Quy định về thủ tục đầu tư

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật đầu tư của việt nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của lào (Trang 35 - 40)

Mục đích chủ yếu của việc quy định các thủ tục đầu tư là để đảm bảo sự quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, tránh sự lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả trong đầu tư.

Đồng thời thông qua đó Nhà nước thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động đầu tư, từ đó có cơ sở pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư .

2.4.1. Quy định về thủ tục đầu tư theo pháp luật Việt Nam

Theo Luật Đầu tư 2005, các thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư được quy định theo 3 nhóm dự án đầu tư là: Dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký

đầu tư, dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư và dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư.

a. Dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư

Các dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện đầu tư thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư ( khoản 1, điều 45, Luật Đầu tư 2005)/

b. Dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư

Đối với các dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam, không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư theo mẫu đăng ký đầu tư tại cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư các tỉnh.

Đối với các dự án đầu tư trong nước, nhà đầu tư phải đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án. Nội dung đăng ký đầu tư gồm :

- Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

- Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

- Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;

- Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường;

- Kiến nghị ưu đãi đầu tư ( nếu có)

Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư thì cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Đối với dự án đầu tư nước ngoài, việc nhà đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư là để cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký đầu tư hợp lệ. Hồ sở đăng ký đầu tư ngoài các văn bản về nội dung đăng ký đầu tư như các dự án đầu tư trong nước còn phải thêm các giấy tờ sau:

- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;

- Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp (nếu có)

c. Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư

Đối với 1 số loại dự án phải thẩm tra theo quy định của pháp luật thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành thẩm tra hồ sơ dự án trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư.

- Những loại dự án phải thẩm tra

+ Dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện;

+ Dự án thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện.

- Hồ sơ thẩm tra :

Chủ đầu tư phải lập hồ sơ thẩm tra dự án đầu tư trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm tra. Đối với mỗi nhóm dự án đầu tư thì yêu cầu về hồ sơ thẩm tra có khác nhau:

+ Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện:

Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư; văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư; báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; giải trình kinh tế – kỹ thuật với các nội dung về : mục tiêu, địa điểm đầu tư; nhu cầu sử dụng đất; quy mô đầu tư, vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; giải pháp công nghệ;

giải pháp về môi trường.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài hồ sở thẩm tra còn bao gồm : hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp (nếu có)

+ Đối với các dự án thuộc danh mục đầu tư có điều kiện

* Nếu dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam, hồ sơ gồm:

Giải trình điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng; các giấy tờ khác như hồ sơ đăng ký đầu tư.

* Nếu dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên, hồ sơ gồm:

Giải trình điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng; các giấy tờ khác như hồ sơ thẩm tra đầu tư dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện.

Chủ đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực và tính hợp pháp của các thông tin, số liệu, tài liệu gửi theo hồ sơ dự án.

- Nội dung thẩm tra

+ Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện thì nội dung thẩm tra gồm:

Sự phù hợp với quy hoạch kết cấu kỹ thuật – hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng các nguồn tài nguyên và khoáng sản;

Nhu cầu sử dụng đất;

Tiến độ thực hiện dự án;

Giải pháp bảo vệ môi trường;

+ Đối với các dự án thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện thì nội dung thẩm tra là những điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng. Nếu dự án có quy mô từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên, nội dung thẩm tra còn bao gồm các nội dung như nội dung thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện như đã trình bày ở trên.

- Thời hạn và quy trình thẩm tra đầu tư :

Thời gian thẩm tra đầu tư không qúa 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp cần thiết thời hạn trên có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

Quy trình thẩm tra đầu tư được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Cơ quan thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Cơ quan có thẩm quyền thẩm tra đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư là những cơ quan Nhà nước quản lý về đầu tư theo sự phân cấp của Chính phủ.

Những cơ quan này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những đề xuất và những quyết định của mình đối với dự án.

2.4.2. Quy định về thủ tục đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào

Thủ tục xin đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư có mục đích đầu tư trong ngành kinh tế quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước phải làm đơn theo mẫu in của Uỷ ban khuyến khích và quản lý đầu tư và gồm kèm theo các tài liệu như : bản sao sổ hộ khẩu, lý lịch trích ngang của nhà đầu tư, bản thỏa thuận kinh tế công nghệ hoặc kế hoạch hoạt động kinh doanh, thông tin về kinh doanh nếu là doanh nghiệp; hợp đồng hợp tác đầu tư nếu là đầu tư trong hình thức doanh nghiệp hợp danh, rồi gửi lên Uỷ ban khuyến khích đầu tư trong nước xem xét. Ngoài các hoạt động kể trên còn phải nộp đơn xin đầu tư lên Bộ Thương mại.(Điều 12)

Sau khi nhận được đơn và các tài liệu kèm theo đã quy định tại điều 12 của luật này, Uỷ ban khuyến khích và quản lý đầu tư trong nước, Bộ Thương mại xem xét, đánh giá và trả lời bằng cách ký với nhà đầu tư trong thời hạn như sau:

Đối với hoạt động kinh doanh liên quan đến việc hưởng quyền Uỷ ban khuyến khích đầu tư phải có thông báo không quá 30 ngày, còn hoạt động kinh doanh không quá 20 ngày.

Nhà đầu tư trong nước đã nộp đơn tới Uỷ ban khuyến khích đầu tư nếu đủ điều kiện sẽ được nhận giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế tại đây.

Nhà đầu tư trong nước đã nộp đơn tới Bộ Thương mại nếu đủ điều kiện sẽ được cấp giấy đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế tại Bộ Thương mại. Sau đó sẽ được coi là doanh nghiệp hợp pháp, trong vòng 90 ngày doanh nghiệp đầu tư đó phải tiến hành hoạt động kinh doanh của mình, nếu không thực hiện theo thời hạn trên mà không có lý do chính đáng thì giấy phép đầu tư và giấy đăng ký kinh doanh sẽ bị huỷ bỏ.

Thủ tục đầu tư nước ngoài phức tạp hơn, theo quy định đơn xin đầu tư nước ngoài bao gồm 2 loại:

- Đơn xin đầu tư trong biên lai kinh doanh khuyến khích hoặc dự án không liên quan đến việc xin nhượng quyền của CHDCND Lào hoặc quyền liên quan đến tài nguyên thiên nhiên nhưng không có ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe và văn hóa của đất nước.

- Đơn xin đầu tư trong biên lai kinh doanh mở nhưng phải có điều kiện hoặc dự án liên quan với việc xin nhượng quyền của CHDCND Lào hoặc quyền liên quan đến tài nguyên thiên nhiên nhưng không có ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe và văn hóa của đất nước.

Trong việc lập đơn xin đầu tư dựa theo mục đích của nhà đầu tư phải bao gồm những tài liệu sau:

- Đơn xin đầu tư - Nội quy Công ty

- Hợp đồng kinh doanh ( đối với doanh nghiệp hợp doanh) - Bản thoả thuận kinh tế công nghệ hoặc kế hoạch hoạt động

kinh doanh

- Tài liệu chứng nhận tổ chức hoặc hoàn cảnh tài chính

Đơn và các tài liệu phải nộp cho Bộ khuyến khích đầu tư kiểm tra, Bộ khuyến khích đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận tính chính xác của các tài liệu cho nhà đầu tư trong thời hạn 3 ngày. Sau đó nhà đầu tư gửi đơn xin Bộ nghiên cứu xem xét để tiến hành trong các bước tiếp theo của hoạt động đầu tư.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật đầu tư của việt nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của lào (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w