CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI
3.3 Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh
1. Chuyển đổi mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo hướng hoàn thiện hơn
Kết quả thẩm định khách hàng tại phòng thẩm định và quản lý rủi ro hiên nay vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, các kết quả đôi khi chưa được thực hiện mootj cách độc lập. Mối liên hệ giữa phòng thẩm định và quản lý rủi ro và phòng khách hàng chưa thật chặt chẽ. Vì vậy, để tránh tình trạng này thì chi nhánh cần có một sự tách bạch trong công tác tiếp thị khách hàng, thẩm định khách hàng và xét duyệt hồ sơ. Cần tách toàn bộ công tác thẩm định khách hàng ra khỏi phòng khách hàng nhằm đảm bảo tính độc lập giữa khâu tiếp thị và khâu thảm định, giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn đồng thời các cán bộ nhân viên cũng được chuyên môn hoá công việc cua rminhf hơn. Giúp cho công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ cũng trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Chi nhánh nên tổ chức các phòng ban theo mô hình mới như sau:
- Phòng khách hàng cán nhân, khách hàng DNVVN và khách hàng DNL:
Có chức năng tìm kiếm, tiêp thị , tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng; trình hợp đồng tín dụng cho phòng ban có thẩm quyền phờ duyệt, giải ngõn nguồn vốn cho khỏch hàng; theo dừi, quan lý tình trạng sử dụng nguồn vốn của khách hàng; đôn đốc khách hàng trả lãi, nợ gốc; tất toán hợp đồng khi các nghĩa vụ đã hoàn tất. Nghĩa là công tác
thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng sẽ hoàn toàn được tách khỏi phòng khách hàng. Phòng khách hàng chỉ nhận trách nhiệm tìm kiếm, tiếp thị và thực hiện hợp đồng tín dụng với khách hàng.
- Phòng thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng: Có chức năng tiếp nhận hồ sơ từ phòng khách hàng giử lên, trực tiếp kiểm tra, tính toán lại các chỉ số do phòng khách hàng cung cấp; đưa ra các đề xuất về hạn mức tín dụng, lãi suất, hình thức đảm bảo…; rà soát chấm điểm xếp hạng tín dụng; kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng
- Phòng kiểm soát nội bộ: Chuyên trách trong việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoạt động của phòng khách hàng và phòng thẩm định rủi ro. Tiến hành kiểm tra bất thương các khoản cho vay có vấn đề, magn rủi ro cao.
Đề đạt các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro tín dụng sắp xảy ra Để có thể đạt được điều này, chi nhánh cần có được sự đông thuận từ ngân hàng Vietinbank Việt Nam cũng như sự hỗ trợ của hội sở trong việc thay đổi mô hình tổ chức của chi nhánh. Đồng thời tổ chức thêm các khoá tập huấn để các cán bộ có thể dần làm quen với các nhiệm vụ chuyên trách của mình trong vị trí mới hơn.
Nếu thực hiện thành công thay đổi này, các cán bộ có thể chuyên sâu hơn trong từng nhiệm vụ của mình, từ đó giúp nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của họ, làm tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh.
2. Nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định, hoàn thiện tính chặt chẽ của quy tình cho vay
Thẩm định khách hàng trước khi cho vay là một công tác vô cùng quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Đề hạn chế được rủi ro tín dụng có thể xảy ra, trước hết cán bộ quan hệ khách hàng cần phải thực hiện thật tốt công tác phân tích, thẩm định khách hàng từ đó có cái nhìn thực tế về tình hình tài chính cũng như thiện chí của khách hàng có nhu cầu vay vốn
Áp dụng triệt để công nghệ thông tin vào công tác thảm định dự án. Chi nhánh cần trang bị những phần mềm chuyên dụng thay vì dùng chru yếu bằng Exel như hiện nay. Việc sử dụng các phần mệm chuyên biệt, hiện dại giúp các cán bộ có thể thực hiện được công việc của mình dễ dàng, thuận lợi hơn
Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ bằng những buổi toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm một cách thường xuyên. Tích cực hợp tác với các chuyên gia trong và ngoài nước trong việc thẩm định dự án. Trao đổi với nhiều
đơn vị nhằm tạo được một nguồn thông tin, dữ liệu về khách hàng phong phú, đáng tin cậy hơn.
Hoàn thiện công tác kiểm soát nhóm khách hàng liên quan. Cần phân biệt, tỡm hiểu rừ cỏc khỏch hàng liờn quan là cỏc cụng ty con của tổng cụng ty, cụng ty là cổ đông lớn của một công ty khác, nhóm liên quan là doanh nghiệp nước ngoài, nhóm liên quan là nhóm khách hàng cá nhân. Giám sát việc một khách hàng vay vốn tại nhiều ngân hàng, vay vốn nhiều chi nhánh trong cùng một hệ thống.
Cần phối hợp các điều khoản trong hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo lợi ích ngân hàng thu lại tương xứng với rủi ro ngân hàng phải gách chịu. Các điều kiện này gồm có lãi suất, giá trị tài sản đảm bảo, các mức phạt lãi suất… Các khách hàng được ngân hàng đánh gái tốt thì được quyền vay một lượng vốn lớn hơn, tương ứng với đó là lượng vốn tự có ngân hàng bắt buộc khách hàng phải góp vào dự án cũng sẽ giảmđi. Các điều kiện pháp lý, các giấy tờ, chứng từ cần phải được đảm bảo về mặt pháp lý bằng các biện pháp như công chứng giấy tờ, nhờ tư vấn cua luật sư…
3. Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu
Hệ thống thông tin dữ liệu là một công cụ hữu hiệu giúp kiêm tra, kiểm soát hoạt động của khách hàng cũng như các cán bộ quản lý tín dụng. Nó giúp giảm thiểu thời gian trong các công tác kiểm tra nội bộ. Tuy nhiên các chế tài xử lý việc các cán bộ ngân hàng cố tình đưa các thông tin thiếu trung thực, thay đổi, sửa đổi các thông tin chưa được xử lý nghiêm. Ví dụ như các nhân viên vì mục đích chạy đua thành tích nên đã điều chỉnh ngày trả nợ lãi, ngày trả nợ gốc tăng thêm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phân loại nợ, ảnh hưởng đến công tác đánh giá rủi ro danh mục của ngân hàng
Để thực hiện đươc việc này, chi nhánh cần trích một phần lợi nhuận của mình để cập nhật các phàn mêm, hệ thống thông tin dữ liệu mới. Đièu kiện khoa học kỹ thuật hiện nay đủ để cho chi nhánh thực hiện điều này. Đồng thời chi nhánh cũng nên kết hợp với các chi nhanh khác trong cùng hệ thống trong việc nâng cấp, cập nhật phần mềm để giảm thiểu tối đa chi phí. Nếu như việc nâng cấp hẹ thống thông tin được thực hiện thường xuyên thì sẽ giúp chi nhánh quản lý các khách hàng của mình một cách hiệu quả hơn rất nhiều, góp phần đáng kể trong việc sàng lọc, phân loại khách hàng, giảm thiểu tối đa rủi ro.
4. Xây dựng quy trình phân loại nợ, trích lập rủi ro tín dụng hoàn thiện hơn
Hiện nay, chi nhánh đang thực hiện việc phân loại nợ và trích lập DPRRTD theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung QĐ 493. Tuy nhiên giữa các cách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng nhà nước và thông lệ quốc tế vẫn còn một số sai khác nhất định.
Cụ thể nếu theo thông lệ quốc tế thì nhiều khoản nợ nhóm 1 và nhóm 2 của ngân hàng sẽ được phân vào nhóm nợ xấu, làm tỷ lệ nợ xấu tăng lên, số tiền trích lập dự phòng cũng tăng lên làm giảm lợi nhuận. Điều này làm ảnh hưởng đến cái nhìn của khách hàng vào tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Chi nhánh cần dần điêu chỉnh các quy đình về trích lập dự phòng để phù hợp với quốc tế hơn. Công tác xêp hạng tín dụng nội bộ tại chi nhánh được thực hiện theo mô hình của hệ thống Vietinbank. Tuy nhiên mỗi một hệ thống ngân hàng lại có một mô hinh theo cách riêng của mìh nên đã tạo nên sự thiếu nhất quán, gây khó khăn trong công tác kiểm soát của ngân hàng nhà nước.
Điều này muốn thay đổi được cần có một sự đồng thuần giữa ngân hàng nhà nước Việt Nam và ngân hàng Vietinbank hội sở trong việc thay đổi các chỉ tiêu, cách phân loại, trích lập dự phòng… Chi nhánh cũng cần đưa ra các gợi ý, đề xuất của mình trình lên ngân hàng Vietinbank hội sở để ban lãnh đạo hệ thống có hướng giải quyết.
5. Tích cực sử dụng công cụ bảo hiểm trong việc bù đắp rủi ro
Các cán bộ quan hệ khach hàng tại chi nhánh vẫn mắc một sai lầm cơ bản là coi tài sản đảm bảo là nguồn thu chính khi rủi ro tín dụng xảy ra. Tuy nhiên thì thực tế khong phải như vậy, sau khi rủi ro đã xảy ra, quá trình bán tài sản đảm bảo để thu hôi vốn cho ngân hàng cũng rất phức tạp và phiền hà. Các cán bộ tin dụng cũng thường xuyên mắc phải lỗi định giá tài sản đam bảo cao hơn giá thị trường một phần do yeues kém về mặt chuyên môn, một phần do cố ý moặc ngoặc với khách hàng nhằm thu lợi. Vì vậy chi nhánh cần đưa ra hệ thống chế tài xử phạt trong trường hợp tài sản đảm bảo được đính gía quá cao so với gía trị thật của của chúng.
Bên cạnh đó, sử dụng công cụ bảo hiểm nhằm giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra cũng cần được quan tâm hơn. Ngân hàng cần đưa ra các đièu khoản trong hợp đồng về yêu cầu khách hàng bắt buộc phải mua bảo hiểm công trình, bảo hiểm đối với tài sản đảm bảo, bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm tính mạng cho khách hàng
vay vốn… Đây là một phương pháp giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc đối mặt với các rủi ro khách quan xảy ra như cháy nổ, thiên tai…
Để thực hiện được điều này, chi nhánh cần tổ chức cử cán bố tham gia các khoá học chuyên sâu, hoặc thành lập một tổ chuyên phu trách mảng bảo hiểm nhằm tối ưu hoá công tác mua bảo hiểm rủi ro, tránh những sai sót có thể xảy ra. Đồng thời ngân hang Vietinbank hội sở cũng nên ủng hộ, tổ chức các hội thảo chuyên đề về lĩnh vực này để các cán bộ nhân viên của chi nhánh có thể tham gia để nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp trong vấn đề mua bảo hiểm để bù đắp rủi ro tín dung.
6. Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát khoản vay sau khi giải ngân
Sau khi giải ngân vốn cho khách hàng, cán bộ quan hệ khách hàng cần thực hiện việc kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn chặt chẽ và thường xuyên,việc làm này giúp ngân hàng kiểm soát được dong tiền của khách hàng cũng như phát hiện kịp thời những sai phạm của khách hàng trong việc sử dụng nguồn vốn vào những mục đích khác. Vì vậy, các cán bộ ngân hàng cần phải thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát sau giải ngân theo các bước cụ thể như sau:
+ Khi giả ngân cho khách hàng, cán bộ quan hệ khách hàng cần xem xét tính hợp lý giữa mục đích sử dụng vốn, cơ cấu dòng tiền của khách hàng, nhu cầu vốn và yêu cầu giải ngân của khách hàng. Thương lượng với khách hàng để giải ngân theo hình thức chuyển khoản để có thể kiểm soát mục đích sử dụng vốn của khách hàng được dễ dàng hơn. Trừ những trường hợp bất khả khang, mang tính đặc thù như trả lương cho nhân viên, thanh toán tiền hàng cho những cơ sở nhỏ lẻ… thì mới chấp nhận giải ngân bằng tiền mặt
+ Sau khi có kết quả từ xếp hạng nội bộ, kết hợp uy tín của khách hàng từ những thong tin thu thập được, cán bộ tíndungj soạn sẵn kế hoạch kiểm tra định kỳ tình hình hoạt động thực tế của từng khách hàng mình phụ trách + Kiểm tra sử dụng vốn vay trên cả hiện trường và trên sổ sách, hoá đơn do khách hang cung cấp
+ Các thông tin vè tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng tồn kho, các khoản nợ, giá trị còn lại của tài sản đảm bảo… phải thể hiện rừ trờn biờn bản kiểm tra sư dụng vốn vay. Cỏc thụng tin này rất cú tác dụng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng, từ đó có những biện pháp phòng ngừa kịp thời việc sử dụng vốn vay sai mục đích
+ Cần phải tập trung xem xét các dấu hiệu cho thấy rủi ro tín dụng có thể xảy ra như khách hàng thường xuyên trả chậm lãi, trả gốc không đúng hẹn, sự thay đổi thị trường, điều kiện kinh doanh, tinh hình chính trị- xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh…
+ Cần vấn tin CIC để cập nhật các giao dịch tín dụng của khách hang một cách thường xuyên, từ đó đưa ra biện phahps ngăn chặn rủi ro itns dụng phát sinh
Để thực hiện được giải pháp này, các cán bộ quản lý cần phải là người thường xuyên đôn đốc, giám sát, kiểm tra, chịu trách nhiệm về công tác kiểm tra kiểm soát của mình. Giám đốc chi nhánh cần đưa ra các phân cấp trách nhiệm cũng như cỏc biện phỏp xử phạt rừ ràng khi xảy ra những tắc trỏch trong công tác hậu kiểm, giám sát của cấp trên đối vơi cấp dưới.
7. Nâng cao năng lực của bộ phận kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm soát nội bộ của chi nhánh đóng vai trò rất quan trọng.Tuy nhiên trong thời gian vừa qua công tác này vẫn chưa phát huy được hết giá trị của mình. Vì vậy đè xuất chi nhánh cần phân công cán bộ chuyên trách phu trách kiểm soát nội bộ, cũng như quan tâm hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng về mặt chuyên môn để các cán bộ có đủ khả năng phát hiện ra những thiểu sót, sai phạm trong hoạt động tín dụng của các cán bộ.
Các cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ cần phải thoả mãn:
+ Hiểu biết chi tiết, cặn kẽ về hệ thống pháp luật, quy định của nhà nước cũng như hệ thống ngân hàng Vietinbank
+ Có trình độ chuyên môn cao
+ Có khả năng tốt trong việc phân tích tai chính + Có khả năng phân tích hồ sơ tín dụng
+ Kiểm tra giám sát hồ sơ tín dụng một cách trung thực, kịp thời. Khi phát hiện vấn đề cần phải có báo cáo lên cấp trên đồng tời đưa ra các biện pháp khắc phục ngya. Trường hợp không khắc phục được thì cần phải bảo cáo lên cấp có thẩm quyền xin ý kiến chỉ đoạ, tránh tâm lsy cả nể, e dè, sợ va chạm 8. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Yếu tố con người trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đối với hoạt động tín dụng, yếu tố con người lại đóng một vai trò quan trọng hơn rất nhiều, tất cả nhưng biện pháph phòng ngừa,hạn chế tổn thất rủi ro tín dụng sẽ đèu phá sản nếu như cán bộ ngân hàng cố tình vi pham đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy chất lượng nguồn nhân lực có được chú trọng và nâng cao hơn
nữa trong thời gian tới hay không sẽ là yếu tố quyết định đến thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh.
Đối với công tác đào tạo: phải có kế hoạch thực hiện và triển khai liên tục các chương trình đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ ở các cấp để đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân sự khi thực hiện mở rộng mạng lưới hoạt động, tránh trường hợp thiếu nguồn nhân lực dẫn tới việc sử dụng cán bộ không đúng với trình độ chuyên môn, gây rủi ro trong quá trình thẩm định và quản lí các khoản vay. Bên cạnh đó, đối với các lĩnh vực kinh doanh mới và then chốt, Vietinbank có thể thuê chuyên gia nước ngoài để xây dựng, quản lý, chuyển giao và đào tạo cho cán bộ nhân viên của ngân hàng
Đối với công tác tuyển dụng nhân sự: Các công tác thi tuyển, đề thi, chám thi phải đảm bảo tính bảo mật, công khai để nhằm thu hút được những người tài đến với chi nhánh, tránh tình trạng con ông cháu cha gây ảnh hưởng đến chất lượng nhân sự toàn chi nhánh cũng như chất lượng nhân sự toàn chi nhánh đoàn kết nội bộ chi nhánh
Đối với cơ chế đói ngộ: mặt bằng lương thưởng cần phải rừ ràng sẽ tạo động lực thu hút và khuyến khích người lao động, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia giỏi, Ngân hàng cần có lộ trình thăng tiến, có cơ chế ưu đãi riêng để cho họ gắn bó máu thịt với nơi công tác.
Để thực hiện được việc này, phòng tổ chức nhân sự phải tỏ ra vai trò tự chủ trong việc đào tạo, tuyển dụng nhân viên. Đảm bảo tính công bằng trong công tác tuyển dụng, cập nhật thường xuyên các đề thi để phân loại chất lượng cán bộ tuyển dụng được kỹ càng hơn, phối hợp với các trường đại học trong công tác đào tạo, hướng dẫn cán bộ trong quá trình làm việc.