Hiện trạng các nguồn xả thải vào Âu Thuyền 1. Các cửa xả tại Âu thuyền Thọ Quang

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG nước tại âu THUYỀN, CẢNG cá THỌ QUANG và đề XUẤT BIỆN PHÁP xử lý (Trang 27 - 33)

Âu thuyền Thọ Quang là nơi tiếp nhận nhiều nguồn chất thải khác nhau, bao gồm: nước thải sinh hoạt từ các hộ dân, nước thải sau xử lý của Trạm xử lý nước thải tập trung KCN DVTS Đà Nẵng, nước thải và chất thải sinh hoạt từ khu vực chợ cá, tàu đánh cá…không được thu gom và xử lý đã lắng đọng trong thời gian dài tích tụ tạo lớp bùn đáy lớn, phân hủy gây mùi hôi thối khó chịu, nhất là vào thời điểm thủy triều rút hay thời tiết nắng nóng, thay đổi bất thường.

Hiện tại, có 07 cửa xả nước thải đổ vào khu vực Âu thuyền Thọ Quang trong đó có 03 cửa xả ở phía Đông, 03 của cửa ở phía Nam và 01 cửa xả ở phía Tây với đặc điểm nguồn nước được mô tả như sau:

Bảng 2.1: Các cửa xả tại Âu thuyền Thọ Quang.

Cửa xả Vị trí Đặc điểm

Cửa xả 1

(16°06'08.1"N+

108°14'28.9"E)

Phía đông Âu thuyền- dưới chân cầu Mân Quang

Là nơi xả nước thải sau xử lý của TXL nước thải Sơn trà vào Âu thuyền.

Nước tại đây có màu đục, mùi hôi của

bùn.

Cửa xả 2

(16°05'55.9"N+

108°14'23.4"E

Tại cầu cảng Số 1( đường vào khu vực Âu thuyền

Là nơi xả nước thải sau khi qua xử lý của chợ cá và 1 phần nước từ các xe hoạt động chở hàng tại chợ.

Nước có màu đục, mùi hôi.

Cửa xả số 3 (16°05'46.3"N, 108°14'19.2"E)

Đường Bình Than vào Âu thuyền sát cây xăng dầu Thái Quang

Là nơi xả nước thải sinh hoạt của khu dân cư ra Âu thuyền.

Nước có màu đục, mùi hôi.

Cửa xả số 4 (16°05'34.4"N, 108°14'12.0"E)

Phía đường Chu Huy

Mân Là nơi xả nước thải đã qua xử lý của

TXL NT KCN DV TS ĐN.

Nước có màu đục, có mùi nặng.

Cửa xả số 5 (16°05'37.5"N, 108°14'08.7"E)

Phía đường Chu Huy Mân

Chủ yếu xả nước thải sinh hoạt từ khu dân cư phía Đông Nại Hiên Đông.

Cửa xả số 6 (16°05'40.7"N, 108°14'05.0"E)

Phía đường Chu Huy

Mân Chủ yếu xả nước thải sinh hoạt từ khu dân cư phía Tây Nại Hiên Đông.

Cửa xả số 7 (16°06'02.8"N, 108°14'06.4"E)

Phía Tây Âu Thuyền Chủ yếu xả nước thải sinh hoạt từ khu dân cư phía Bắc Vịnh Mân Quang.

Cửa xả số 1

Là cửa xả nước thải của trạm xử lý nước thải Sơn Trà.Nước thải thường xuyên xả vào Âu thuyền với lưu lượng khoảng 17800 m3/ ngđ ( theo tổng quan hiện trạng hệ thống thoát nước Đà Nẵng của CDM Smith).

Hiện nay, nước thải dân cư tại khu vực được thu gom vào TXL tập trung Sơn Trà. Trạm xử lý nước thải Sơn Trà được hoàn thành xây dựng vào tháng 12 năm 2007 trong khuôn khổ dự án thoát nước và vệ sinh môi trường thành phố Đà Nẵng.

Kết quả quan trắc chất lượng nước thải trạm XLNT Sơn Trà, sau khi xử lý thải vào cửa xả số 1 như sau:

Bảng 2.2: Kết quả phân tích nước thải tại cửa xả số 1

ST T

Thông

số Đơn vị

Kết quả phân tích nước thải

QCVN 40:2011/BTNM

T Cột B Đợt 1

1/2/16- 5/2/16

Đợt 2 20/2/16

- 25/2/16

Đợt 3 10/3/16

- 15/3/16

Đợt 4 25/3/16

- 30/3/16

Trun g bình

1 pH - 7.4 7.2 6.8 7 7.1 5.5 - 9

2 BOD5 mg/l 33 75 140 100 87 50

3 COD mg/l 72 141 229 213 163.8 150

4 SS mg/l 59 38 98 54 62.3 100

5 T-N mg/l 5.7 21.6 24.8 20 18.1 40

6 T-P mg/l 3.4 8.2 12 10.1 8.4 6

7 Coliform s

MPN/100

ml 210000 20000 15000 27000 68000 5000

Kết quả trên cho thấy hiệu quả xử lý của Trạm XLNT Sơn Trà chưa đảm bảo, các chỉ tiêu BOD5, COD, T-P đều vượt QC cho phép, đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước tại Âu thuyền Thọ Quang.

Cửa xả số 2

Là cửa xả nước thải của trạm xử lý nước thải chợ đầu mối thủy sản.Công suất của trạm XLNT chợ đầu mối thủy sản là 300 m3/ngđ.

Nguồn nước thải này có tính chất tương tự như nước thải chế biến thủy sản nhưng nồng độ các chất ô nhiễm thường thấp hơn ( do chỉ sơ chế, rửa hải sản). Nước thải này được thu gom qua hệ thống cống và được đưa vào trạm XLNT tại chợ.

Hệ thống XLNT này được vận hành chính thức từ tháng 4 năm 2011, sau khi chợ thủy sản dời về âu thuyền 3 năm ( từ năm 2008). Chất lượng nước đầu ra/ đầu vào được BQL Âu thuyền quan trắc, giám sát định kỳ.

Cửa xả số 3

Là cửa xả nước thải của sinh hoạt của khu dân cư.Hiện nay lượng nước thải của khu vực này chưa được đưa về trạm xử lý nước thải Sơn Trà để xử lý mà thải thẳng ra Âu thuyền.Diện tích lưu vực này là 27ha (theo tổng quan hiện trạng hệ thống thoát nước Đà Nẵng của CDM Smith). Mật độ dân số Quận Sơn Trà là 1727 người/.

Lưu lượng nước thải ở cửa xả số 3 là 149.12 m3/ngđ

Cửa xả số 4

Cửa xả nước thải của trạm xử lý nước thải khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang. Lưu lượng nước thải chảy vào âu thuyền khoảng 3000 m3/ ngđ ( theo tổng quan hiện trạng hệ thống thoát nước Đà Nẵng của CDM Smith).

Hiện nay, các doanh nghiệp tại KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng đang hoạt động với nguyên liệu rất phong phú và đa dạng, từ các loại thủy sản tự nhiên cho đến các loại thủy sản nuôi trồng như: tôm, cá, mực, ghẹ, nghêu ở dạng tươi hoặc đông lạnh.

Đặc điểm của nước thải tại đây có hàm lượng chất ô nhiễm cao, có nhiều thịt hải sản vụn trong quá trình chế biến rất dễ lên men yếm khí, gây nên mùi hôi thối. Trong nước thải, hàm lượng kim loại nặng và chất độc hại rất thấp.

Trước đây, KCN đã có hệ thống XLNT của công ty Quốc Việt đầu tư và xử lý với công suất 2000 - 2500 m3/ngđ nhưng qua 2 năm hoạt động không đạt được hiệu quả, dẫn đến tình trạng ô nhiễm kéo dài tại khu vực. Nguyên nhân là tại thời điểm tính toán thiết kế trạm, 15 công ty trong KCN Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng chỉ thải trung bình 1000mg/l COD mỗi ngày, nhưng nay, chỉ số này đã lên đến 3.500 mg/l COD ( vượt gấp 3,5 lần ), dẫn đến xốc tải, vượt chỉ tiêu đầu vào của trạm xử lý nước thải.

Thêm vào đó, công suất hoạt động thì trạm xử lý này cũng quá tải gấp 1,5 lần so với thực tế. Chính vì vậy, tình trạng xả thải nước không đạt quy chuẩn ra âu thuyền trong thời gian qua là phổ biến, gây ô nhiễm khu vực âu thuyền.

Kết quả phân tích thông số ô nhiễm COD trong nước thải sau xử lý Trạm XLNT KCN DVTS Đà Nẵng năm 2015 so với mức B, QCVN 11:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải thủy sản cho thấy COD vượt từ 0,4 – 1,2 lần so quy chuẩn cho phép cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước tại Âu thuyền Thọ Quang.

Bảng 2.3: Kết quả phân tích thông số ô nhiễm COD trong nước thải sau xử lý Trạm XLNTKCN DVTS Đà Nẵng năm 2015

Nguồn: Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải (2015)

Cửa xả số 5

Cửa xả nước thải sinh hoạt của khu dân cư phá Đông Nại Hiên Đông.Hiên nay nước thải sinh hoạt của khu dân cư này chưa được đưa về trạm XLNT Sơn Trà để tiến hành xử lý mà thải thẳng ra ngoài âu thuyền. Diện tích lưu vực này là 8ha (theo tổng

Tháng COD trung bình

(nước thải về Trạm)

COD trung bình (nước thải sau xử lý)

1 722 175

2 1613 165

3 2006 117

4 2061 175

5 2618 123

6 1401 122

7 1753 139

8 1855 137

9 2409 112

10 1524 123

11 1585 113

12 1076 131

quan hiện trạng hệ thống thoát nước Đà Nẵng của CDM Smith). Lưu lượng nước thải ở cửa xả số 5 là 45 m3/ngđ.

Cửa xả số 6

Là cửa xả nước thải sinh hoạt của khu dân cư phía Tây Nại Hiên Đông.Nước thải sinh hoạt của khu dân cư này cũng chưa được đưa về trạm XLNT Sơn Trà để tiến hành xử lý mà thải thẳng ra ngoài âu thuyền. Diện tích lưu vực này là 20 ha ( theo tổng quan hiện trạng hệ thống thoát nước Đà Nẵng của CDM Smith). Lưu lượng nước thải ở cửa xả số 6 là 111m3/ngđ.

Cửa xả số 7

Là cửa xả nước thải sinh hoạt của khu dân cư phía Bắc Vịnh Mân Quang.Nước thải sinh hoạt của lưu vực này chưa được đưa về trạm XLNT Sơn Trà để tiến hành xử lý mà thải thẳng ra ngoài âu thuyền. Diện tích lưu vực này là 44 ha ( theo tổng quan hiện trạng hệ thống thoát nước Đà Nẵng của CDM Smith). Lưu lượng nước thải ở cửa xả số 8 là 243.2 m3/ngđ.

2.2.2. Nguồn thải từ tàu thuyền neo đậu tại Âu thuyền Thọ Quang và hoạt động của Chợ Đầu mối thủy sản.

Neo đậu tại Cảng cá chủ yếu là tàu thuyền lớn trên 90 CV neo đậu, cập cảng, ghe chèo có số lượng rất ít, điều này chứng tỏ cảng ở đây phục vụ cho nhiều tàu lớn.Tháng 3 là thời điểm thời tiết chưa thuận lợi nên số lượng tàu neo đậu cập cầu thuộc vào trung bình trong năm. Nhiều tàu tiếp theo là tàu có công suất 45 – 90 CV. Do đây là cảng lớn của miền trung nên thu hút nhiều các tàu neo đậu tại các tỉnh khác vào để làm các dịch vụ hậu cần và xuất cá lên bờ, đây cũng là nơi có nhiều nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu nên nhiều tàu còn cập vào để bảo dưỡng tàu.

Thực trạng rác thải, nước thải từ tàu cá.

Tàu thuyền vào Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang chủ yếu là để bán hải sản, tiếp nhận hậu cần hoặc neo đậu tránh trú bão.

- Đối với tàu thuyền vào neo đậu tránh trú bão: thời gian neo đậu trung bình từ 5 – 7 ngày (phụ thuộc vào diễn biến của bão, ATNĐ).Khi có bão, ATNĐ lượng tàu thuyền về khá đông nhưng lượng rác thải chủ yếu thải ra là rác sinh hoạt của thuyền viên (do trong thời gian neo đậu tránh trú bão, tàu thuyền hầu như không tiếp nhận, bốc dỡ hàng hoá).

- Đối với tàu thuyền vào bán hải sản: thường neo đậu trong thời gian từ 2 – 4 ngày (phụ thuộc vào nghề và sản lượng khai thác). Lượng rác thải của số tàu này ngoài rác sinh hoạt còn có nước thải do quá trình bảo quản hải sản thải ra, nước đá thừa, nước do rửa tàu thuyền, rửa các công cụ, dụng cụ như bi, két, thùng, ngư lưới cụ,… , đều nhiễm lẫn hải sản, dễ bị phân huỷ, hôi thối, gây ô nhiễm.

+ Nước thải do bảo quản hải sản, nước đá thừa, do rửa hầm hàng thải ra đều được dẫn xuống lườn tàu (độ cao của lườn tàu khoảng 30cm) ở khoang buồng máy thông qua các lỗ thoát ở mỗi hầm hàng.

+ Nước thải do rửa tàu, rửa ngư lưới cụ, rửa công cụ, dụng cụ thường được bơm từ lòng Âu thuyền lên và được thực hiện ngay trên boong, rồi thải trực tiếp ra môi trường thông qua 02 lỗ thoát hai bên mạn tàu.

+ Ngoài ra, trong quá trình tàu thuyền neo đậu sẽ có một lượng nước vào tàu theo đường trục chân vịt, bình quân khoảng 0,5m3/ngày đêm. Lượng nước này thường có lẫn với một ít lượng dầu diesel, mỡ nhưng lượng không đáng kể (chủ yếu là ván dầu loang trên bề mặt).

Trong thời gian hành trình từ ngư trường về cảng cá, tàu đã dùng bơm tự có liên tục bơm lượng nước này thải ra biển. Lượng nước thải tại lườn tàu chủ yếu được phát sinh trong thời gian tàu neo đậu tại cảng để bán hải sản, chờ tiếp nhận nhiên liệu, hậu cần.

Phần lớn lượng rác thải, nước thải trên, tàu thuyền thải trực tiếp ra môi trường, vất vả cho công tác thu gom, mặc dù Ban Quản lý và lực lượng chức năng liên tục tăng cường và đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở, xử lý nhưng do tập quán, thói quen nhưng tình trạng xả thải vẫn diễn ra.

Đối với rác thải: Ban Quản lý thực hiện thu gom thường xuyên và hợp đồng với Cty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng vận chuyển đi xử lý.

Việc kiểm soát, ngăn chặn tàu thuyền xả rác ra môi trường là rất khó khăn. Thực tế, Ban Quản lý thu gom phía trước, tàu thuyền xả phía sau, chưa thể khắc phục ngay được. Đặc biệt, trong các đợt tàu thuyền về neo đậu tránh trú bão hoặc vào các dịp lễ, tết tàu thuyền về neo đậu nhiều, dài ngày thì lượng rác thải tăng gấp 02 đến 03 lần so với bình thường, càng khó khăn hơn trong công tác thu gom, xử lý.

Mỗi ngày Ban Quản lý duy trì thường xuyên 10 lao động để thực hiện công tác thu gom rác thải nhưng do đặc thù hoạt động và thói quen vứt rác bữa bãi nên công tác thu gom chưa triệt để.

Hình 2.1: Rác thải nổi trắng trên Âu Thuyền

Theo số liệu thống kê từ quá trình điều tra và thu thập được từ " Bản kế hoạch thu gom nước thải và rác thải tàu cá" của BQL âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (2015), lượng rác thải và nước thải từ tàu thuyền được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 2.4: Tổng hợp lượng nước thải từ tàu cá

Loại tàu Số lượng tàu Nước thải Nước thải m3/ngày m3/tàu

Tàu lớn 15 5.5 82.5

Tàu trung

bình 20 3.3 66

Tàu nhỏ 20 1 20

Tổng cộng 55 - 168.5

Bảng 2.5: Tổng hợp lượng rác thải từ tàu cá

Loại tàu Số lượng

tàu

Rác thải

(m3/ tàu) Rác thải m3/ngà

Tàu lớn 15 0.14 2.1

Tàu trung bình 20 0.09 1.8

Tàu nhỏ 20 0.05 1

Tổng cộng 55 - 4.9

Nguồn: Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG nước tại âu THUYỀN, CẢNG cá THỌ QUANG và đề XUẤT BIỆN PHÁP xử lý (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w