Kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật đầu tư của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật đầu tư của việt nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của lào (Trang 53 - 56)

Pháp luật đầu tư của Việt Nam trong thời gian qua đã có những thay đổi linh hoạt nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư và phù hợp với quá trình hội nhập.

Điều này được thể hiện ở những vấn đề sau.

3.1.1. Thống nhất điều chỉnh các hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài.

Trong xu thế hội nhập để phát triển, các quốc gia thường cố gắng tạo ra một nền tảng pháp luật có tính tương đồng. Chính vì vậy việc sửa đổi, bổ xung vào hệ thống pháp luật đầu của Việt Nam những quy định mới phù hợp với pháp luật của một số nước trong khu vực, đặc biệt là trong các khối hợp tác thương mại là hết sức cần thiết.

Đối với pháp luật đầu tư của Việt Nam, việc chia các hoạt động đầu tư thành đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để điều chỉnh đã có tính lịch sử.

Trong khi đó, ở một số quốc gia láng giềng, việc dùng một luật để điều chỉnh mọi hoạt động đầu tư, từ lâu đã được coi là một trong những biện pháp khuyến khích đầu tư rất có hiệu quả. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài, một khi được coi như các nhà đầu tư trong nước với đầy đủ những quyền, nghĩa vụ, thậm chí với các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư như nhau, sẽ yên tâm hơn khi tiến hành các dự án đầu tư.

Trước khi có Luật Đầu tư năm 2005, ở Việt Nam, các hoạt động đầu tư nước ngoài chủ yếu được điều chỉnh bằng Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Luật này được ban hành lần đầu tiên vào năm 1987); trong khi các hoạt động

đầu tư trong nước được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật chuyên ngành như Luật Doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước… Sự phân chia như vậy có một ưu điểm chủ yếu là Nhà nước có thể chủ động điều chỉnh các dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước một cách tách biệt. Tuy nhiên, với cách phân chia này, cảm giác an toàn của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nước tiếp nhận đầu tư là không có. Hơn nữa, cách điều chỉnh như vậy tạo nên một sự phân biệt đối xử không cần thiết giữa các nhà đầu tư trên cùng lãnh thổ, ảnh hưởng đến các quyền lợi cần được bảo vệ của các nhà đầu tư mà điển hình trong đó là quyền được hưởng sự đối xử công bằng từ phía Nhà nước tiếp nhận đầu tư và quyền tự do kinh doanh .

Hội nhập được nhìn nhận trước hết trên khía cạnh thương mại, theo đó, các nước theo đuổi xu hướng này sẽ phải chấp nhận đối mặt với quá trình tự do hóa thương mại, tháo bỏ dần những rào cản thuế quan và phi thuế quan nhằm tạo ra một môi trường thương mại mà trong đó, đường biên giới quốc gia hầu như không có mấy ý nghĩa trong giao lưu thương mại; quốc tịch của các nhà đầu tư không còn nhiều ý nghĩa.

Nhằm đáp ứng những đòi hỏi khách quan trên đây, Luật Đầu tư 2005 là một trong những vớ dụ minh chứng rừ nột nhất. Luật Đầu tư 2005 ra đời thay thế cho Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước với ý nghĩa đặc biệt quan trọng là kể từ thời điểm Luật này có hiệu lực, Việt Nam đã thống nhất điều chỉnh các quan hệ đầu tư. Về cơ bản, các quyền, nghĩa vụ chủ yếu của các nhà đầu tư đều giống nhau một khi họ tiến hành các hoạt động đầu tư ở Việt Nam.

3.1.2. Xây dựng một hệ thống các quy phạm pháp luật về đầu tư hoàn thiện.

Thứ nhất, về hình thức đầu tư, pháp luật về đầu tư ngày càng mở rộng các hình thức. Nếu thời điểm năm 1996, Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam được coi là khá hoàn thiện khi quy định ba hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài bao

gồm : hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thì đến Luật Đầu tư 2005 đã thực sự tạo nên một bước đột phá trong quy định về hình thức đầu tư, bởi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ đơn giản có ba hình thức như trên mà bao gồm hầu hết các hình thức tồn tại của hoạt động đầu tư nói chung ở Việt Nam. Trong mối quan hệ thống nhất với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn một cách rộng rãi trong các hình thức doanh nghiệp, hợp đồng có trong nền kinh tế Việt Nam để làm hình thức hoạt động cho dự án của riêng mình.

Kể từ thời điểm 01/07/2006- thời điểm Luật Đầu tư 2005 và Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực – các nhà đầu tư nước ngoài, khi tiến hành đầu tư trực tiếp vào Việt Nam có quyền được lựa chọn một trong các hình thức sau để tiến hành dự án đầu tư của mình :

- Các hình thức hợp đồng như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng xây dựng, kinh doanh chuyển giao.

- Các hình thức doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, các công ty, doanh nghiệp tư nhân.

Thứ hai, về đảm bảo đầu tư và khuyến khích đầu tư, pháp luật Việt Nam rất chú trọng tới nội dung này.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam các biện pháp bảo đảm đầu tư bao gồm: bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư; bảo đảm việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư ra nước ngoài; bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi bất thường của chính sách, pháp luật. Bên cạnh các biện pháp bảo đảm đầu tư kể trên, còn có một số biện pháp bảo đảm đầu tư khác do pháp luật quy định. Ngoài ra, với tư cách là thành viên chính thức của diễn đàn hợp tác kinh tế mở APEC, Việt Nam cũng cam kết thực hiện các quy tắc đối sử quốc gia với các

thành viên khác trong diễn đàn liên quan đến vấn đề đảm bảo và khuyến khích đầu tư.

Luật Đầu tư 2005 của Việt Nam lấy tiêu chí lĩnh vực đầu tư và địa bàn đầu tư làm những tiêu chí cơ bản để áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư.

Trên cơ sở xác định lĩnh vực và địa bàn đầu tư của từng dự án mà xác định các ưu đãi cũng như hỗ trợ đầu tư cụ thể. Các biện pháp khuyến khích đầu tư chủ yếu bao gồm: các biện pháp khuyến khích về thuế ( các trường hợp miễn, giảm thuế hoặc áp dụng một cách tính thuế hợp lý hơn); các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ về thủ tục để tiến hành một dự án đầu tư (thời gian, chi phí cho việc đăng ký đầu tư hoặc thành lập các doanh nghiệp); các biện pháp hỗ trợ phát triển trong quá trình đầu tư (hỗ trợ về đào tạo; khuyến khích phát triển); các biện pháp khuyến khích liên quan đến các chính sách sử dụng đất, mặt nước, mặt biển và các nguồn tài nguyên khác (miễn giảm tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển, thuế tài nguyên; ưu đãi liên quan đến thời gian thuê); một số biện pháp khuyến khích khác như việc mở rộng ngành nghề đầu tư hoặc chính sách cởi mở trong vấn đề sử dụng lao động v.v…

Thứ ba, việc nhất thể hóa pháp luật đầu tư ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở chỗ không phân biệt giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài mà còn không phân biệt đầu tư trực tiếp hay gián tiếp, có yếu tố Nhà nước hay không, đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hay ngoài lãnh thổ Việt Nam đều được thống nhất điều chỉnh bởi Luật Đầu tư 2005. Luật này đã ghi nhận và điều chỉnh một số hoạt động đầu tư trước đây vốn vẫn được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật riêng.

Như vậy, với một hệ thống các quy định ngày càng hoàn thiện, pháp luật về đầu tư của Việt Nam đang tiến gần hơn tới mức tiêu chuẩn của sự phù hợp với xu hướng hội nhập.

3.2. Một số yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật đầu tư của Lào

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật đầu tư của việt nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của lào (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w