Một số vấn đề về giáo dục đào tạo trong Quân đội và chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý chi ngân sách trong các trường quân đội ở Việt Nam (Trang 24 - 37)

6. Kết cấu của đề tài Luận án

1.1. Một số vấn đề về giáo dục đào tạo trong Quân đội và chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo

1.1.1. Khái niệm về giáo dục đào tạo - Khái niệm chung:

Có một số khái niệm về GDĐT được trình bày ở các tài liệu khác nhau, chẳng hạn:

Theo Từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Đà Nẵng thì: “GDĐT là hoạt động tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người để họ dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [78, 734].

Theo Từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Khoa học xã hội: “GDĐT là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [78, 279].

Theo Tân Từ điển - Nhà xuất bản Khai Trí: “GDĐT là hoạt động dạy dỗ để phát triển khả năng thể chất, tri thức và đạo lý” [62, 592] và “Đào tạo là quá trình nung nấu, gây dựng nên” [62, 479].

Theo Giáo trình Thống kê xã hội - Nhà xuất bản Thống kê: “GDĐT là một ngành hoạt động xã hội nhằm nâng cao dân trí, tạo nguồn lao động có kỹ năng thích hợp và tạo nhân tài cho đất nước” [36, 70].

Qua các khái niệm trên, GDĐT được hiểu trên các khía cạnh: Là hoạt động của xã hội, không phải của riêng ngành GDĐT; GDĐT là cơ sở tạo ra nguồn lao động có chất lượng, phát hiện nhân tài và tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình. Hoạt động GDĐT bao gồm giáo dục mẫu giáo, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trên đại học và dạy nghề. Trong tất cả

các hoạt động trên trường học là nơi đảm nhận vai trò quan trọng và giáo viên là khâu chủ đạo.

- Khái niệm GDĐT trong quân đội:

GDĐT trong quân đội được hiểu là một hoạt động của lực lượng vũ trang nhằm tạo nguồn cán bộ có phẩm chất và năng lực phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Cụ thể:

+ Đó là một hoạt động của lực lượng vũ trang và là hoạt động rất quan trọng, nó quyết định chất lượng đội ngũ sỹ quan.

+ Môi trường GDĐT trong quân đội là nhà trường quân đội được cấu thành bởi các lực lượng cơ bản là người dạy, người quản lý, người học và cơ sở vật chất kỹ thuật.

+ Hệ thống GDĐT trong quân đội bao gồm các trường quân sự tỉnh, thành phố, các trường quân sự quân khu, quân đoàn, các trường cao đẳng, trung học và dạy nghề, các trường sỹ quan và các học viện.

+ Sản phẩm của hệ thống GDĐT trong quân đội là sỹ quan có phẩm chất và năng lực phù hợp với các chuyên ngành đào tạo.

1.1.2. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân

Luật Giáo dục của Việt Nam bản sửa đổi năm 2009 tại Điều 48 “Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân” qui định:

1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:

a) Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;

b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động;

c) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

2. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường được quy định tại các điều 50, 50a, 50b và Điều 51 của Luật này".

Bên cạnh đó, Điều 49 “Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân” cũng đưa ra qui định:

1. Trường của cơ quan nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Trường của lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ và kiến thức quốc phòng, an ninh.

2. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại Điều 36 và Điều 42 của Luật này nếu đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật giáo dục và Điều lệ nhà trường ở mỗi cấp học và trình độ đào tạo, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục và thực hiện chương trình giáo dục để cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

1.1.3. Đặc điểm giáo dục đào tạo trong các trường Quân đội

Các trường sỹ quan quân đội là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân nên cũng có những đặc điểm chung như các trường ngoài quân đội.

Nhưng GDĐT trong các trường sỹ quan quân đội là một hoạt động của lực lượng vũ trang nên nó có những đặc điểm riêng.

1.1.3.1. Đặc điểm về đào tạo

- Đào tạo theo kế hoạch và có địa chỉ: Căn cứ vào tổ chức, biên chế của các đơn vị, Cục Cán bộ lập kế hoạch đào tạo và giao nhiệm vụ đào tạo cho các trường. Học viên tốt nghiệp được phân công về các đơn vị theo kế hoạch, quy hoạch được xác định trước. Không có tình trạng học viên ra trường không có việc làm, không tự chọn đơn vị công tác.

- Kinh phí đào tạo: Do NSNNNN bảo đảm toàn bộ thông qua NSNN quốc phòng. Người học không phải đóng học phí, được bảo đảm toàn bộ chi phí về học liệu, được hưởng phụ cấp theo cấp bậc quân hàm và các chế độ khác của người quân nhân. Vì vậy, các trường sỹ quan quân đội thường rất thích hợp với học sinh là con các gia đình có thu nhập thấp, ở các vùng nông thôn.

- Nghề nghiệp chỉ gắn với quân đội là chính, ngoài một số chuyên ngành có khả năng thích ứng với nền kinh tế quốc dân như quân y, thông tin, kỹ thuật…, hầu hết các ngành chỉ ứng dụng trong lực lượng vũ trang. Học viên học tại các trường sỹ quan là xác định con đường binh nghiệp của mình.

Về cơ bản họ phục vụ quân đội suốt cuộc đời. Vì vậy quá trình đào tạo trong các trường sỹ quan quân đội luôn gắn chặt với tính kỷ luật cao. Việc học tập, rèn luyện phải tuân theo điều lệnh kỷ luật bộ đội. Các hoạt động từ học tập đến cỏc chế độ sinh hoạt hàng ngày nhất nhất được theo dừi chặt chẽ.

Như vậy, đào tạo ở các trường sỹ quan quân đội có nhiều điểm khác so với các trường ngoài quân đội. Những đặc điểm về đào tạo đòi hỏi hệ thống chương trình thiết kế phải tỷ mỷ và rộng, không chỉ phản ánh kết quả học tập mà còn phản ánh kết quả rèn luyện.

1.1.3.2. Đặc điểm tổ chức quá trình đào tạo

Xuất phát từ nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội là Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, về mọi mặt với Quân đội, và xuất phát từ yêu cầu về phẩm chất và năng lực người sỹ quan. Việc tổ chức quá trình đào tạo ở các trường quân đội có những đặc điểm sau:

- Cơ cấu ngành đào tạo: đào tạo theo danh mục, Bộ Quốc phòng quản lý.

- Quy mô đào tạo: theo chỉ thị của Bộ Quốc phòng.

- Mục tiêu đào tạo: nhà trường đề xuất, Bộ Quốc phòng phê duyệt và quản lý.

- Chương trình nội dung: chương trình do nhà trường xác định, Bộ Quốc phòng phê duyệt và quản lý. Nội dung và hình thức huấn luyện do bộ môn, khoa xác định, nhà trường quản lý.

- Tuyển sinh: thi tuyển quốc gia theo tiêu chuẩn của Bộ, Cục Nhà trường tổ chức.

- Giảng viên: theo biên chế quy định, làm việc theo kế hoạch và chế độ quản lý bộ đội. Bộ môn quản lý về chuyên môn, khoa vừa quản lý chuyên môn đồng thời thực hiện chức năng quản lý bộ đội.

- Phương pháp giảng dạy: Giảng viên chủ động áp dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau nhưng phải thực hiện đúng chỉ lệnh huấn luyện về các hình thức huấn luyện.

- Học viên tốt nghiệp: Bộ Quốc phòng phân công công tác.

Cách quản lý theo mô hình có ưu điểm là: bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Bộ Quốc phòng với công tác huấn luyện lực lượng vũ trang, nhất là các vấn đề liên quan đến đường lối quốc phòng, cách đánh và các phương án bảo đảm cho các hình thức tác chiến. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và rèn luyện của học viên, công tác và rèn luyện của Giảng viên, góp phần tăng cường kỷ luật quân đội.

1.1.4. Chi ngân sách nhà nước

1.1.4.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước

Có thể hiểu: Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm trang trải cho chi phí bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước [49].

Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và đưa chúng đến các mục đích sử dụng. Chính vì thế, chi

NSNN là những công việc cụ thể, không chỉ dừng lại trên các định hướng, mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước.

Chi NSNN bao gồm 2 quá trình: Quá trình phân phối và quá trình sử dụng.

Quá trình phân phối: Là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để hình thành các loại quĩ trước khi đưa vào sử dụng.

Quá trình sử dụng: là quá trình trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ NSNN mà không trải qua việc hình thành các loại quĩ trước khi đưa vào sử dụng. Chẳng hạn: Việc chi dùng quĩ NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản, hoặc các chương trình kinh tế mục tiêu…

1.1.4.2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước Chi NSNN có một số đặc điểm sau đây:

Thứ nhất,gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ.

Chi NSNN phải đảm bảo các hoạt động của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, nhưng nguồn thu NSNN có được trong từng năm, từng thời kỳ lại có hạn, điều này làm hạn chế phạm vi hoạt động của Nhà nước, buộc Nhà nước phải lựa chọn để xỏc định rừ phạm vi chi NSNN. Núi cỏch khỏc, Nhà nước không thể bao cấp tràn lan qua NSNN, mà phải tập trung nguồn tài chính vào phạm vi đã hoạch định để giải quyết các vấn đề lớn của đất nước.

Thứ hai, gắn với quyền lực của Nhà nước.

Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định qui mô, nội dung, cơ cấu chi NSNN và phân bổ nguồn vốn NSNN cho các mục tiêu quan trọng nhất. Chính phủ là cơ quan hành pháp, có nhiệm vụ quản lý, điều hành các khoản chi NSNN.

Thứ ba,đánh giá hiệu quả phải xem xét trên tầm vĩ mô

Hiệu quả chi NSNN khác với hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp, nó dược xem xét trên tầm vĩ mô và là hiệu quả kinh tế, xã hội, an

ninh, quốc phòng… dựa vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng… mà các khoản chi NSNN đảm nhận.

Thứ tư, chi NSNN là những khoản chi không hoàn trả trực tiếp.

Các khoản cấp phát từ NSNN cho các cấp, các ngành, cho các hoạt động văn hóa, xã hội, giúp đỡ người nghèo… không phải trả giá hoặc hoàn lại cho Nhà nước. Đặc điểm này giúp phân biệt các khoản chi NSNN với các khoản tín dụng. Tuy vậy, NSNN cũng có những khoản chi cho việc thực hiện các chương trình mục tiêu, mà thực chất là cho vay ưu đãi có hoàn trả gốc và lãi với lãi suất thấp hoặc không có lãi (chẳng hạn các khoản cho NSNN để giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo…).

Thứ năm, chi NSNN là một bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ và nó gắn liền với sự vận động của các phạm trù giá trị khác, như: giá cả, tiền lương, tỷ giá hối đoái…

1.1.4.3. Nội dung chi ngân sách nhà nước

Như đã đề cập thì chi NSNN gắn liền với chủ thể là Nhà nước, có phạm vi rộng, có liên quan đến hầu hết các ngành, lĩnh vực, mọi cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Tuy nhiên, tùy theo góc độ xem xét thì nội dung chi NSNN có thể được tiếp cận theo hướng khác nhau.

Phân chia theo các hạng mục chi Chi NSNN bao gồm các hạng mục sau:

- Chi đầu tư phát triển: Bao gồm các khoản chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước, chi hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn liên doanh, liên kết, chi bổ sung dự trữ Nhà nước.

- Chi sự nghiệp kinh tế;

- Chi y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học;

- Chi cho sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao;

- Chi về xã hội;

- Chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể;

- Chi an ninh quốc phòng;

- Chi khác (chi viện trợ, cho vay, trả nợ…).

Phân chia theo tính chất phát sinh

Chi NSNN gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên

- Nhóm chi thường xuyên. Gồm những khoản chi bảo đảm hoạt động bình thường cho các đối tượng và mức chi tương đối ổn định trong một thời gian dài. Hầu hết các khoản chi này phát sinh đều đặn, lặp đi lặp lại giữa các khoảng thời gian trong năm và giữa các năm, mức chi cho các đối tượng này chủ yếu dựa trên chế độ, định mức chi do cấp có thẩm quyền ban hành, mang tính chất thanh toán trực tiếp và không để lại hình thái vật chất - đồng nghĩa với tiêu dùng trực tiếp.

Các lĩnh vực chi thường xuyên bao gồm: Chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ, các hoạt động đảng, đoàn thể, …

- Chi không thường xuyên: Là các khoản chi không được lặp lại đều đặn, mà chỉ phát sinh một hoặc một số lần, mức chi cũng không ổn định, chủ yếu phụ thuộc vào tính chất, qui mô từng công việc cụ thể.

Các lĩnh vực chi không thường xuyên bao gồm: 1/Nhóm chi đầu tư phát triển. Gồm các khoản chi làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và góp phần làm tăng trưởng kinh tế; 2/Nhóm chi trả nợ và viện trợ; 3/Chi dự trữ: chi bổ sung quĩ dự trữ Nhà nước, quĩ dự trữ tài chính.

Phân chia theo quan điểm của kinh tế học công cộng

Theo quan điểm kinh tế học công cộng thì Nhà nước là chủ thể cung cấp dịch vụ cho xã hội, để làm được điều này thì Nhà nước phải sử dụng NSNN. Từ đó, chi NSNN gắn với những hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cung cấp cho xã hội, bao gồm chi đầu tư để cung cấp dịch vụ công cộng vô

hình (như quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường…). Đây là những dịch vụ công thuần túy mang tính không loại trừ người sử dụng, có nghĩa là hầu như không có việc cạnh tranh trong sử dụng và không thể loại trừ ai đó không được sử dụng. Người hưởng thụ dịch vụ này thường không cảm nhận trực tiếp mình được hưởng dịch vụ đó, mà phải thông qua nhận thức, tư duy.

Chi đầu tư cung cấp dịch vụ công cộng hữu hình như giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, giao thông, giải trí… Chi đầu tư cung cấp một số hàng hóa, dịch vụ cá nhân thông qua chi chi hỗ trợ doanh nghiệp trong một số lĩnh vực không hấp dẫn (vì lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận).

Phân chia theo phương thức quản lý chi Chi NSNN bao gồm:

- Các khoản chi thường niên: Là những khoản chi đảm bảo cho bộ máy Nhà nước hoạt động bình thường và để thực hiện những nhiệm vụ mang tính thường nhật. Các khoản chi này được thực hiện gọn trong từng năm NSNN, bao gồm chủ yếu các khoản chi thường xuyên và những khoản chi khác thực hiện trọn vẹn trong từng năm NSNN.

- Các khoản chi cho chương trình, dự án: Thông thường chi cho các chương trình, dự án thường diễn ra trong nhiều năm NSNN. Mỗi năm NSNN chỉ là một phần chi của các chương trình, dự án thực hiện trong năm đó.

Phân chia theo mục đích chi Chi NSNN bao gồm

Chi tích lũy: Là những khoản chi làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế) ;

Chi tiêu dùng: Là khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai (chi cho các hoạt động sự nghiệp, chi quản lý hành chính Nhà nước, chi quốc phòng an ninh, chi tiêu dùng khác).

1.1.5. Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đào tạo 1.1.5.1. Vai trò của hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý chi ngân sách trong các trường quân đội ở Việt Nam (Trang 24 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w