CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 1. Giải pháp quản lý
3.2.1.2. Các giải pháp khác
• Đối với Ban quản lý Âu thuyền và Chợ cá.
Định kỳ có kế hoạch duy tu, cải tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thoát nước trong khu vực, đảm bảo cho việc thu gom, thoát nước, không để các doanh nghiệp xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra Âu thuyền và Cảng cá.
Hướng dẫn và kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân, thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Thường xuyên nạo vét đường ống thu gom, cống rãnh để đảm bảo thoát nước tránh trường hợp tắc nghẽn gây mùi, ô nhiễm.
Tiếp tục hoàn chỉnh nội quy quản lý và ban hành quy định cấm các hành vi xả rác thải, nước thải ra môi trường; cấm vệ sinh sàn tàu, rửa ngư lưới cụ, dụng cụ, công cụ trong Âu thuyền Thọ Quang; cấm các hộ kinh doanh sơ chế tại chợ Đầu mối thủy sản.
Thường xuyên vận động, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở người dân chấp hành các quy định về bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang.
Phối hợp với Ban Quản lý tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về lĩnh vực an ninh trật tự, bảo vệ môi trường tại Âu thuyền và Cảng cá.
Phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường, không chấp hành nội quy, quy định của Ban quản lý, có mức xử phạt thích đáng với các cá nhân, tổ chức vi phạm.
Quy định, phõn khu rừ rang đối với vị trớ rửa của cỏc xe chở hàng, nếu đậu rửa sai nơi sẽ bị phạt. Quy định mỗi xe phải có thiết bị thu nước thải ra từ xe của mình, không được trường hợp để chảy lan ra nền.
Cần đầu tư, tu sửa HTXL nước thải tại chợ cá:
▪ Vệ sinh xung quanh khu vực HTXL
▪ Đầu tư mới các đường ống để đảm bảo thoát nước.
▪ Sửa hoặc thay mới hệ thống cánh khuấy để đảm bảo xử lý triệt để, châm hóa chất định kỳ vào bể khử trùng.
▪ An toàn lao động, che chắn hệ thống bơm, cầu dao tại nơi đặt HTXL.
▪ Tiến hành vớt rác thường xuyên tại song chắn để tránh ảnh hưởng đến các công trình xử lý kế tiếp.
• Đối với tàu thuyền neo đậu
Tổ chức lực lượng để bố trí, sắp xếp tàu thuyền neo đậu đúng vị trí, thuận tiện cho việc bốc dỡ hàng hóa, thu gom nước thải, rác thải.
Tất cả tàu thuyền khi vào Âu thuyền và Cảng cá phải thực hiện việc thu gom rác thải, nước thải theo lượt cập tàu, đồng thời nộp phí cho Ban Quản lý để vận chuyển, xử lý theo quy định.
Xây dựng quy trình thu gom rác thải, nước thải, dầu thải và cử người hướng dẫn thuyền trưởng thu gom rác thải, bơm nước thải lên hệ thống thu gom.
Trang bị hệ thống thu gom rác thải, nước thải, dầu thải trên bờ để tiếp nhận rác thải, nước thải, dầu thải từ tàu thuyền.
Trong thời gian đậu đỗ, bốc dỡ thủy sản phải có biện pháp thu gom nước thải, xả nước thải đúng nơi quy định; quá trình vận chuyển phải sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, đảm bảo không rò rỉ, phát tán mùi hôi ra môi trường xung quanh và phải khoá van xả không để nước thải rơi vãi trên đường đi, gây ô nhiễm môi trường. Trang bị máy bơm nước hoặc thuê máy bơm để bơm nước thải từ tàu thuyền lên hệ thống thu gom nước thải tại cầu cảng
• Đối với các tiểu thương tại chợ đầu mối
Tổ chức buôn bán đúng vị trí, đúng nơi quy định, không tổ chức mua bán ngoài phạm vi chợ.
Rác thải phải được thu gom và bỏ vào thùng rác. Hằng ngày, phải dọn vệ sinh sạch sẽ nơi kinh doanh buôn bán của mình. Đối với dịch vụ kho lạnh, nước từ giàn lạnh, nước làm vệ sinh kho phải được đưa vào hệ thống thu gom của Chợ Đầu mối thủy sản.
Nhận thức rừ về tỏc hại đang diễn ra đối với sức khỏe của bản thõn cũng như cộng đồng.
3.2.2. Giải pháp kỹ thuật
3.2.2.1. Điều chỉnh lại quy hoạch khu vực Âu thuyền và xung quanh.
Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tại Âu thuyền Thọ Quang là vấn đề quy hoạch.Nơi đây là nơi tiếp nhận nhiều nguồn tác động gây ô nhiễm.Mặt khác, việc quy hoạch Âu thuyền và các vùng xung quanh tạo thành vùng nước rất ít lưu thông cũng góp phần gia tăng mức độ ô nhiễm. Đồng thời việc quy hoạch, bố trí các khu dân cư sát với khu vực này làm gia tác động môi trường này đến đời sông của cư dân. Vấn đề này liên quan trực tiếp đến quy hoạch xây dựng thuộc chức năng của Sở Xây dựng. Do đó, để cải thiện vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại Âu thuyền hiện nay phải có sự tham gia tích cực của Sở Xây dựng. Nhằm từng bước khắc phục, sửa chữa những tồn tại trước đây.Sở Xây dựng phải nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong công tác bảo vệ môi trường trong việc quy hoạch. Sở Xây dựng phải xem xét lại tổng thể quy hoạch tại khu vực này, xem xét tính hợp lý về môi trường, những bất cập, tồn tại có thể khắc phục được để từ đó đưa ra quy hoạch điều chỉnh nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.
Nhiều người, nhiều đơn vị còn cho rằng vấn đề quy hoạch chỉ đơn giản thuộc về ngành xây dựng. Do đó, các cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phải thấy được tầm quy trọng của vấn đề môi trường trong quy hoạch và vai trò tham gia của Sở Tài nguyên và Môi trường trong thẩm định, đóng góp ý kiến đối với các quy hoạch. Khi Sở Xây dựng xem xét lại quy hoạch khu vực Âu thuyền để cải thiện môi trường nơi này thì Sở Tài nguyên và Môi trường phải tích cực tham gia phối hợp và có ý kiến xác đáng về vấn đề môi trường trong quy hoạch.
Vấn đề quy hoạch còn liên quan đến nhiều đơn vị, nhiều ngành khác. Do đó khi thực hiện điều chỉnh lại quy hoạch cần có sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của các bên liên quan như: UBND quận Sơn Trà, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban quản lý các KCN & DV Đà Nẵng, và các đơn vị khác có liên quan, cùng các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm.
3.2.2.2. Giải pháp thu gom rác thải
Đối với các ki ốt cho thuê trong chợ hay các hộ kinh doanh được sở hữu đất trong khu vực thì tự thu gom các loại rác, đổ đúng nơi quy định và tự dội rửa.
Đối với rác thải trong khu vực đường nội bộ, bãi xe ô tô, các chợ, cầu cảng và các rãnh thoát nước ở Chợ đầu mối, tổ vệ sinh trong khu vực chợ có nhiệm vụ quét
dọn, thu gom bỏ vào thùng rác chuyên dụng và kéo về nhà chứa rác. Hằng ngày, bố trí 02 nhân viên dội rửa bãi xe, Chợ đầu mối và các Cầu cảng.
Đối với rác thải sinh hoạt của các hộ kinh doanh trong chợ và các thành phần ra vào cảng thì bố trí các thùng rác dọc trên đường nội bộ để mọi người tự giác bỏ rác vào thùng.
Đối với các tàu cá khi vào cập cảng, phân công Đội Điều độ tàu thuyền phát túi ni lon để bỏ rác thải trên tàu. Sau khi túi chứa đầy rác, ngư dân mang túi chứa rác bỏ vào các thùng rác đặt trên cầu cảng. Bố trí thùng rác loại đặt tại cầu cảng để tàu thuyền khi cập cảng sẽ thuận tiện trong việc đổ rác vào thùng, bố trí các thùng rác loại dọc theo đường vào cầu cảng để thu gom rác từ các hàng quán cũng như các nhà dân sống xung quanh đó để tránh tình trạng người dân đổ rác xuống âu thuyền. Hằng ngày nhân viên môi trường của Ban quản lý sẽ thu gom, vận chuyển về nhà chứa rác.
Đối với rác trôi nổi trên mặt nước, những ngày tàu thuyền neo đậu chưa nhiều có thể đứng trên bờ kè dùng vợt vớt rác bỏ lên trên bờ kè để người dọn bờ kè làm nhiệm vụ thu gom bỏ vào thùng rác. Khi tàu thuyền vào nhiều, rác không thể tấp vào gần bờ thì dùng ghe nhỏ đi vớt rác bỏ vào trong thùng chứa trên ghe và tập kết về điểm chứa rác trên bờ. Khi lượng rác trên mặt nước quá nhiều thì cho nhân viên dùng ghe nhỏ và lưới kéo rác vào bờ để nhân viên trên bờ thu gom vào thùng rác và kéo về nhà chứa rác.
Tổ chức các đợt ra quân dọn vệ sinh, thu gom rác, trồng cây xanh trong khu vực thường xuyên mỗi tháng từ 01 đến 02 lần và đột xuất sau khi có các đợt bão, lũ.
Tất cả rác trong khu vực được thu gom vào thùng chứa rác và vận chuyển về nhà chứa rác. Ban quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang sẽ hợp đồng với Công ty môi trường đô thị đến vận chuyển đi xử lý. Tuỳ theo lượng rác mà Công ty Môi trường Đô thị sẽ vận chuyển rác 1- 2 ngày/ lần tại nhà chứa rác của Ban quản lý.
3.2.2.3. Giải pháp thu gom và xử lý nước thải
Đối với nước thải từ các Trạm xử lý trong khu vực chảy vào Âu thuyền qua các cửa xả, Ban quản lý kiểm tra theo dừi hằng ngày ghi nhật ký và bỏo cỏo định kỳ về BQL Âu thuyền, Sở TNMT và Sở NN và PTNN
Khởi động hệ thống cống bao để thu gom nước thải sinh hoạt của các khu dân cư Nại Hiên Đông và Vịnh Mân Quang về trạm XLNT Sơn Trà để tránh tình trạng nước thải chưa qua xử lý xả thẳng vào âu thuyền.
Nhân viên của Đội Môi trường hằng ngày thực hiện việc nạo vét cống, rãnh trong khu vực.
Hiện nay, Ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên xây dựng Trạm xử lý Sơn Trà với công suất 25500 m3/ngđ. Trong đó 20000 m3 nước thải sinh hoạt và 5500 m3 nước thải sản xuất.Dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2016, thay chế cho TXL Sơn Trà kỵ khí bậc 1 và TXL nước thải KCN DVTS Đà Nẵng. Do đó, sẽ giải quyết được các vấn đề còn tồn đọng tại cửa xả 1 và cửa 4 và các cửa xả nước thải sinh hoạt. Vì vậy, tôi chỉ tập trung vào giải quyết các vấn đề thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tại chợ cá.
a. Hệ thống thu gom nước thải
• Đối với nước thải trên tàu
Tất cả tàu thuyền khi vào Âu thuyền và Cảng cá phải thực hiện việc thu gom nước thải theo lượt cập tàu, đồng thời nộp phí cho Ban Quản lý để vận chuyển, xử lý theo quy định.
• Đối với nước thải tại boong tàu
Để giảm lượng nước trên boong, cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nhắc nhở tàu thuyền hạn chế vệ sinh khi neo đậu tại Âu thuyền Thọ Quang.
Trường hợp cần thiết vệ sinh sàn tàu, công cụ, dụng cụ thì không được để nước chảy trực tiếp xuống lòng âu bằng cách sử dụng ván hoặc cao su (thiết kế theo kích thước lỗ thoát) để bịt (khoá) 02 lỗ thoát hai bên mạn và gom xuống hầm tàu để bơm vào hệ thống thu gom trên cầu cảng.
Đề xuất thu gom nước thải tàu cá
Tàu thuyền khi cập cảng sẽ bơm nước thải lên hệ thống thu gom trên cầu cảng.
Hệ thống thu gom nước thải là hệ thống đường ống dẫn nước đặt phía dưới các cầu cảng, tàu cập cảng sẽ tiến hành đâu nối ống xả nước thải trên tàu với ống dẫn nước trên cầu cảng, việc bơm nước thải sẽ được nhân viên BQL âu thuyền giám sát chặt
Khí nén Khí nén
Bùn dư
chẽ, tàu nào không thực hiện đúng quy định sẽ bị xử phạt theo quy định. Nước thải theo đường ống sẽ được đưa về hệ thống xử lý nước thải tại trạm XLNT chợ đầu mối thủy sản.
Theo số liệu thống kê từ quá trình điều tra và thu thập được từ " Bản kế hoạch thu gom nước thải và rác thải tàu cá" của BQL âu thuyền và cảng cá Thọ Quang
Lượng nước thải tàu thuyền ( gồm nước thải vệ sinh hầm hàng và nước thải sinh hoạt) khoảng 170m3/ngđ.
• Đối với nước thải từ chợ cá.
Vẫn được thu gom bằng 2 tuyến cống trong chợ như thiết kế Với lưu lượngnước thải từ chợ cá vào khoảng80-100m3/ngđ.
• Đối với nước thải từ các xe đậu đỗ, khu vực tiểu thương buôn bán ngoài mái che của chợ (trong trường hợp điều kiện diện tích tại chợ cá chưa đáp ứng đủ)
Đề xuất xây dựng thêm hố thu nước tại khu vực đó, để từ đó nước rửa xe, nước chảy từ các xe chở hàng sẽ được gom về hố thu và sẽ được bơm lên hố gom của HTXL. Trong trường hợp mưa lớn, nồng độ pha loãng có thế cho phép xả thẳng ra Âu thuyền
Ước tính mỗi xe thải ra từ 5- 10 lít nước mỗi ngày. Vậy với tổng số xe đậu hàng ngày là 15- 25 xe thì mỗi ngày sẽ đổ ra từ 150- 250 lít mỗi ngày.
Ước tính lượng nước chảy tràn từ hoạt động vệ sinh khu vực mà tiểu thương buôn bán ngoài mái che của chợ khoảng 5-7 m3
Vậy lượng nước vào hố thu vào khoảng: 7-8 m3/ngđ
b. Hệ thống xử lý nước thải
• Sơ đồ dây chuyền xử lý nước thải chợ cá.
Hình 3.1: Sơ đồ dây chuyền xử lý nước thải
• Kết quả chạy mô hình
1. Giai đoạn thích nghi của giá thể
a. Vật liệu
Vật liệu được chọn là giá thể MBBR, chọn loại giá thể động tham gia vào quá trình xử lý là giá thể loại Kaldnes được làm từ nhựa PP với đuờng kính 15mm, chiều dài 10 mm, tổng diện tích bề mặt là 700 m2/m3, và khối lượng riêng là 97 kg/m3. Nguồn gốc: Trung Quốc.
Hình 3.2: Giá thể
b. Mô hình nghiên cứu
Gồm các bể : bể chứa nước thải, bể MBBR, bể lắng đứng, bể chứa nước sạch;
- Bể chứa nước thải 150l
- Bể MBBR có thể tích 20l, kích thước: 450mm x 250mm x 200mm
- Bể lắng đứng có thể tích 15l, kích thước 300mm x 200mm x 200mm
- Bể chứa nước sạch L x B x H= 45 x 25 x 20
c. Cấu tạo mô hình
Hình 3.3: Sơ đồ mô hình MBBR
d. Nguyên tắc hoạt động
Mô hình MBBR hiếu khí được vận hành :
Nước thải thủy sản từ thùng chứa được đưa vào bể MBBR bằng máy bơm định lượng.Tại bể MBBR nước thải được tiếp xúc với giá thể di động MBBR và được xáo trộn khí bởi hệ thống sục khí.Giá thể MBBR chiếm khoảng 60% diện tích bể. Khí được phân phối đều trong bể qua hai viên đá bọt loại trung và lưu lượng thổi khí trong bể MBBR được điều chỉnh sao cho nồng độ DO trong bể dao động trong khoảng 2 -4 mg/L nhằm cung cấp đủ lượng oxy và độ xáo trộn vừa phải trong bể tránh làm bông tróc vi sinh vật bám trên các giá thể MBBR khi độ xáo trộn quá lớn nhằm đạt được hiệu quả xử lý cao nhất.
Nước thải trong bể MBBR sau khi thời gian lưu cần thiết sẽ được chảy tràn sang bể lắng đứng.Tại bể lắng đứng, bùn sẽ được lắng xuống đáy bể và phần nước trong sẽ được chảy tràn qua ống thu nước sạch sau xử lý và cho ra bồn. Tại đáy của bể lắng,có hệ thống thu bùn và một phần bùn lắng được tuần hoàn lại bể MBBR bằng loại bơm bùn định lượng nhằm tuần hoàn lượng vi sinh vật cho bể MBBR.
e. Các thiết bị sử dụng trong mô hình - Máy thổi khí
- Máy bơm định lượng
1. Thùng đựng nước thải 2. Máy bơm định lượng 3. Bể MBBR
4. Máy thổi khí
5. Đá bọt phân phối khí 6. Bể lắng
7. Bể chứa nước ra