Quy định về ưu đãi đầu tư

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật đầu tư của việt nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của lào (Trang 45 - 48)

2.7.1. Quy định về ưu đãi đầu tư theo pháp luật Việt Nam

Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư là một trong những nội dung cơ bản của các đạo luật về đầu tư, là công cụ, chính sách nhằm thu hút đầu tư hoặc định hướng đầu tư theo những mục tiêu phát triển nhất định. Ưu đãi đầu tư không chỉ có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư mà ưu đãi đầu tư có thể tác động đến cơ cấu đầu tư. Trong thực tế có rất nhiều ưu đãi đầu tư dành cho các nhà đầu tư, trong đó phổ biến nhất là ưu đãi liên quan đến thuế doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và được thể hiện thông qua hình thức thuế xuất ưu đãi, miễn thuế.

Đồng thời, có một số ưu đãi khác xung quanh vấn đề lao động, việc làm, ưu đãi về đào tạo, ưu đãi theo vùng…Thực tế cho thấy, sự đơn giản, minh bạch của hệ thống chính sách ưu đãi có ý nghĩa thực sự quan trọng; ngược lại, một hệ thống

chớnh sỏch ưu đói khụng rừ ràng, phức tạp sẽ làm giảm mục đớch của hoạt động ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.

Xây dựng một hệ thống chính sách ưu đãi đơn giản, minh bạch và áp dụng thống nhất cho cả nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đồng thời bảo đảm sự phù hợp trong các quy định của pháp luật hiện hành không tạo ra sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật là mục tiêu mà Luật Đầu tư hướng tới. Theo đó, Luật Đầu tư quy định các ưu đãi liên quan đến thuế ( Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, nhập khẩu), chuyển lỗ, khấu hao tài sản cố định, sử dụng đất ( các điều từ Điều 33 đến Điều 36); giao Chính phủ quy định ưu đãi cho các nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (Điều 37). Trong đó, ưu đãi về thuế, về sử dụng đất được dẫn chiếu đến các luật chuyên ngành. Cụ thể: thuế suất ưu đãi, thời hạn hưởng thuế suất ưu đãi, thời gian, miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế; nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa khác để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của luật thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu; thời hạn sử dụng đất, miễn giảm tiền thuê đất, sử dụng đất, thuế sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai…Đồng thời, Luật Đầu tư quy định về hỗ trợ đầu tư trong chuyển giao công nghệ và đào tạo…

Bảo đảm tự chủ trong hoạt động của nhà đầu tư và nhằm thực hiện cải cách hành chính trong việc cấp ưu đãi, bảo đảm tính đồng bộ giữa các quy định của Luật Đầu tư với các luật khác có liên quan, tránh tình trạng cấp ưu đãi không sáp với thực tế triển khai dự án đầu tư, điều 38 Luật Đầu tư quy định về thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư như sau:

- Đối với dự án đầu tư trong nước thuộc diện không phải đăng ký đầu tư và dự án thuộc diện đăng ký đầu tư, nhà đầu tư căn cứ vào các ưu đãi và điều kiện ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật để tự xác định ưu đãi và làm thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp nhà đầu

tư có yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì phải làm thủ tục đăng ký đầu tư để cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào giấy chứng nhận đầu tư.

- Đối với dự án đầu tư trong nước thuộc diện thẩm tra đầu tư đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi, cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào giấy chứng nhận đầu tư.

- Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi, cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào giấy chứng nhận đầu tư.

2.7.2. Quy định về ưu đãi đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào

Theo Điều 10 Luật đàu tư nước ngoài nhà đầu tư nước ngoài được phép thuê đất và chuyển giao các lợi ích phát sinh từ hợp đồng thuê bất động sản, được phép sở hữu các lợi ích từ đất và động sản khác và chuyển giao các lợi ích phát sinh từ mối quan hệ sở hữu các tài sản đó.

Nhà đầu tư nước ngoài được tự do vận hành doanh nghiệp của mình trong khuôn khổ pháp luật CHDCND Lào. Chính phủ không can thiệp vào việc quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài.

Theo Điều 12, Chính phủ CHDCND Lào tạo thuận lơi cho các nhà đầu tư nước ngoài và nhân sự của họ, gia đình của nhà đầu tư nước ngoài được vào lãnh thổ Lào, đi lại, lưu trú trên lãnh thổ Lào và rời khỏi lãnh thổ Lào. Tất cả những người này phải tuân thủ pháp luật CHDCND Lào.

Theo Điều 17, đầu tư nước ngoài phải trả thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, phương tiện sản xuất, phụ tùng và các tư liệu khác được sử dụng trong quá trình vận hành dự án đầu tư hoặc trong quá trình sản xuất, với mức thuế thống nhất tối đa là 1%. Nguyên liệu và các vật liệu trung gian được nhập khẩu với mục đích chế biến để tái xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu. Tất cả các sản phẩm thành phẩm xuất khẩu đều được miễn thuế xuất khẩu. Nguyên liệu và vật liệu trung gian nhập khẩu vì mục đích thực hiện thay thế nhập khẩu được giảm thuế phù hợp với chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ.

Theo Điều 18, trong những trường hợp ngoại lệ, nếu có quyết định đặc biệt của Chính phủ CHDCND Lào, nhà đầu tư nước ngoài có thể được hưởng ưu đãi và lợi ích đặc biệt như được giảm hoặc miễn thuế lợi tức quy định tại điều 16, giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu quy định tại điều 17 nếu nhà đầu tư đầu tư với quy mô lớn và có ảnh hưởng rất tích cực đối với sự phát triển KTXH của CHDCND Lào.

2.8. Các quy định khác (về khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật đầu tư của việt nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của lào (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w