ro của ngân hàng cũng cần được kiểm tra định ky để đảm bảo tính chính xác. Hệ thống đánh giá rủi ro cần đánh giá được rủi ro trên cả hai phương diện là giao dịch cá nhân và danh mục
4. Quản lý và xử lý rủi ro
Để quản lý và xử lý rủi ro một cách hiệu quả nhất, điều tối quan trọng chính là hệ thống thông tin. Hệ thống thông tin cần nhanh chóng và chính xác. Điều này là yếu tố sống còn đối với hoạt động xử lý rủi ro tại ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cũng cần tiến hành phân cấp xử lý thông tin để thông tin được xử lý hiệu quả hơn
Việc giám sát rủi ro phải dựa trên các tiêu chí
- Xử dụng gía thị trường trong việc đánh gía, quản lý các loại rủi ro
- Thiết lập các giới hạn rủi ro tín dụng
- Đưa ra các định mức về trạng thái và giới hạn tổn thất
- Lập hệ thống theo dừi và đỏnh giỏ mức độ tớn nhiệm, lịch sử quan hệ đối với từng khách hàng
Sau khi đã xác định và đánh giá được rủi ro tín dụng, ngân hàng càn tiến hành xử lý rủi ro bằng một trong số các kỹ thuật sau: Tránh- hạn chế, giảm thiểu- phòng ngừa, chuyển- mua bảo hiểm và chấp nhận rủi ro
5. Kiểm soát rủi ro, xem xét và đánh gía lại
Hoạt động kiểm soát cần được tiến hành xuyên suốt trong hệ thống ngân hàng, ở nhiều cấp với các mức độ khác nhau. Các văn bản, báo cáo định kỳ về rủi ro, sự tuân thủ trong công tác kiểm soát rủi ro của cấp dươi là yếu tố mà Hội đồng quản trị và Ban điều hành xem xét về rủi ro tại đơn vị. Ở các phòng ban gồm việc kiểm tra các hoạt động rủi ro, các báo cáo rủi ro, tình trạng các rủi ro. Các báo cáo là nguồn thông tin quan trọng, cần phải chính xác và kịp thời.
Một phương tiện quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro tin dụng ngân hàng cần đưa ra là các chi tiêu về hạn mức rủi ro thông qua các chính sách về hạn chế rủi ro, các tiêu chuẩn và phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cảu các cán bộ liên quan, các cấp lãnh đạo. Đồng thời, công tác thẩm tra, đối chiếu trực tiếp để phát hiện những sai íots hoặc các vấn đề tiềm tàng trong hoạt động cũng cần được ngân hàng tiến hành định kỳ và thường xuyên. Kết quả của việc thẩm tra cần báo cáo lên lãnh đạo cấp cao một cách chính xác và kịp thời.
Mục tiêu cuối cùng của công tác quản lý rui ro là tối ưu hoá quan hệ đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận.
1.3.4 Mô hình bộ máy quản lý rủi ro 1. Hội đồng quản trị
Hội đồng sẽ thực hiện quản lý rủi ro ở tầm chiến lược. Hoạch định các phương hướng, xác định mục tiêu về kế hoạch giảm thiểu các loại rủi ro
2. Ban điều hành
Ban điều hành thực hiện quản lý vĩ mô các loại rủi ro và thanh lập bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm về rủi ro tín dụng hay còn gọi là khối quản lý rui ro
3. Khối quản lý rui ro
Đây là khối nghiệp vụ của ban điều hành, nhiệm vụ chính của khối nay là thực hiện các nghiệp vụ quản lý rủi ro của ngân hàng. Chức năng chính của khối quản lý rủi ro bao gồm
- Hoạch địch, xây dựng các chiến lược, chính sách quản lý rủi ro. Các chính sách này sẽ được cân nhắc phê duyệt bởi Hội đồng quản trị và Ban điều hành
- Tìm hiểu, xác định các rủi ro tín dụng ngân hàng đang gặp phải, phát hiện các rủi ro chưa được phát hiện và tiên liệu các rủi ro mới ngân hàng sẽ phải đối mặt trong thời gian tới
- Đề xuất các chính sách, quy chế, quy trình, thủ tục, hạn mức và các biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng
- Tạo lập, duy trì, phát triển hệ thống thông tin phục vụ quá trình quản lý rủi ro tín dụng. Xây dựng hệ thống đo lường, đánh gía rủi ro phu hợp với nhu cầu, đính hương phát triển của ngan hàng.
- Giám sát việc thực hiện các biện pháp ở trên - Đào tạo cán bộ, nhân viên
- Báo cáo kêt quả công tác kiểm soát rui ro tín dụng lên Hội đồng quản trị và ban điều ahnhf
4. Các đơn vị kinh doanh trực tiếp
Các đơn vị này trực tiếp quản lý rủi ro ở tầm vi mô. Họ phải quản lý rủi ro theo các quy định của ngân hàng. Hoạt động quản lý rui ro không chỉ thuộc trách nhiệm của bộ phận kinh doanh mà tất cả các cán bộ trong ngân hàng đều phải tham gia quản lý rủi ro ở các mức độ khác nhau. Qua đó hình thành nên văn hoá kiểm soát rủi ro tại Ngân hàng.
1.3.5. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 1. Xây dựng môi trường quản lý rủi ro tín dụng
1 - Ngân hàng xem xét, đưa ra các chính sách, chiến lược về rủi ro phù hợp với định hướng phát triển riêng của ngân hàng. Chiến lược này phản ánh mức độ rủi ro ngân hàng sẵn sàng gánh chịu để đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng.
2 - Triển khai hệ thống chính sách này đến từng sở giao dịch, chi nhỏnh, phũng ban, cỏn bộ cụng nhõn viờn nhằm phỏt hiện, đo lường và theo dừi, kiểm soát rủi ro tín dụng. Cần kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng ở cả mức toàn bộ danh mục đầu tư lẫn mức từng khoản mục, từng khoản cho vay.
3 - Mọi sản phẩm, hoạt động chuẩn bị đưa vào quá trình thực hiện cần thực hiện đẩy đủ quy trình quản lý rủi ro tín dụng
2. Xây dựng và quản lý chặt chẽ các quy trình cấp tín dụng
• - Cần xõy dựng những tiờu chuẩn rừ ràng về đối tượng được cấp tớn dụng, các hình thức tín dụng được cấp đối với tưng nhóm khách hàng, các điều kiện, điều khoản đặc biệt cần có với từng khách hàng.
• - Xây dựng các hạn mức tín dụng đối với từng nhóm khách hàng, từng loại hình, ngành nghề kinh doanh, khu vực địa lý, loại hình doanh nghiệp,từng hình thức cấp tín dụng.
• - Lập một quy trình cụ thể về công tác thẩm định đơn xin cấp tín dụng mới, cũng như các hoạt động gia hạn, ân hạn, cơ cấu lại khoản nợ, phạt lãi suất cho các khoản tín dụng đã triển khai
3. Quản lý, đo lường và theo dừi rủi ro tớn dụng
• - Kiểm tra, kiểm soát thường xuyên các khoản cho vay trước, trong và sau khi giải ngõn vốn cho khỏch hàng. Kiểm tra rừ tớnh hỡnh tài chớnh của khách hàng, tiến độ công trình, tiến độ hoạt động sản xuất kinh doanh, việc thực hiện hợp đồng tín dung, tình trạng của tài sản đảm bảo hoặc sức khoẻ tài chính của bên bảo lãnh, các khoản dự phòng đã trích lập…
• - Sử dụng cụng cụ xếp hạn tớn dụng nội bộ để theo dừi chất lượng của các khoản tín dụng cũng như toàn bộ danh mục đầu tư, xác định các đặc điểm tổng thể của danh mục, mức tập trung rủi ro, các khoản tín dụng có vấn đề và mức độ đủ dự phòng cho các khoản cho vay khó đòi.
• - Xây dựng hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu của danh mục đầu tư tín dụng, từ đó giúp ban lãnh đạo có cái nhìn tổng quan, chân thực, sâu sắc nhất về tính hình rủi ro của cả hệ thống trên cả những tài khoản nội bảng và ngoại bảng.
• - Theo dừi chất lượng hoạt động đối với từng khoản cho vay cũng như toàn bộ danh mục đầu tư, đặc biệt cần chú ý xem xét xem toàn bộ danh mục có đang tập trung vào một khách hàng, một nhóm khách hàng liên quan, một ngành hoặc lĩnh vực kinh tế, một khu vực địa lý, một sản phẩm tín dụng nào không. Đây là yếu tố mang rủi ro rất lớn cho toàn bộ danh mục đầu tư của ngân hàng
• - Tiến đoán, đánh giá những thay đổi trong tương lai về tình hình kinh tế, thay đổi của thị trường, xu hướng phát triển các ngành nghề, các cú sốc kinh tế có thể xảy ra…
• 4. Kiểm soát rủi ro tín dụng
• - Xây dựng mô hình phù hợp để đánh giá định tính, lượng hoá mức độ rủi ro tín dụng của từng khoản vay cũng như toàn bộ danh mục
• - Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm ngăn chặn, phát hiện những yếu kém trong hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng đồng thời phát hiện những vi phạm trong các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.
Tiến hành kiểm toán nội bộ thường xuyên, đều đặn nhằm đảm bảo các khoản cho vay được cấp theo đúng như quy trình tín dụng đã đề
• - Xây dựng hệ thống phát hiện, quản lý và khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng có vấn đề. Hệ thống hoạt động với ba mục đích chính là:
• . Phòng ngừa các khoản nợ có vấn đề
• . Phân loại nợ
. Xử lý nợ có vấn đề
1.3.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.3.6.1 Môi trường kinh tế - xã hội nơi ngân hàng hoạt động
Tình hình kinh tế- xã hội thay đổi là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Cụ thể là :
Một là, năng lực về vốn và SX-KD của khách hàng
Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, gặp khó khăn về thanh khoản, có các khoản phải thu lớn thì cần cú sự theo dừi sỏt sao của ngõn hagnf để nhanh chúng cú cỏc biện phỏp phự hợp như cơ cấu lại khoản nợ hoặc thu hồi nợ trước hạn
Hai là, tốc độ tăng trưởng kinh tế
Điều hiển nhiên là muốn tín dụng tăng trưởng an toàn - bền vững - hiệu quả thì phải có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và ổn định. Khi nền kinh tế có đà tăng trưởng nhanh, các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn để mở rộng SX- KD, đây là giai đoạn các ngân hàng áp dụng chính sách quản lý rủi ro linh động, linh hoạt hơn. Mặt khác, khi các doanh nghiệp phát triển tốt, GDP tăng trưởng nhanh, thu nhập của người lao động cũng sẽ tăng theo. Phần thu nhập tăng thêm họ sẽ gửi tiết kiệm vào ngân hàng để kiếm lời và tích lũy dần mua sắm thêm tài sản. Có thêm thu nhập, nhu cầu tiêu dùng cá nhân tăng lên, khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất ra sẽ lớn hơn, sẽ tác động trở lại đến việc mở rộng sản xuất, tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng khi nền kinh tế bước vào chu kỳ suy thoái, ngân hàng cần áp dụng chính sách quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro.
Ba là, các nguồn lực sử dụng trong quá trình SX-KD
Mỗi một hình thức kinh doanh đều có một đặc thù riêng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nhu cầu về vốn, lao động, chu kỳ quay vòng vốn…. Đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp, do đặc điểm chịu sự tác động rất lớn của các điều kiện tự nhiên, nên nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn chính sách quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với từng vùng, từng địa phương, từng nhóm khách hàng.
Bốn là, thị trường chi phối quản trị rủi ro tín dụng
Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, khi xây dựng quản trị rủi ro tín dụng của mình, các NHTM cần chú ý không chỉ đơn thuần đánh giá thị trường nơi đóng trụ sở hoạt động, mà phải có sự đánh giá, dự báo chính xác cả về nhu cầu thị trường trong nước, trong các khu vực và thị trường thế giới.
Sáu là, yếu tố chính trị xã hội
Hoạt động kinh tế về cơ bản là không thể tách rời được yếu tố chính trị. Một đất nước có thể chế chính trị ổn định là điều kiện kiên quyết để phát triển nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng cũng nằm trong guồng quay đó. Ngân hàng có thể nới lỏng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng của mình nhằm thu được mức lợi nhuận dự tính lớn hơn trong những thời kỳ đất nước có tình hình chính trị ổn định, trật tự xã hội được duy trì,đảm bảo, những bất ổn xã hội được hạn chế.
Ngược lại, khi chính trị bất ổn sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế, trật tự xã hội có diễn biến phức tạp, khi này các ngân hàng cần đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng một cách chặt chẽ, chấp nhận hy sinh phần lợi nhuận kỳ vọng có thể thu được. Hơn thế nữa, trong xu thế toàn cầu hoá của nên kinh tế, sự bất ổn của cả khu vực, thậm chí là toàn cầu có thể chi bắt nguồn từ sự bất ổn từ một quốc gia đơn lẻ. Nhưng hệ luỵ này rừ ràng ảnh hưởng xấu đến khả năng thu hồi nợ của các ngân hàng chính vì thế nên ngân hàng cần linh hoạt trong công tác quản lý rủi ro tín dụng khi có những sự thay đỏi của tình hình chính trị xã hội của quốc gia cũng như các khu vực lân cận.
1.3.6.2 Khả năng sinh lợi và rủi ro của các khoản tín dụng.
Mục đích cuối cùng của bất kỳ thành phần kinh tế nào không chi riêng ngân hàng cũng đều là lợi nhuận. Ngân hàng muốn đạt được lợi nhuận phỉa chấp nhận đánh đổi mức rủi ro mình phỉa chịu đựng là bao nhiêu Lợi nhuận cao thì rủi ro phải chịu đựng sẽ lớn và ngược lại. Đó là quy luật. Tuỳ vào định hướng phải triển của ngân hàng là nhằm vào mục đích tối đa hoá lợi nhuân hay đảm bảo tối