6. Kết cấu của đề tài Luận án
2.2. Tổ chức quản lý chi ngân sách nhà nước trong các trường quân đội 1. Nội dung chi ngân sách bảo đảm ngành nhà trường
NSBĐ ngành nhà trường gồm có 4 nội dung kinh phí sau: kinh phí bảo quản trường, kinh phí nghiệp vụ trường, kinh phí huấn luyện trường và kinh phí trang bị trường.
2.2.1.1. Mục 6900 - 6949 - 00 - 24: Bảo quản trường
Chi bảo quản trường là khoản chi để khôi phục và duy trì nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản cố định, trang thiết bị huấn luyện trong các nhà trường quân đội.
Công việc bảo quản trường bao gồm:
- Bảo quản trang thiết bị ở giảng đường, phòng học.
- Bảo quản trang thiết bị các phòng điều hành.
- Bảo quản trang thiết bị các phòng thí nghiệm.
- Bảo quản thao trường, bãi tập và bảo quản kho trang thiết bị, vật chất huấn luyện.
Nội dung chi bảo quản trường bao gồm:
- Chi mua vật tư, dụng cụ bảo quản.
- Chi mua phụ kiện, linh kiện thay thế
- Chi mua dầu, mỡ chuyên dụng phục vụ bảo quản.
- Chi thuê nhân công bảo quản.
- Chi phí điện, nước phục vụ bảo quản và các chi phí khác trực tiếp liên quan đến công tác bảo quản.
2.2.1.2. Mục 7000 - 7049 - 10 - 24: Nghiệp vụ trường
Chi kinh phí nghiệp vụ trường là khoản chi để phục vụ cho việc quản lý về mặt huấn luyện, đào tạo ở cơ quan quản lý các cấp trong lĩnh vực công tác nhà trường.
Công việc nghiệp vụ trường bao gồm:
- Bảo đảm quản lý hành chính về công tác nhà trường.
- Bảo đảm tập huấn cho cán bộ quản lý.
- Bảo đảm sơ kết, tổng kết, hội thi, hội thao, khai giảng, bế giảng.
- Bảo đảm tuyển sinh quân sự.
- Bảo đảm cho các kỳ thi học kỳ, cuối năm, thi tốt nghiệp quốc gia.
- Bảo đảm thi giải quốc gia, quốc tế.
- Bảo đảm phong học hàm, học vị, danh hiệu nhà giáo.
- Bảo đảm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nội dung chi nghiệp vụ trường gồm:
- Chi văn phòng phẩm (phục vụ công tác quản lý).
- Chi in ấn tài liệu.
- Chi in, mua mẫu biểu.
- Chi mua học bạ; chi mua phôi bằng tốt nghiệp.
- Chi mua bằng, giấy khen, mua tặng phẩm.
- Chi khánh tiết, trang trí.
- Chi lệ phí tuyển sinh quân sự (đăng ký, sơ tuyển, coi thi, chấm thi và cử tuyển theo quy định hiện hành).
- Chi tiền khen thưởng theo quy định hiện hành và các chi phí khác trực tiếp liên quan đến nghiệp vụ quản lý công tác nhà trường.
2.2.1.3. Mục 7750 - 7799 - 30 - 24: Huấn luyện trường
Chi huấn luyện trường là khoản chi phí trực tiếp bảo đảm cho việc huấn luyện, đào tạo ra những cán bộ, sỹ quan, nhân viên chuyên môn nghiệp vụ và hạ sỹ quan, để khi ra trường họ có đủ phẩm chất, năng lực, chuyên môn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nội dung công việc huấn luyện trường bao gồm:
- Bảo đảm cho đào tạo các cấp (sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp);
- Đào tạo cán bộ cao cấp, cán bộ cấp chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, phân đội và đào tạo thiếu sinh quân.
Nội dung chi huấn luyện trường gồm:
- Bảo đảm văn phòng phẩm cho giáo viên, học viên và cán bộ điều hành huấn luyện.
- Bảo đảm vật tư, dụng cụ sinh hoạt và mô hình học cụ, bảng, biểu các loại phục vụ huấn luyện.
- Bảo đảm chi thao trường, bãi tập thuộc phạm vi nhà trường quản lý.
- Bảo đảm chi cho hoạt động giảng dạy như: chi tài liệu, chi văn phòng phẩm theo chuyên ngành, chi nước uống giờ giảng, chi thuê giáo viên; chi dạy vượt giờ, chi biên soạn giáo trình, tài liệu, chi nghiên cứu khoa học cấp trường, chi sáng kiến cải tiến, phát minh cấp trường, chi in ấn tài liệu, mua sách giáo khoa; chi thực tập, dã ngoại, hoạt động ngoại khoá, chi hội thi, hội thao, chi bồi dưỡng năng khiếu và các chi khác trực tiếp liên quan đến công tác giảng dạy.
- Bảo đảm chi đào tạo nâng cao nghiệp vụ đội ngũ giáo viên.
2.2.1.4. Mục 9050 - 9099 - 00 -24: Trang bị trường
Chi trang bị trường là khoản chi để mua sắm tài sản trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dùng cho công tác huấn luyện đào tạo của nhà trường.
Trang bị trường bao gồm:
- Bảo đảm trang thiết bị dùng chung cấp trường.
- Bảo đảm trang thiết bị phòng điều hành huấn luyện các cấp.
- Bảo đảm trang thiết bị phòng làm việc tổ bộ môn và giáo viên.
- Bảo đảm trang thiết bị phòng học ghép.
- Bảo đảm trang thiết bị phòng học chuyên dùng.
- Bảo đảm trang thiết bị phòng học phổ thông môn cơ sở, môn cơ bản:
ngoại ngữ; tin học, học hoá, vật lý, sinh học, v.v...;
- Bảo đảm phòng thí nghiệm, thư viện phục vụ giáo dục đào tạo.
Nội dung chi trang bị trường gồm: hệ thống nghe, nhìn, thông tin, ánh sáng, điều hoà, thông gió, bàn, ghế các loại, bảng, biểu, sơ đồ, máy vi tính, máy chiếu, máy quét, máy photocopy, các trang thiết bị phòng điều hành huấn luyện, phòng học phổ thông, phòng học ghép, phòng học chuyên dùng theo các chuyên ngành học do các ngành nghiệp vụ phối hợp với nhà trường và Cục Nhà trường đảm bảo.
Trên cơ sở nghiên cứu các nội dung chi như trên, kết hợp cùng với nội dung chi của các ngành khác, Cục Tài chính BQP báo cáo trình Bộ Quốc phòng ban hành nội dung chi làm cơ sở pháp lý trong thực hiện chi tiêu NSNN và cơ sở cho công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán xác định tính đúng đắn trong các nội dung chi NSNN.
2.2.2. Phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước ở các trường quân đội 2.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách bảo đảm
Trên cơ sở thống nhất về quan điểm là cơ quan nào quản lý giúp Bộ chỉ đạo về nội dung huấn luyện thì mọi công tác bảo đảm phải được tập trung về
cơ quan chỉ đạo nội dung đó để chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả, đồng thời phát huy được tính năng động, sáng tạo của cơ quan và đơn vị cùng lo, cùng làm công tác bảo đảm. Trong những năm qua, NSBĐ ngành nhà trường do Cục Nhà trường quản lý. Việc bảo đảm và quản lý kinh phí được thực hiện theo phương thức kết hợp bảo đảm trực tiếp bằng tiền với bảo đảm gián tiếp bằng hiện vật, thông qua mua sắm, sản xuất tập trung của ngành nghiệp vụ cấp trên; thực hiện tăng cường phân cấp bảo đảm và quản lý cho đơn vị cấp dưới cho đến cấp cơ sở.
Cơ quan thực hiện chức năng bảo đảm và quản lý NSBĐ ngành nhà trường trong toàn quân được tổ chức như sau:
* Ở cấp Bộ Quốc phòng: Cục Nhà trường - Bộ Tổng Tham mưu
Ở Cục Nhà trường, cơ quan bảo đảm, quản lý NSBĐ ngành nhà trường là Ban Tài chính Cục Nhà trường - Bộ Tổng Tham mưu.
Công tác tài chính nói chung, quản lý NSBĐ ngành nhà trường nói riêng của Cục Nhà trường được tiến hành trên cơ sở Luật NSNN, các quy định về lĩnh vực tài chính của nhà nước và các quy định khác của Bộ Quốc phòng.
Nhiệm vụ chủ yếu của công tác tài chính Cục Nhà trường trong quản lý NSBĐ ngành ở Cục Nhà trường là:
- Lập dự toán các loại NSNN, tổng hợp dự toán NSBĐ cho công tác GDĐT toàn quân; lập phương án phân bổ, hướng dẫn các đơn vị sử dụng, quản lý và thanh quyết toán theo đúng chế độ qui định;
- Tổ chức quản lý, cấp phát, sử dụng và thanh quyết toán các loại NSNN tự chi tại Cục theo quy định của Nhà nước và của Bộ Quốc phòng;
- Tổ chức công tác kế toán, thống kê và các nghiệp vụ về Kho bạc, Ngân hàng theo Luật Kế toán - Thống kê, Luật NSNN, tổ chức thanh tra, kiểm tra tài chính, kiểm toán việc chi tiêu sử dụng NSNN, tài sản công.
2.2.2.2. Về phân cấp quản lý ngân sách bảo đảm ngành nhà trường
- NSBĐ toàn quân: Vào tháng 7 hàng năm, Cục trưởng chỉ thị cho Ban Tài chính và các Phòng Ban lập dự toán NSNNBĐ nhà trường cho năm kế hoạch trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ, yêu cầu đào tạo, huấn luyện của các đối tượng với từng đơn vị, đồng thời, căn cứ dự kiến số thông báo chỉ tiêu NSNN của cơ quan tài chính cấp trên và dự toán NSBĐ ngành nhà trường của các đầu mối trực thuộc Bộ. Cục trưởng ký duyệt báo cáo trình Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu và cơ quan tài chính cấp trên trước ngày 20/07. Đến tháng 11 hàng năm, căn cứ vào chỉ tiêu NSNN năm kế hoạch được Tổng Tham mưu trưởng phê duyệt, Cục Nhà trường tiến hành phân bổ NSBĐ nhà trường, gửi dự toán phân bổ báo cáo Thủ trưởng Bộ phê duyệt. Khi được trên phê chuẩn, tiến hành lập thông báo hướng dẫn chi NSBĐ nhà trường gửi các đơn vị toàn quân trước ngày 25/11.
- Đối với NSBĐ tự chi tại Cục: Trên cơ sở chỉ tiêu NSNN theo dự toán NSNN năm được phê chuẩn tiến hành tổ chức cấp phát, chi tiêu, quản lý theo chế độ qui định.
* Ở các Học viện, Nhà trường trong toàn quân
Các Học viện, Nhà trường trực thuộc Bộ căn cứ vào dự toán NSNN được giao, tổ chức thực hiện theo chế độ quy định. Phòng Quân huấn nhà trường các Tổng Cục, Quân khu, Quân đoàn, Quân Binh chủng, Bộ đội biên phòng căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ đào tạo trong năm và chỉ tiêu NSNN được thông báo cấp của ngành nghiệp vụ cấp trên, phối hợp với cơ quan tài chính đơn vị cùng cấp tiến hành phân bổ chỉ tiêu NSBĐ ngành nhà trường cho các đơn vị đầu mối cấp dưới.
Thực hiện quản lý NSNN theo phân cấp, theo chế độ qui định của các cấp có thẩm quyền.
Tổ chức phân cấp quản lý NSNN ngành nhà trường được thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ 2.1. Tổ chức phân cấp quản lý NSBĐ ngành nhà trường
Giải thích:
Thông báo dự toán NSNN ngành, gửi dự toán phân bổ lên cấp trên.
Chỉ đạo nghiệp vụ, thông báo dự toán, cấp phát NSNN.
2.3. Thực trạng quản lý chi ngân sách bảo đảm tại các trường quân đội