Các quy định khác (về khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, BOT,BTO…)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật đầu tư của việt nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của lào (Trang 48 - 53)

Trên thế giới, ở các nước phát triển và đặc biệt ở các nước đang phát triển, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao, khu kinh tế (ở phần này gọi chung là khu công nghiệp) là mô hình phát triển kinh tế quan trọng. Khi các nước bắt đầu quan tâm đến thương mại quốc tế và có sử dụng hàng rào thuế quan khắt khe đối với hàng hóa được nhập khẩu vào lãnh thổ của mình thì cũng là thời điểm ra đời của các khu công nghiệp (với đặc điểm ban là một khu vực kinh tế tự do có nhiều ưu đãi). Hiện nay, các nước có thể không đồng nhất với nhau khi quan niệm về khu công nghiệp nhưng họ đều cho rằng đây là khu vực có hàng rào giới hạn riêng biệt với các vùng lãnh thổ còn lại của nước sở tại, có môi trường ưu đãi đặc biệt dành cho các nhà đầu tư, nhằm thực hiện mục tiêu của nước chủ nhà là thu hút vốn, kỹ thuật hiện đại, thúc đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp, phát triển công nghiệp, đổi mới cơ cấu kinh tế và thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

2.8.1. Các quy định khác của Luật Đầu tư theo pháp luật Việt Nam Hoạt động đầu tư vào các khu công nghiệp phải tuân thủ quy định của pháp luật đầu tư nói chung. Tuy nhiên Nhà nước Việt Nam luôn coi các khu công nghiệp là những địa bàn cần khuyến khích đầu tư, do vậy đã dành cho nó những quy chế pháp lý đặc thù nhất định.

Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân mà theo quy định của pháp luật Việt Nam được tiến hành các hoạt động đầu tư với các hình thức : đầu tư hình thành tổ chức kinh tế; đầu tư theo dự án, đầu tư mua cổ phần, góp vốn trực tiếp vào các tổ chức kinh tế; đầu tư sáp nhập, mua lại doanh nghiệp…với mục đích thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ tại các khu công nghiệp.

Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo luật hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trước khi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực), hộ kinh doanh, cá nhân, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam…đều có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các khu công nghiệp.

Pháp luật Việt Nam cho phép nhà đầu tư được phép đầu tư kinh doanh trong mọi lĩnh vực, trừ một số lĩnh vực cấm, hạn chế đầu tư được quy định trong danh mục các ngành nghề bị cấm, danh mục các lĩnh vực địa bàn bị cấm đầu tư và các danh mục điều kiện đầu tư kèm theo. Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định những địa bàn, lĩnh vực khuyến khích đầu tư và đặc biệt là khuyến khích đầu tư.

Các ưu đãi đầu tư mà các nhà đầu tư được hưởng đó là những quyền , lợi ích vật chất, phi vật chất khi tiến hành đầu tư như ưu đãi về thủ tục hành chính:

pháp luật quy định thủ tục hành chính tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được thực hiện theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”; hoạt động đầu tư tại tỉnh thì các ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh là đầu mối tiếp nhận hồ sơ liên quan đến các khu công nghiệp tại tỉnh mình; ưu đãi về tài chính : Nhà nước miễn hoặc giảm nghĩa vụ tài chính cho các nhà đầu tư như thuế, được hỗ trợ các nguồn vốn tín dụng khi triển khai dự án; ưu đãi về sử dụng đất…

Thủ tục đầu tư vào các khu công nghiệp ở Việt Nam, Nhà nước tạo ra những thuận lợi về thủ tục hành chính thông qua các quy định đơn giản, theo nguyên tắc “ một cửa, tại chỗ” để triển khai và thực hiện dự án, nhà đầu tư chỉ làm các thủ tục tại ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh. Đây là cơ quan được phân cấp, uỷ quyền quản lý hoạt động đầu tư tại các khu công nghiệp, từ khâu thẩm định, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư…đến quá trình thực hiện quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển công nghiệp thông qua các khu công nghiệp là cần thiết để xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của nền KT-XH.

Các khu công nghiệp có tác động rất lớn đến hoạt động đầu tư và do đó có vai trò quan trọng đối với phát triển nền kinh tế. Khu công nghiệp đóng vai trò khởi động quá trình phát triển công nghiệp tại một số địa điểm chọn lọc, tạo điều kiện phát triển công nghiệp rộng rãi trên phạm vi cả nước, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu KT-XH được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặt ra trong từng thời kỳ. Vai trò đó được biểu hiện cụ thể :

Khu công nghiệp là công cụ quy hoạch sản xuất công nghiệp, góp phần tạo đà tăng trưởng công nghiệp, từng bước thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh hình thành và phát triển các cơ sở công nghiệp một cách tự phát. Khu công nghiệp là phương tiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, thực hiện mục tiêu tăng nguồn hàng xuất khẩu, đẩy mạnh dịch vụ thu ngoại tệ, thúc đẩy các cơ sở sản xuất dịch vụ cùng phát triển, phân bổ lực lượng sản xuất.

Khu công nghiệp được thành lập tạo môi trường thuận lợi để mở rộng thu hút đầu tư, bao gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, góp phần thực hiện chính sách kinh tế mở và chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Trong điều kiện cơ sở hạ tầng trên phạm vi toàn quốc còn nhiều yếu kém thì việc hình thành những “khu vực riêng” với những điều kiện ưu việt

về thủ tục thuê đất, mặt bằng hoạt động, chính sách thuế khóa …sẽ tạo nên sức hấp dẫn với các nhà đầu tư.

Thành lập khu công nghiệp là giải pháp khắc phục yếu kém về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Trong điều kiện Nhà nước chưa có khả năng triển khai trên quy mô lớn về việc xây dựng kết cấu hạ tầng thì trên một địa bàn giới hạn của khu công nghiệp, Nhà nước có thể tập trung những điều kiện cần thiết để nâng cấp cơ sở hạ tầng đạt tới trình độ quốc tế mà các doanh nghiệp thường đòi hỏi, mặt khác cho phép thực hiện mục tiêu tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, phát triển hạ tầng, thực hiện tốt việc kiểm soát và bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra.

Khu công nghiệp là nơi tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học tiên tiến trên thế giới, tiếp thu những kinh nghiệm quản lý và khai thác tiềm năng vật chất vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước.

Tạo ra những điều kiện thuận lợi để đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực có trình độ cao. Các khu công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tạo thêm việc làm, đào tạo, nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ, nâng cao tay nghề cho công nhân…

Những vai trò to lớn trên đây đã khẳng định việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế là giải pháp đúng đắn để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong nước và ngoài nước, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Luật Đầu tư của Việt Nam còn đề cập đến các hình thức hợp đồng như BOT, BTO, và BT. Những hợp đồng này có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải…). Thay vì phải đầu tư vốn xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng, Nhà nước áp dụng những chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư để có được hệ thống cơ sở hạ tầng thông qua việc nhận chuyển giao quyền sở hữu các công trình từ nhà đầu tư bằng những phương thức chuyển giao khác nhau.

Về mặt pháp lý, sự khác nhau của yếu giữa các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT thể hiện ở thời điểm chuyển giao quyền sở hữu công trình gắn với quyền quản lý, vận hành, khai thác công trình của nhà đầu tư cho Nhà nước và phương thức thanh toán, đền bù của Nhà nước cho nhà đầu tư. Trong hình thức BOT, sau khi xây dựng xong công trình, nhà đầu tư quản lý và kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý, hết thời hạn kinh doanh, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình cho Nhà nước. Với hình thức BTO, sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư chuyển giao quyền sở hữu công trình cho Nhà nước; nhà đầu tư được Nhà nước giành cho quyền kinh doanh công trình trong thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. ở hình thức BT, sau khi xây dựng công trình, nhà đầu tư chuyển giao quyền sở hữu công trình cho Nhà nước; nhà đầu tư được Nhà nước tạo điều kiện thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.

2.8.2. Các quy định khác của Luật Đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào Những quy định cơ bản về hoạt động đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các hợp đồng BOT ,BTO, BT dường như chưa đề cập đến nhiều trong pháp luật đầu tư của CHDCND Lào

Chương III

Kinh nghiệm đạt được và một số yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật đầu tư

của CHDCND Lào

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật đầu tư của việt nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của lào (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w