Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Hà Nội

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIETINBANK CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI (Trang 63 - 71)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIETINBANK CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

2.3 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Hà Nội

2.3.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Hà Nội

i. Tỷ lệ nợ quá hạn

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh thời kỳ 2009-2011

(Đơn vị: tỷ đồng) Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tổng dư nợ 2000 2500 3200

Nợ xấu 4 5 12.8

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 0.2% 0.2% 0.4%

( Nguồn: báo cáo tổng kết ngân hàng Vietinbank Tây Hà Nội năm 2009-2011) Nhìn vào bảng trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy trong 3 năm 2009-2011, công tác kiểm soát rủi ro tín dụng vẫn được duy trì rất tốt. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong 3 năm vẫn luôn được duy trì ở mức độ rất thấp so với quy định của ngân hàng nhà nước về tỷ lệ an toán vốn là 3%. Theo báo cáo tại hội thảo VietinBank’s Analyst Day do Vietinbank tổ chức năm 2011, ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT của ngân hàng đã công bố tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng này.

Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng là 1,71%, tỷ lệ năm 2009 và 2010 lần lượt là 0,61% và0,66%. Từ đó, thể thấy diễn biến của tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh luôn đi cùng với diễn biến chung của toàn hệ thống. Năm 2009 và năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh giữ ổn định ở mức 0,2%, thấp hơn rất nhiều so với trung bình của toàn hệ thống. Sang năm 2011, tỷ lệ nợ xấu tăng gấp đôi lên 0,4%, mặc dù về lượng số nợ xấu đã tăng lên đến 2.6 lần, tổng dư nợ chỉ tăng có 28%. Đây là một tín hiệu cho thấy dấu hiệu đáng lo ngại trong công tác quản lý nợ xấu của chi nhánh. Theo cựu thống đốc Cao Sỹ Kiêm, năm 2011 là năm tăng mạnh của

tỷ lệ xấu trong các ngân hàng là do các khoản nợ vay từ các năm trước đó bắt đầu quá hạn nhưng các ngân hàng lại không cho vay ra được do các doanh nghiệp phá sản nhiều. Ông Phạm Huy Hùng cũng đưa ra giải thích rằng năm 2011, Vietinbank áp dụng chuẩn đánh giá nợ xấu mới gần hơn với quốc tế cộng với sự khó khăn của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nên tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên trong năm 2011 là điều không đáng lo ngại

Chi nhánh trong 3 năm 2009-2011 đã thực hiện rất tốt công tác kiểm soát nợ xấu trong các hoạt động tín dụng của mình. Chi nhánh đã đưa ra các tiêu chuẩn kiểm soát nợ xấu, nợ quá hạn theo sát với quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của ngân hàng nhà nước ban hành vào ngày 25/4/2007. Mặc dù nợ xấu của ngân hàng trong 3 năm đó tăng cả về lượng và tỷ lệ nhưng mức nợ xấu vẫn nằm trong mức an toàn, khoảng hơn 1%, thấp hơn rất nhiều so với thông lệ quốc tế 5% về tỷ lệ nợ xấu

ii. Tỷ lệ nợ qúa hạn

Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh thời kỳ 2009-2011

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tổng dư nợ 2000 2500 3200

Nợ quá hạn 12 17.5 44.8

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

0.6% 0.7% 1.4%

( Nguồn: báo cáo tổng kết ngân hàng Vietinbank Tây Hà Nội năm 2009-2011) Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy tình hình kiểm soát nợ xấu tại ngân hang Vietinbank đang diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. Cụ thể, tỷ lệ nợ quá hạn đã tăng nhẹ vào năm 2010 rồi nhảy vọt lên với mức tăng 100% lên mức 1,4% tổng dư nợ vào năm 2011. Nợ quá hạn của chi nhánh đã tăng cả về lượng và tỷ trọng trong 3 năm 2009, 2010 và 2011. Năm 2010, số lượng nợ quá hạn tăng 40% so với năm 2009 nhưng sang đến năm 2011, mức tăng này nhảy lên đến 4 lần lên mức 161% và nợ quá hạn tại chi nhánh đã đạt 44,8 tỷ đồng. Nợ quá hạn tại chi nhánh diễn biến theo cùng một xu hướng với tình hình nợ xấu tại đây.

Nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu đến từ các khoản cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2011 là năm mà các doanh nghiệp gặp khó khăn lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và sản xuất thiết bị điện, cơ khí, sự suy giảm trong sức mua đã làm các doanh nghiệp này gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm, hàng tồn kho tăng cao, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất. Theo phóng viên Nguyễn Nga từ báo Đại đoàn kết, các doanh nghiệp thuộc ngành này lâm vào tình trạng hiện nay cơ bản là do đầu tư công bị cắt giảm, các dự án bị đình đốn nên nhu cầu về mặt hàng này giảm đáng kể. Đồng thời với đó là sự thờ ơ từ các thị trường xuất khẩu chủ yêu là các nước Đông nam á cũng suy giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới.

iii. Hệ số rủi ro tín dụng

Bảng 2.7: Hệ số rủi ro tín dụng tại chi nhánh thời kỳ 2009-2011

(Đơn vị: tỷ đồng) Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tổng dư nợ 2000 2500 3200

Tổng tài sản có 3200 3600 4000

Hệ số rủi ro tín dụng 62,5% 69,4% 80%

( Nguồn: báo cáo tổng kết ngân hàng Vietinbank Tây Hà Nội năm 2009-2011) Hệ số tín dụng là một nhân tố nhằm xác định việc tập trung nguồn vốn của ngân hàng. Qua bảng số liệu trên có thể thấy hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng luôn duy trì ở mức cao (trên 60%). Cho thấy ngân hàng đang tập trung phần lớn nguồn lực của mình cho hoạt động tín dụng. Và xu hướng này đang ngày càng tăng lên. Đây là một sự chuyển biến phù hợp với định hướng của ngân hàng Vietinbank Việt nam đối với chi nhánh và phù hợp với tình hình thực tế của địa bàn huyện Từ Liêm. Hệ số rủi ro tín dụng cao giúp ngân hàng dễ dàng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của mình. Hệ thống kiểm soát nội bộ, thanh tra, quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh được hoạt động tập trung hơn, không bị phân tán vào các hoạt động khác. Tuy nhiên, việc dựa nhiều vào hoạt động tín dụng cũng làm cho ngân hàng không phân tán được rủi ro, tập trung qua nhiều vào rủi ro tín dụng. Làm cho công việc của phòng kiểm tra, quản lý rủi ro tín dụng lại càng

phải hoạt động nặng nề hơn. Hệ số này ngày càng tăng trong 3 năm gần đây cho thấy lượng vốn huy động của ngân hàng đang được sử dụng triệt để, không bị ứ đọng, công tác tìm kiếm, tiếp thị khách hàng vẫn đang hoạt động hiệu quả.

iv. Trích lập rủi ro

Bảng2.8: Tình hình trích lập dự phòng ở ngân hàng TMCP Vietinbank Tây Hà Nội thời kỳ 2009 - 2011

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Trích lập dự

phòng rủi ro

Dự phòng rủi ro/tổng dư nợ

Nợ quá hạn/ tổng dư nợ

2009 6 0.3% 0.6%

2010 8 0.32% 0.7%

2011 14.5 0.414% 1.4%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết ngân hàng Vietinbank Tây Hà Nội năm 2009-2011) Trong 3 năm gần đây, chi nhánh đã thực hiện theo chỉ đạo của ngân hàng Vietinbank Việt nam, chú trọng công tác trích lập dự phòng, phòng ngừa rủi ro xảy ra, đảm bảo an toàn cả hệ thống. Cụ thể, trích lập dự phòng trong cả 3 năm đều tăng cả về lượng và tỷ trọng trong tổng dư nợ. Năm 2009, chi nhánh chỉ trích lập rủi ro 6 ty đồng, tương ứng với 0,3% tổng dư nợ. Sang năm 2010, số tiền mà chi nhánh trích lập rủi ro đã tăng 33% lên thành 8 tỷ đồng nhưng do tổng dư nợ năm 2010 cũng tăng nên tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ vẫn giữ ổn định ở mức 0,3%. Sang năm 2011, số tiền ngân hàng dành cho công tác này tăng mạnh, lên tới 81,2%, đạt 14,5 tỷ đồng. Với sự tăng mạnh này, dù cho năm 2011 là năm mà tổng dư nợ của chi nhánh tăng tới 28% thì tỷ lệ trích lập rủi ro trên tổng dư nợ vẫn tăng lên đạt tới 0,414%.

2.3.2. Đánh giá chung về quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Hà Nội

+ Mô hình tổ chức của chi nhánh được duy trì hơp lý

Bộ máy quản lý tín dụng tại chi nhánh được xây dựng tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ đạo của Vietinbank Việt Nam tạo sự thống nhất, chặt chẽ, chuyên nghiệp trong công tác quan lý rủi ro tín dụng. Nhiệm vụ, chức năng của hội đồng tín dụng chi nhánh, giám đốc chi nhánh, trưởng (phó phòng) các phòng nghiệp vụ tớn dụng được quy định rừ ràng. Thẩm quyền phỏn quyết tớn dụng cũng được

phân cấp chặt chẽ. Cụ thể, các phòng giao dịch, phòng khách hàng chỉ được phán quyết theo định mức được giao từ giám đốc chi nhánh. Mức phán quyết giám đốc chi nhánh được tổng giám đốc Vietinbank Việt Nam quyết định

+ Chính sách lãi suất hợp lý

Chính sách lãi suất tại chi nhánh được duy trì ổn định, hợp lý và có tính linh động cao. Đây là tiền đề quan trọng tạo ưu thế trong cạnh tranh của chi nhánh với các ngân hàng trong cùng địa bàn

+ Công tác xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng vẫn luôn hoàn thành tốt công việc của mình trong việc giám sát các khoản tín dụng tại chi nhánh

a) Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh nhừng thành công chi nhánh đã đạt được, hoạt động tín dụng tại chi nhánh vẫn tồn tại khá nhiều hạn chế

+ Giá trị tài sản đảm bảo quá được xem trọng trong công tác thẩm định dự án Nguyên tắc đầu tiên khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án chính là tính khả thi của dự án đó vì nguồn tiền khách hàng dùng để trả nợ chính là nguồn lợi nhuận thu được từ dự án. Tuy nhiên, các cán bộ thẩm định do chưa có đủ trình độ nghiệp vụ nên chưa có khả năng đánh giá thực chất tính khả thi của dự án qua những báo cáo tài chính của khách hàng. Chính vì sự lo ngại sự gian dối trong những báo cáo tài chính đó nên ác cán bộ này đã chọn một phương pháp an toàn hơn để quyết định cấp tín dụng dựa vào giá trị của tài sản đảm bảo. Tuy nhiên phương pháp này nhiều lúc lại phản tác dụng do thủ tục thu hồi tài sản đảm bảo cũng không phải là đơn giản và cũng mất khá nhiều thời gian cho hoạt động thanh lý tài sản

+ Việc kiểm tra, giám sát chưa thật hiệu quả

Việc kiểm tra, giám sát thường xuyên tình hình sử dụng vốn vay của ngân hàng là một yêu cầu bắt buộc của các cán bộ quan hệ khách hàng. Tuy nhiên vẫn còn tâm lý e ngại gây phiền hà, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng nên các cán bộ vẫn thực hiện việc này một cách hình thức, chiếu lệ.

Thậm chí có những trường hợp chỉ kiêm tra, ghi biên bản dựa trên cách số liệu, sổ sách, hoá đơn do khách hàng cung cấp mà không kiểm tra thực tế hiện trường.

b) Nguyên nhân của những hạn chế +) Nguyên nhân khách quan

• Sự biến động quá nhanh và khó lường của nền kinh tế

Sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn lạm phát tăng cao. Lạm phát 2009 là 7%, năm 2010 tăng lên thành 12% và năm

2011 lên đến 19%. Lạm phát tăng cao khiến sức mua của dân cư giảm, làm hàng hoá các doanh nghiệp không tiêu thụ được, dòng tiền bị ách tắc ở khâu tiêu thụ.

Các doanh nghiệp không còn khả năng chi trả nợ vay cho ngân hàng dẫn đến phá sản

• Các văn bản pháp lý đã lỗi thời, bộc lộ nhiều thiếu sót

Một số văn bản đã ban hành như quyết định 18, quyết định 493 đã ban hành khá lâu, đến thời điểm hiện tại đã lỗi thời, bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm. Mãi đến năm 2012 , ngân hàng nhà nước mới ban hành thêm một số văn bản thay thế.

Đồng thời sự bất cấp trong một số quy định, đặc biệt là quy định về việc xử lý tài sản đảm bảo vẫn gây bất cập, khó khăn cho ngân hàng trong việc thanh lý tài sản đảm bảo thu hồi vốn vay.

• Hệ thông thông tin phát triển chưa hoàn thiện

Trung tâm thông tin thông tin ngân hàng mặc dù đã có những hoạt động trong việc cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng nhưng hiệu năng của trung tâm này vẫn chưa thật sự cao. Những thông tin được đưa ra vẫn chưa có tính cập nhật cao, khá đơn điệu và tính khách quan, hiệu quả vẫn còn khá hạn chế. Chưa có chế tài cụ thể quy định về trách nhiệm của các tổ chức tín dụng khi cung cấp thông tin không trung thực. Những thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất định lượng, chưa có những nhận xét chủ quan mang tính định tính của đơn vị cung cấp thông tin

+) Nguyên nhân chủ quan

• Chính sách tín dụng:

Trong thời gian vừa qua, các chính sách của nhà nước về tín dụng liên tục thay đổi làm chính sách tín dụng của hệ thống Vietinbank cũng phải thay đổi theo.

Kéo theo đó là việc chưa nắm bắt được toàn diện các chính sách tín dụng của cán bộ nhân viên tại chi nhánh dẫn đến những thiếu sót trong công tác. Bên cạnh đó, có những nghiệp vụ lại chịu sự quản lý của 2 khối hoặc phòng ban khác nhau dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn trong phương hướng chỉ đạo khi có vấn đề phát sinh xảy ra. Trong khi đó, đa số tên và số điện thoại của nhân viên giải đáp thắc mắc, phụ trách khi tiến hành xử lý giải quyết vấn đề phát sinh lại không được ghi lại dẫn đến khó khăn trong việc truy cứu trách nhiệm cũng rà soát lại hiệu quả hoạt động

• Quy trình cho vay chưa được tuân thủ chặt chẽ

Việc giám sát hoạt động của các cán bộ quan hệ khách hàng vẫn chưa được thực hiện triệt để. Một chức danh khó giám đốc vẫn còn khuất nên có một vài chức danh vẫn còn phải kiêm nhiệm gây nên việc thiếu chú trọng vào giám sát hoạt động của các nhân viên. Áp lực tìm kiếm khách hàng lớn khiến cho một số các hợp đồng tín dụng được cấp vội vàng, chạy theo thành tích. Việc cấp tín dụng mang tính cảm tính, nặng về tài sản đảm bảo mà không dựa vào quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng. Quá trình giám sát sau cho vay còn tiến hành lỏng lẻo, qua loa, chiếu lệ. Nhiều cán bộ tiến hành cho vay ra ngoài địa bàn hoạt động nên việc kiểm tra tình hình kinh doanh, năng lực tài chính, tính trung thực trong việc sử dụng vốn vay, kiểm soát dòng tiền của KH không đảm bảo

• Hoạt động kiểm tra nội bộ còn yếu:

Bộ phận thẩm định và giám sát rủi ro vẫn chưa có bộ máy tổ chức hoàn chỉnh, tính độc lập trong công tác kiểm tra, giám sát của bộ phận này là chưa cao. Hệ thống thông tin xếp hạng tín dụng nội bộ chưa đem lại hiệu quả như kỳ vọng, vẫn còn nhiều khuyết tật về mặt thông tin. Cụ thể: vẫn chưa tính toán được phần bù rủi ro với từng nhóm khách hàng, chưa bóc tách, phân bổ chi phí cho từng mảng kinh doanh khác nhau trong khi đó là những cơ sở quan trọng để xác định lãi suất cho vay với từng đối tượng khách hàng của chi nhánh.

• Chất lượng cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế:

Hệ thống cán bộ, nhân viên là yếu tố quyết định chất lượng hoạt động tại chi nhánh. Cán bộ tín dụng của chi nhánh có tới 95% có trình độ đại học nhưng phần lớn là mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm. Thẩm định hiệu quả của dự án đầu tư là vấn đề khó đối với bất kỳ cán bộ nào của chi nhánh chứ không nói gì đến các cán bộ trẻ tuổi. Do kiến thức nghề nghiệp còn hạn chế nên công tác dự báo rủi ro của nhóm cán bộ này vãn còn khá hạn chế nên việc tiên liệu trước những rủi ro trong những khoản cho vay của chi nhánh vẫn còn khá hình thức. Nhưng nghiêm trọng hơn, một sô trường hợp vì lợi ích cá nhân đã cố tình vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vố ý làm trái quy định. Chẳng hạn, cán bộ quan hệ khách hàng đã:

+ Định giá tài sản đảm bảo vượt quá giá trị thực của tài sản trên thị trường nhằm mục đích là vay được nhiều hơn so với quy định;

+ Thực hiện giải ngân nhiều lần trong ngày để đảo nợ cho các khoản vay đến hạn (áp dụng đối với cho vay theo phương thức hạn mức);

+ Móc ngoặc với khách hàng làm giả mạo các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn...

Như vậy, những vi phạm này là nguyên nhân làm cho ngân hàng gặp nhiều rủi ro trong quá trình thu hồi nợ vay, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIETINBANK CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w