Kết quả khảo sát, điều tra hiện trạng chất lượng môi trường tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang thông qua Phiếu khảo sát đối với 04 nhóm đối tượng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG nước tại âu THUYỀN, CẢNG cá THỌ QUANG và đề XUẤT BIỆN PHÁP xử lý (Trang 49 - 53)

2.4. Quan trắc môi trường nước mặt tại khu vực Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang

2.4.2. Kết quả khảo sát, điều tra hiện trạng chất lượng môi trường tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang thông qua Phiếu khảo sát đối với 04 nhóm đối tượng

chính liên quan.

Nhằm đánh giá chất lượng môi trường tại Âu thuyền Thọ Quang, tôi đã tiến hành điều tra, phỏng vấn ý kiến của 04 đối tượng chính liên quan đến Âu thuyền Thọ Quang bao gồm: cộng đồng dân cư xung quanh (50 người), các tiểu thương tại Cảng cá Thọ Quang (50 người), các cơ sở công nghiệp hoạt động trong KCN DVTS Đà Nẵng (14 cơ sở) và 08 cơ quan quản lý (Sở, ngành, chính quyền địa phương liên quan).

2.4.2.1. Kết quả điều tra ý kiến cộng đồng (từ hộ gia đình và các tiểu thương) về chất lượng và các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường được thể hiện như sau:

Hộ gia đình Tiểu thương

Hình 2.25: Mức độ ô nhiễm tại Âu thuyền và Cảng Cá Thọ Quang

Theo khảo sát ý kiến của người dân và các tiểu thương tại khu vực thì phần lớn (86%) người dân cho rằng môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó các tiểu thương lại cho rằng ô nhiễm ít và không đáng kể.

 Nước thải từ hoạt động sinh hoạt và hoạt động kinh doanh được thể hiện như sau:

Hộ gia đình Tiểu thương

Hình 2.26: Xử lí nước thải trong sinh hoạt và hoạt động kinh doanh

Hơn 90% nước thải sinh hoạt của dân cư và hoạt động buôn bán của tiểu thương được đấu nối và hệ thống công cộng, đối với hộ gia đình thì cũng có phần ít (9%) hộ dân cho tự thấm trong vườn, một số tiểu thương còn thải trực tiếp xuống âu thuyền.

 Về tình hình thu gom chất thải rắn tại khu vực như sau:

Hộ gia đình Tiểu thương

Hình 2.27: Thu gom chất thải rắn

100% hộ gia đình được khảo sát đều hợp đồng với đơn vị thu gom và trả tiền hang tháng cho việc thu gom rác thải tại hộ gia đình. Đối với các tiểu thương phần lớn cũng hợp đồng với đơn vị thu gom nhưng bên cạnh đó vẫn có ít phần trăm (10%) thải trực tiếp xuống Âu thuyền và 16% xử lý bằng cách dồn lại từng đống lớn và đốt.

 Nguyên nhân gây ô nhiễm được thể hiện như sau:

Hộ gia đình Tiểu thương

Hình 2.28: Nguyên nhân ô nhiễm tại ATTQ CC

Theo ý kiến của người dân sinh sống cũng như buôn bán tại khu vực thì nguồn gây ô nhiễm lớn nhất là các nhà máy chế biến thủy sản trong khu vực, nghiêm trọng nhất là số lượng nhà máy trong KCN tăng lên, tình trạng xả lén ngày càng nhiều khiến người dân bức xúc. Vấn đề xả lén của các công ty trong KCN và trạm XLNT Thọ Quang xảy ra vào lúc nửa đêm hoặc rạng sáng sớm (20h -22h và 1h – 5h). Tiếp đến là hoạt đông tại chợ cá và neo đậu của tàu thuyền, dân buôn bán tại chợ Đầu mối ngày càng gia tăng, tình trạng sơ chế hải sản của các hộ kinh doanh nhiều gây nên mùi hôi nghiêm trọng do các chất thải này phân hủy.

 Người dân đều không trực tiếp nhìn thấy hoạt động xả thải của nhà máy và đánh giá ý thức xả thải của các hộ kinh doanh quá thấp (43% cho điểm từ 1đ-3đ, 57% còn lại cho điểm từ 4đ -6đ.

 Theo cộng đồng, trước năm 2011, 12% người dân cho biết tình hình chất lượng môi trường tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang ô nhiễm rất nghiêm trọng, 17% người dân cho biết tình hình chất lượng môi trường tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang ô nhiễm nghiêm trọng. 71% người dân cho biết tình hình chất lượng môi trường tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang có ô nhiễm nhưng không đáng kể.

 Từ năm 2011 đến năm 2015, 2% người dân cho biết tình hình chất lượng môi trường tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang ô nhiễm rất nghiêm trọng, 50% người dân cho biết tình hình chất lượng môi trường tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang ô nhiễm nghiêm trọng do hoạt động xả trộm của các nhà máy, 48% người dân cho biết tình hình chất lượng môi trường tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang có ô nhiễm nhưng không đáng kể.

 47% cộng đồng được nghe tuyên truyền bảo vệ môi trường tại địa phương, tuy nhiên 32% lại không được tiếp cận thông tin về môi trường, 21% còn lại không quan tâm vấn đề môi trường.

 Người dân cho biết chất lượng môi trường được cải thiện hơn so với trước.43% người dân cho điểm số đánh giá từ 4 – 5đ. Bởi sự can thiệp của các cơ quan chức năng và quản lý, hơn nữa người dân cũng được tuyên truyền và nhận thức ngày càng cao.

(Điểm số của người dân đánh giá chất lượng môi trường tại Âu thuyền chỉ từ 1,0 – 3,0 điểm (theo thang điểm 10: 1 ô nhiễm nghiêm trọng đến 10: môi trường trong lành).

 98% cộng đồng đều cho rằng môi trường rất quan trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng nhưng có 10% tiểu thương không xác định được có ảnh hưởng hay không.

 Theo cộng đồng trách nhiệm BVMT thuộc về tất cả các cá nhân tổ chức.48% cho rằng vai trò của người dân trong công tác bảo vệ môi trường là có quan trọng, số 52% còn lại cho rằng không quan trọng vì nhiều lần người dân ý kiến vẫn không được giải quyết.

 100% người dân cho rằng nếu muốn chất lượng môi trường chuyển biến tốt thì cần thực hiện các công việc sau:

- Các cơ quan quản lý phải đi kiểm tra hiệu quả xử lý của các nhà máy thủy sản, phạt nặng những nhà máy có tình trạng xả lén hoặc nước thải chưa xử lý hoàn toàn.

- Cần phải tăng thùng rác công cộng quanh đường nội bộ để thuận tiện cho người dân trong vấn đề thu gom chất thải rắn từ quá trình sinh hoạt cũng như kinh doanh.

- Vớt rác dưới âu thuyền, biện pháp để tàu thuyền neo đậu không xả rác xuống âu thuyền, nạo vét bùn dưới âu thuyền để giảm thiểu mùi hôi, thực hiện thu gom rác đúng giờ, quét dọn sạch sẽ, dội nước sạch sẽ ở cảng cá để không ủ mùi.

- Riêng khu vực Chợ cá, phải khơi thông các cống tại cảng cá, vệ sinh cảng cá mỗi ngày.

- Khơi thông dòng chảy tại cầu Mân quang và sớm đưa vào vận hành Trạm xử lý nước thải Sơn Trà.

2.4.2.2. Kết quả khảo sát từ các cơ sở công nghiệp (Trên kết quả điều tra 14 cơ sở sản xuất công nghiệp).

Loại hình hoạt động của tất cả các nhà máy công nghiệp đều sản xuất chế biến thủy sản.Tất cả các nhà máy công nghiệp đều có chuyên viên chuyên về mảng môi trường và đều cho biết tình trạng môi trường hiện nay là có ô nhiễm.

Hoạt động của tất cả các cơ sở công nghiệp đều phát sinh: NTSH, NTSX, CTRSH, CTRSX, khí thải và mùi hôi. Biện pháp BVMT tại cơ sở như sau:

Đối với NTSX: 100% đều có xử lý sơ bộ trước khi thải vào HTXL tập trung của KCN

Đối với NTSH: 13/14 cơ sở đều có xử lý sơ bộ nhờ hầm, ngăn tự hoại trước khi đấu nối vào HTXL trung.01/14 cơ sở đấu nối trực tiếp vào HTXL tập trung.

Đối với khí thải, mùi hôi: chỉ có 10/14 cơ sở có HTXL khí thải tại nhà máy trước khi thải xa môi trường, 3/14 cơ sở xử ly bằng chế phẩm gây mùi, 01/14 cơ sở cho rằng hoạt động của đơn vị không phát sinh khí thải và mùi hôi nên không có biên pháp xử lý.

100% các cơ sở sản xuất đều cho rằng cơ sở của mình không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và hai (02) năm gần đây tất cả các cơ sở đều không bị khiếu kiện hay phản ánh do o nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến môi trường.

- Các doanh nghiệp cho rằng nguyên nhân gây ô nhiễm vẫn diễn ra là do:

+ Các doanh nghiệp chế biến thủy sản, thực phẩm khác cơ sở mình xả thải chưa đúng các chỉ tiêu quy định trong cam kết BVMT; tình trạng vệ sinh môi trường tại một số doanh nghiệp chưa tốt.

+ Âu thuyền Thọ Quang do thay đổi kết cấu xây dựng (làm đường, cầu Mân Quang Thuận Phước) nên dòng chảy không lưu thông, nước ứ đọng gây ô nhiễm.

+ Nước thải từ chợ đầu mối, nước từ các trạm xử lý nước thải của KCN chưa xử lý hiệu quả, nước thải sinh hoạt từ các tàu thuyền neo đậu xả thẳng xuống âu thuyền và cơ chế quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại để giải quyết ô nhiễm tại khu vực này.

2.4.2.3. Kết quả khảo sát từ cơ quan quản lý

Các đối tượng được điều tra bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; BQL các KCN và chế xuất Đà Nẵng; UBND phường Thọ Quang; UBND phường Mân Thái, UBND phường Nại Hiên Đông; UBND quận Sơn Trà và BQL Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang.

Đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm: Tất cả các cơ quan quản lý đều có quan điểm giống số đông cộng đồng và cơ sơ công nghiệp.

Tất cả các cơ quan đều tổ chức thanh, kiểm tra và giám sát định kỳ.Riêng BQL Âu thuyền và Cảng cá tổ chức kiểm tra hàng ngày, các Phòng tài nguyên và Chi cục kiểm tra hằng năm theo kết hoạch. Các UBND lại không thường xuyên.

Các giải pháp, chính sách mà cơ quan thực hiện nhằm giảm thiểu ô nhiễm: Cải tạo, lắp thêm 1 số thiết bị xử lý tại TXL NT Thọ Quang; giám sát tình hinh xả thải;

thực hiện theo Quyết định 03/2012 của UBND Tp về ban hành quy chế quản lý Âu

thuyền Thọ Quang; nâng cấp Trạm xử lý nước thải của KCN DVTS Đà Nẵng; yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đúng nhu hồ sơ môi trường đã phê duyệt; thực hiên phun chế phẩm khử mùi tại cửa xả ra Âu thuyền và nạo vét định kỳ Âu thuyền để giảm mùi hôi; tiếp tục tăng cường công tác thanh kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường, xả thải vào Âu thuyền để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp xả lén;

Các khó khăn mà các cơ quan quản lý cho rằng đã nghiêm ngặt quản lý và giám sát, tuy nhiên gặp phải hầu hết là 1 số nhà máy không hợp tác, ý thức của ngư dân neo đậu tàu thuyền còn thấp. Bên cạnh đó vấn đề về kinh phí, chưa quyết đoán trong xử phạt, đội ngũ nhân viên còn chưa đủ trình độ vẫn là một trong các khó khăn các cơ quan quản lý đang gặp phải.

Nhìn chung, 100% 04 đối tượng được điều tra cho rằng vai trò giám sát của cộng đồng dân cư trong kiểm soát ô nhiễm môi trường tại khu vực Âu thuyền Thọ Quang là rất cần thiết. Do đó, cần phải nghiên cứu, phát triển mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng địa phương, tạo được cơ chế phối hợp giữa chính quyền, doanh nghiệp, người dân, ngư dân trong vấn đề quản lý môi trường tại âu thuyền.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG nước tại âu THUYỀN, CẢNG cá THỌ QUANG và đề XUẤT BIỆN PHÁP xử lý (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w