Vai trò của Văn hóa ứng xử

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị văn phòng: Vai trò của văn phòng trong việc xây dựng văn hóa ứng xử của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 20 - 23)

1.2. Văn hóa ứng xử và vai trò của văn hóa ứng xử

1.2.2 Vai trò của Văn hóa ứng xử

Văn hóa ứng xử có một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, nhu cầu giao tiếp hay còn được coi là nhu cầu thể hiện mình đứng đầu tiên trong tháp mô tả nhu cầu con người của Maslow.

Hình 1.1 Tháp nhu cầu của Maslow

Giao tiếp ứng xử giúp chúng ta xây dựng, duy trì những mối quan hệ hữu ích, thành công trong công việc, xây dựng một hình ảnh cá nhân ấn tượng, cũng như đạt được những mục đích trong cuộc sống. Tuy nhiên cái gì cũng có mặt tiêu cực của nó, nếu không biết cách giao tiếp có thể tạo nên những mâu thuẫn trong các mối quan hệ, dẫn đến nhiều bất lợi trong sự nghiệp và cuộc sống. Trong hầu hết các tình huống giao tiếp, cách thức giao

tiếp, ứng xử luôn là yếu tố hàng đầu mở đường quyết định cho sự thành công hay thất bại. Đối với các cơ quan hay doanh nghiệp thì tổ chức tính chuyên nghiệp trong giao tiếp ứng xử của cả tập thể được xem là một phần văn hóa của cơ quan.

Văn hóa giao tiếp ứng xử tại các doanh nghiệp được coi là nguồn nội lực thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp. Vì vậy văn hóa ứng xử có tầm quan trọng rất lớn được thể hiện như sau:

- Vai trò liên kết:

Trong cuộc sống, giao tiếp ứng xử giúp con người với con người gần nhau hơn. Qua quá trình giao tiếp ứng xử, chúng ta có thể tạo ra một sợi dây liên kết giữa các đối tượng tham gia giao tiếp. Những cách ứng xử chuẩn mực sẽ tạo ra những mối quan hệ gắn bó, nhân văn và bền vững. Ngoài ra, văn hóa ứng xử còn quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp trong việc tạo mối quan hệ với khách hàng, đối tác và các cơ quan tổ chức khác, hay nói cách khác là tạo ra sự liên doanh, liên kết trong quan hệ đối ngoại.

- Vai trò giải quyết mâu thuẫn và xung đột.

Trong hoạt động của cơ quan doanh nghiệp, không phải lúc nào các hoạt động cũng được diễn ra một cách thuận lợi mà nhiều khi còn xảy ra mâu thuẫn, xung đột từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các chuyên gia tâm lý học, xung đột giữa các cá nhân thường xảy ra giữa hai hay nhiều người hoặc một nhóm người với nhau. Nguyên nhân là do sự khác biệt về văn hóa, tuổi tác, tính cách, giao tiếp, ứng xử không hiệu quả do chênh lệch về kinh tế và vai trò, vị trí trong một bộ máy. Cơ quan, doanh nghiệp chính là ngôi nhà chung tập hợp nhiều cá nhân có những giá trị khác biệt nhưng với những chuẩn mực trong văn hóa ứng xử đã được quy định và thống nhất thực hiện sẽ là tiền đề hỗ trợ đắc lực cho việc giải quyết mọi mâu thuẫn và xung đột, giúp

các cá nhân có thể nhận thức được hành vi của mình một cách đúng đắn. Từ đó có thể dung hòa được tất cả mối quan hệ trong cơ quan, doanh nghiệp theo hướng tích cực.

- Vai trò tạo điều kiện phát huy tính dân chủ cho mọi nhân viên và góp phần củng cố địa vị của cá các nhân trong cơ quan doanh nghiệp.

Văn hóa ứng xử sẽ giúp nối liền các khoảng cách của mỗi cá nhân trong cùng tập thể, từ đó con người sẽ hiểu nhau hơn, sẽ đoàn kết hơn. Quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ, cơ quan, doanh nghiệp đoàn kết thì các thành viên sẽ có nhiều cơ hội để chia sẻ các thông tin, kinh nghiệm hiệu quả với nhau từ đó góp phần nâng cao trình độ của các nhân viên, giúp các thành viên trong cơ quan, doanh nghiệp có các cơ hội tham gia vào việc quyết định của nhiều vấn đề lớn trong cơ quan. Văn hóa ứng xử không chỉ giúp các cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn góp phần tạo dựng được lòng tin đối với lãnh đạo và đồng nghiệp cơ quan, doanh nghiệp, từ đó tạo cơ hội thăng tiến trong công việc.

- Vai trò củng cố và phát triển cơ quan, doanh nghiệp

Mỗi cơ quan doanh nghiệp là tập hợp của nhiều thành viên khác nhau, kéo theo đó là những tính cách khác nhau, văn hóa vùng miền khác nhau, quan điểm, nhận thức cuộc sống…khác nhau . Sự khác biệt trong tính cách tạo nên sự khác biệt cho mỗi người nhưng không phải tính cách nào cũng tốt, phong cách ửng xử nào cũng đẹp nhất là khi họ cùng nhau làm việc tại cùng một cơ quan, doanh nghiệp. Nếu người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp thống nhất được những hành vi ứng xử đấy thành một quy tắc chung, được các thành viên còn lại chấp nhận, chia sẻ cùng với những giá trị khác của cơ quan, doanh nghiệp dựa trên nền tảng văn hóa ứng xử truyền thống của dân tộc thì sẽ có tác dụng chi phối hành vi của cơ quan doanh nghiệp đó theo một hướng tích cực. Mà hơn hết văn hóa ứng xử được coi là nguồn nội lực thúc

đẩy sự phát triển của mỗi cơ quan doanh nghiệp, là dấu ấn riêng của mỗi cơ quan, doanh nghiệp nên việc tạo dựng một nền văn hóa ứng xử đẹp là điều rất cấp thiết.

Như vậy, văn hóa ứng xử trong mỗi cơ quan, doanh nghiệp có những vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới hình ảnh hay sự phát triển của cơ quan, doanh nghiệp đó. Có vai trò liên kết con người, giải quyết các mâu thuẫn và xung đột đồng thời tạo điều kiện phát huy tính dân chủ cho mọi nhân viên và góp phần củng có địa vị cá nhân, củng cố và phát triển cơ quan, doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị văn phòng: Vai trò của văn phòng trong việc xây dựng văn hóa ứng xử của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w