Chất lượng và chất lượng công tác tuyển dụng nhân lực 1. Khái niệm chất lượng và chất lượng tuyển dụng nhân lực

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần phát triển thể thao điện tử việt nam (Trang 38 - 43)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC

1.4. Chất lượng và chất lượng công tác tuyển dụng nhân lực 1. Khái niệm chất lượng và chất lượng tuyển dụng nhân lực

“Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” (Philip Bayard Crosby).

Một số nước phương Tây có quan điểm cho rằng “Chất lượng một của một hoạt động, một công việc nào đó được đo lường và phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào để thực hiện hoạt động đó”.

Có một số quan điểm khác cho rằng: “Chất lượng của một hoạt động được đánh giá, đo lường bằng chất lượng và số lượng các sản phẩm đầu ra do hoạt động đó mang lại”.

Như vậy, dựa vào các quan điểm trên ta có thể nhận thấy rằng “Chất lượng công tác tuyển dụng là sự đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu của tổ chức về việc tuyển chọn được người lao động làm việc đạt hiệu quả cao, phù hợp với các yêu cầu đặt ra. Đồng thời kết quả của hoạt động này phải phù hợp với các mục tiêu liên quan như các vấn đề về chi phí tài chính, tiến độ thực hiện và định hướng phát triển”.

1.4.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp

1.4.2.1. Tuyển chọn được đúng đối tượng lao động

Mọi doanh nghiệp khi thực hiện công tác tuyển dụng đều có mong muốn tuyển chọn đúng đối tượng lao động, phù hợp với yêu cầu công việc của vị trí và doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lượng tuyển dụng giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút và sàng lọc đúng đối tượng phù hợp với doanh nghiệp mình.

1.4.2.2. Tiết kiệm được chi phí tuyển dụng và chi phí quản lý nhân lực

Nâng cao chất lượng tuyển dụng giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác trình độ chuyên môn của ứng viên tương ứng với từng vị trí công việc sẽ tiết kiệm được chi phí đào tạo.

Ứng viên được tuyển dụng có trình độ chuyên môn phù hợp sẽ thực hiện được công việc ngay tạo ra năng suất, hiệu quả công việc. Họ dễ dàng nâng cao hiệu quả công việc mà không cần đào tạo thêm. Đó cũng chính là cách thức để doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí, thời gian đào tạo.

1.4.2.3. Góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động và năng suất lao động Nâng cao chất lượng tuyển dụng giúp cho doanh nghiệp thu hút và tuyển dụng được những ứng viên chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp mình. Đồng thời nâng cao chất lượng nguồn lao động và năng suất lao động của nhân viên trong doanh nghiệp.

1.4.2.4. Tạo được vị thế, uy tín cho doanh nghiệp

Nâng cao chất lượng tuyển dụng đảm bảo cho doanh nghiệp có một đội ngũ nhân lực phù hợp, tạo ra một sức mạnh giúp doanh nghiệp có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách trong quá trình hoạt động và nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

1.4.3. Các tiêu chuẩn đo lường chất lượng công tác tuyển dụng - Quy mô, số lượng, chất lượng ứng viên;

- Công tác tuyển mộ và chất lượng công tác tuyển mộ;

- Năng lực ứng viên;

- Chất lượng nguồn tuyển chọn và chất lượng công tác tuyển chọn;

- Quy trình tuyển dụng;

- Chi phí;

- Thời gian;

- Công tác kiểm tra đánh giá quá trình tuyển dụng.

1.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác tuyển dụng nhân lực 1.4.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác tuyển mộ

- Nguồn tuyển mộ: Chỉ số này đo lường số CV nhận được, số CV đạt yêu cầu ở mỗi chức danh, vị trí dựa trên từng kênh, nguồn tuyển dụng khác nhau.

- Số lượng ứng viên ứng tuyển được thể hiện dựa trên số lượng hồ sơ nhận vào có liên quan tới tỷ lệ sàng lọc thực tế. Qua đây có thể đánh giá hiệu quả của các quảng cáo tuyển mộ, hiệu quả của quá trình tuyển mộ với mục tiêu của tổ chức.

- Năng lực ứng viên được phản ánh ở sự phù hợp của hồ sơ với yêu cầu tuyển dụng của vị trí cũng như đầy đủ các thông tin trong hồ sơ về trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm,…

- Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu: Đây là mức các ứng viên đạt các yêu cầu cơ bản theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp.

Nếu tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đã truyền thông những thụng tin cốt lừi của doanh nghiệp đến cỏc ứng viờn, điều này giỳp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian trong việc lọc hồ sơ ứng viên. Nếu tỷ lệ này quá thấp, chứng tỏ doanh nghiệp đã không truyền thông cho ứng viên hiểu tiêu chuẩn, nội dung công việc và điều kiện công việc.

Các chỉ tiêu này đo lường mức độ hiệu quả truyền thông của công ty, số lượng CV công ty nhận được nhiều có thể phản ánh là do danh tiếng công ty bạn có thể do truyền thông tốt, có thể do công việc hấp dẫn.

1.4.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tuyển chọn

- Các doanh nghiệp cần đảm bảo công bằng trong tuyển mộ nhân lực là cơ sở để nâng cao chất lượng ứng viên tuyển chọn. Việc đánh giá các ứng viên phải dựa trên các tiêu chí thống nhất ngay từ ban đầu. Nhà tuyển dụng phải đưa ra các ý kiến khách quan, không đưa các yếu tố chủ quan của cá

nhân, đồng nghiệp vào quá trình đánh giá ứng viên. Các thông tin về tuyển dụng như: Số lượng, yờu cầu, vị trớ tuyển dụng phải rừ ràng và phải được công khai. Mọi người đều có quyền tiếp cận thông tin như nhau, đều được tạo điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến như nhau.

- Quy trình tuyển chọn đã thể hiện được mức độ phù hợp hay chưa phù hợp với tình hình tuyển dụng thực tế tại doanh nghiệp.

- Hạn chế các sai lầm trong tuyển chọn.

- Sự hài lòng của ứng viên khi được tiếp xúc trực tiếp với công việc.

Ứng viờn đó xỏc định rừ được cụng việc bản thõn phải làm và cú vui vẻ, hài lòng với công việc mới khi được tiếp nhận hay chưa?

1.4.4.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chung trong công tác tuyển dụng nhân lực - Quy trình tuyển dụng: Việc tuyển dụng nhân lực là khâu quan trọng để tìm người tài, người phù hợp với vị trí công việc cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, để quá trình tuyển dụng thành công, mang lại kết quả cao các nhà tuyển dụng luôn phải xây dựng một quy trình tuyển dụng hiệu quả.

- Tiêu chí tuyển dụng nhân lực: Mỗi vị trí khác nhau đều có những tiêu chí tuyển dụng khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp cần phải xác định được tiêu chí tuyển dụng cụ thể cho những vị trí cần tuyển dụng.

- Hoạt động tuyển mộ: Đây là hoạt động quan trọng trong quá trình tuyển dụng nhân lực của bất cứ doanh nghiệp nào. Vì hoạt động này giúp cho doanh nghiệp có hồ sơ để sàng lọc, tuyển chọn những ứng viên phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

- Chi phí tài chính cho quá trình tuyển dụng: Chi phí tài chính là vấn đề quan trọng trong bất kì hoạt động nào của doanh nghiệp. Các mục tiêu của quá trình tuyển dụng phải đạt được nhưng trong giới hạn cho phép về tài chính.

- Thời gian thực hiện công tác tuyển dụng: Chỉ số thời gian tuyển dụng là số thời gian trung bình kể từ khi yêu cầu tuyển dụng được chấp nhận đến

khi nhận được nhân sự. Thời gian thực hiện tuyển dụng đảm bảo đúng kế hoạch đặt ra tạo những thuận lợi trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động, tiến độ thực hiện công việc và chi phí tài chính. Ngược lại, quá trình này bị chậm trễ sẽ gây trở ngại hoặc gián đoạn công việc và phát sinh các chi phí liên quan. Chỉ số này vừa ràng buộc trách nhiệm của bộ phận nhân sự trong việc tìm người, vừa là cơ sở định hướng cho các bộ phận trong việc chủ động xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực.

- Đánh giá hiệu quả quá trình tuyển dụng nhân lực: Việc đánh giá lại hiệu quả quá trình tuyển dụng sẽ giúp công ty thấy được những hạn chế còn tồn tại và tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đó, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác tuyển dụng nhân lực.

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần phát triển thể thao điện tử việt nam (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w