Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần phát triển thể thao điện tử việt nam (Trang 32 - 38)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp

chóng hòa nhập, làm việc hiệu quả, truyền “lửa” nhiệt huyết, niềm tin cho bản thân, kiến thức và lòng nhiệt tình, sẵn sàng cống hiến tài năng, kinh nghiệm của mình cho sự phát triển của công ty cũng như mỗi thành viên.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp

1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 1.3.1.1. Tiền lương, tiền công

Theo tổ chức lao động Quốc tế (ILO) “Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm”.

Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, nó tác động trực tiếp đến người lao động.

Mục đích của người lao động là bán sức lao động của mình để được trả công. Vì vậy vấn đề tiền lương thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, nó là công cụ để thu hút lao động. Muốn cho công tác tuyển dụng nhân lực được thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lương cần phải được quan tâm một cách thích đáng.

Mặc dù các tổ chức, doanh nghiệp đều nhận thức được mối quan hệ tương hỗ giữa tiền lương và mức độ đóng góp của nhân viên cho doanh nghiệp. Trả lương cao sẽ có khả năng thu hút được nhiều lao động giỏi và kích thích nhân viên làm việc hăng say, nhiệt tình, tích cực, sáng tạo, do đó, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp cao hơn. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều tổ chức, doanh nghiệp có khó khăn về tài chính hoặc không có khả năng chi trả lương cao. Những đơn vị này thường khó có thể thu hút được lao động giỏi trên thị trường.

1.3.1.2. Chế độ phúc lợi

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, để thu hút nguồn nhân lực, doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện môi trường làm việc cũng như chính sách phúc lợi phù hợp. Có thể nói, lương và phúc lợi chính là công cụ hữu hiệu để thu hút và động viên người lao động gắn bó với doanh nghiệp, nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc; giúp doanh nghiệp ổn định và vượt qua những giai đoạn khó khăn nhằm đạt được sự phát triển bền vững.

Người lao động luôn xem xét các phúc lợi hơn là khoản tiền lương trực tiếp và các khoản tiền trả khuyến khích nhân viên. Có 5 loại phúc lợi và dịch vụ chính mà nhân viên sẽ nhận được từ công ty cụ thể gồm:

- Các dịch vụ và phúc lợi về mặt tài chính: Nhằm hỗ trợ về mặt tài chính cho nhân viên và gia đình được đề cập trực tiếp đến các khoản tài chính cá nhân của nhân viên như: Phụ cấp ngoài lương, chính sách tăng lương, khen thưởng,…

- Các dịch vụ chuyên nghiệp: Một số doanh nghiệp có được các nhân viên chuyên môn cung cấp các dịch vụ miễn phí cho các nhân viên. Chẳng hạn như phúc lợi về y tế, phòng đọc, hệ thống gợi ý cho nhân viên.

- Các dịch vụ giải trí: Một số doanh nghiệp tạo cho nhân viên các cơ hội có được những giờ nghỉ có kết quả như là các chương trình xã hội như: Tổ chức các bữa tiệc, đi dã ngoại và tặng thưởng đặc biệt.

- Các dịch vụ về nhà ở và đi lại như là có các khu ở với giá thuê rẻ hoặc được miễn phí và trợ cấp đi lại.

- Phúc lợi và các dịch vụ theo quy định của luật pháp như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,...

1.3.1.3. Sứ mệnh và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có sứ mệnh và mục tiêu, chiến lược phát triển riêng và mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nhằm phục vụ cho sứ mệnh và

theo đuổi mục tiêu đó. Do đó cần phải căn cứ vào sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược phát triển của doanh nghiệp để có kế hoạch tuyển dụng cho phù hợp.

1.3.1.4. Hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp

Đây là yếu tố ảnh hưởng quan trọng trong việc thu hút người xin việc và ảnh hưởng tới chất lượng công tác tuyển dụng. Bởi tên tuổi của nhà tuyển dụng chính là tài sản quý giá đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút ứng viên và đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí tuyển dụng. Bên cạnh đó, khi tổ chức thu hút được nhiều ứng viên tiềm năng thì khả năng lựa chọn được người phù hợp với công việc là cao hơn. Thực tế đã cho thấy rằng các công ty có tên tuổi khi đăng quảng cáo tuyển dụng thì lượng đơn xin việc của các ứng viên có chất lượng cao sẽ cao hơn nhiều lần so với việc quảng cáo tuyển dụng cùng một vị trí của một công ty bình thường khác.

1.3.1.5. Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa đóng vai trò quan trọng vì đó là một trong những yếu tố quyết định sự thu hút của một công ty đối với ứng viên tiềm năng và nhân viên hiện tại. Những tổ chức chỉ tuyển dụng “các cá nhân theo phong cách hay văn hoá riêng của mình” trong hoạt động lãnh đạo hay những vị trí chủ chốt sẽ gặp khó khăn trong việc đa dạng hoá nền văn hoá và ngược lại nó sẽ làm thu hẹp phạm vi tuyển dụng. Chẳng hạn, nếu văn hóa công ty cực kỳ thoải mái, công ty có thể gặp khó khăn trong việc thu hút và duy trì những nhân viên có tính cách nghiêm nghị vì họ có thể cho rằng đó là nơi làm việc thiếu “nghiêm túc”

và gây bất lợi cho cho nghề nghiệp lâu dài. Có nhiều cách để kéo gần khoảng cách giữa môi trường văn hóa hiện tại của công ty với môi trường văn hóa cần có để thu hút và giữ chân người giỏi. Việc cải thiện môi trường văn hóa nơi làm việc không phải quá khó khăn hay tốn kém. Tất cả những gì cần làm để phát triển một môi trường văn hóa phù hợp là sẵn sàng quan sát và lắng nghe, một chút sáng tạo, và cởi mở trước những ý tưởng mới.

1.3.1.6. Phương pháp quảng cáo tuyển mộ của doanh nghiệp

Quảng cáo là mấu chốt để đưa đến sự thành công cho công tác tuyển mộ. Hình thức quảng cáo đa dạng, phù hợp với tập quán và tâm lý người lao động sẽ thu hút ứng viên đến với tổ chức và ngược lại.

1.3.1.7. Mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho công tác tuyển dụng

Chi phí cho công tác tuyển mộ là việc doanh nghiệp quyết định đầu tư nguồn tài chính cụ thể là bao nhiêu vào hoạt động tuyển mộ. Vì vậy nếu chi phí hợp lý sẽ góp phần vào sự thành công và tăng tính hiệu quả trong việc thu hút các ứng viên đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và ngược lại.

1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 1.3.2.1. Các điều kiện về thị trường lao động

Điều kiện về thị trường lao động có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyển dụng của tổ chức. Thị trường lao động được thể hiện qua cung và cầu lao động. Khi cung lao động lớn hơn cầu lao động thì việc tuyển dụng của tổ chức là thuận lợi và ngược lại. Khi đó, tổ chức không chỉ tuyển được đủ số lượng lao động theo chỉ tiêu mà cơ hội tuyển được những ứng viên tiềm năng là rất lớn. Mặt khác, khi nói đến thị trường lao động không thể không nói đến chất lượng lao động cung ứng, nếu chất lượng lao động trên thị trường là cao và dồi dào thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng tuyển dụng. Như vậy, xét về cả quy mô và chất lượng của cung cầu lao động trên thị trường lao động đều đồng thời ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tuyển dụng nhân lực của tổ chức.

1.3.2.2. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác

Thực tế thời đại thông tin và toàn cầu hoá, cạnh tranh của doanh nghiệp hiện đại đã chuyển từ cạnh tranh sản phẩm thành cạnh tranh con người. Quan niệm này đã được rất nhiều doanh nghiệp nhận thức được. Hiện nay cạnh tranh giữa các doanh nghiệp triển khai xoay quanh việc thu hút, chiêu mộ nhân tài. Công tác bồi dưỡng huấn luyện nhân viên đã được nhiều doanh

nghiệp áp dụng thành công hoặc đang phát triển coi trọng. Trong một chừng mực nào đó, cạnh tranh của doanh nghiệp là cạnh tranh nhân tài, mấu chốt của cạnh tranh nhân tài chính là cạnh tranh trong việc tuyển dụng và bồi dưỡng huấn luyện nhân viên. Như vậy, nếu doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt thì công tác tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ rất được chú trọng và cân nhắc.

1.3.2.3. Các xu hướng kinh tế

Một trong những tác động chủ yếu của toàn cầu hóa là xu hướng phát triển nguồn nhân lực. Nó xuất phát không chỉ từ những thay đổi về công nghệ và sự giảm xuống liên tục các chi phí truyền thông và vận chuyển, mà còn từ sự tương tác giữa các quốc gia phát triển và vai trò tăng lên của các nước đang phát triển vào sự gia tăng nền kinh tế toàn cầu. Toàn cầu hóa đã làm cho các nền kinh tế phát triển nhanh chóng hơn và trở thành một thị trường toàn cầu, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau. Toàn cầu hóa đã tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực theo nhiều cách khác nhau. So với trước đây, ngày nay các doanh nghiệp cần phải bổ sung nhiều hơn các kỹ năng cho đội ngũ nhân viên của mình để thích ứng với các cơ hội và thách thức do toàn cầu hóa và sự thay đổi công nghệ tạo ra. Thái độ, kiến thức và các kỹ năng của lực lượng lao động trong từng doanh nghiệp sẽ quyết định đến chất lượng các sản phẩm và dịch vụ. Bởi vậy, hoạt động tuyển dụng cũng không thể không bị ảnh hưởng bởi xu hướng phát triển này. Thực tế cho thấy công tác tuyển dụng tại các doanh nghiệp không ngừng được cải tiến, hoàn thiện và ngày càng chuyên nghiệp hơn.

1.3.2.4. Thái độ của xã hội đối với một số nghề nhất định

Có 1 số ngành nghề mà mọi người trong xã hội có thái độ không tích cực như những nghề ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ của người dân :

- Các công việc liên quan đến vũ khí: Sản xuất, chế tạo vũ khí;

- Công việc trong ngành hạt nhân: Các kĩ sư, nghiên cứu điện hạt nhân;

- Công việc tiếp xúc với các chất độc hại, hóa học: Phân loại rác thải công nghiệp, nghiên cứu môi trường, dược….

1.4. Chất lượng và chất lượng công tác tuyển dụng nhân lực

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần phát triển thể thao điện tử việt nam (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w