3.2.1. Các giải pháp chính
3.2.1.1. Đổi mới quản lý, sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước cho các trường Quân đội
Thứ nhất, tăng cao tính khoa học và khả thi của các định mức chi cho GDĐT trong quân đội
Trên cơ sở Quyết định số 141/QĐ-BQP ngày 20/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành qui định một số chế độ chi tiêu cho hoạt động GDĐT tại các cơ sở đào tạo trong quân đội, các trường cần xác định nội dung và định mức chi NSNN cho GDĐT phù hợp với sự phát triển
nền kinh tế, khả năng NSNN nói chung và NSNN quốc phòng nói riêng; đồng thời, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới, cũng như công tác GDĐT hiện nay và những năm tiếp theo. Mặt khác, đưa nội dung chi và định mức chi NSNN cho lĩnh vực GDĐT trở thành quy định pháp lý phục vụ công tác quản lý kinh phí trong quốc phòng.
Xác định nội dung và định mức chi NSNN cho GDĐT trong các trường Quân đội phải dựa trên cơ sở về tổ chức biên chế, quân số, chế độ tiêu chuẩn, giá cả và phải tính đến quá trình phát triển của sự nghiệp GDĐT trong Quân đội những năm tiếp theo.
Như đã phân tích thì việc xác định nội dung và phương pháp xây dựng định mức chi NSNN cho GDĐT trong những năm qua, Cục Nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc lập dự toán NSNN năm, thực hiện việc hướng dẫn và quản lý nội dung chi NSNN của ngành được Bộ Quốc phòng giao, chỉ đạo hướng dẫn các nhà trường cụ thể đến từng nội dung, giúp cho các trường chi tiêu đúng nguyên tắc. Đồng thời, làm tốt chức năng quản lý, hướng dẫn chi NSNN theo chức năng của ngành trong toàn quân. Hàng năm, căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn và kinh nghiệm thực tế, Ngành nhà trường đã xác định được những nội dung chi và định mức tính NSNN cụ thể để làm cơ sở lập dự toán NSNN, phân cấp và giải thích trong thông báo, hướng dẫn chi NSNN đầu năm, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường Quân đội chủ động chi đúng nguyên tắc bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy đã có nội dung chi của ngành hướng dẫn đối với các nhà trường, nhưng là do ngành tự xây dựng để làm căn cứ lập dự toán và hướng dẫn quản lý chi NSNN hàng năm nên không ổn định và chưa ban hành thành văn bản chính thức; nội dung và định mức chi NSNN cho lĩnh vực GDĐT của ngành Nhà trường xây dựng còn có một số nội dung và định mức chưa sát thực tế, không phù hợp với khả năng bảo đảm của NSNN (đã đề cập phân tích);
hướng dẫn nội dung chi NSNN hàng năm của ngành Nhà trường cho các đơn
vị trong toàn quân có mục chưa cụ thể hoặc có những nội dung chưa hợp lý theo Hệ thống mục lục NSNN áp dụng trong quân đội. Những tồn tại của việc xác định nội dung và phương pháp xây dựng định mức chi NSNN đã có những ảnh hưởng đến quá trình lập, chấp hành NSNN cũng như công tác thanh tra, kiểm tra tài chính trong các trường Quân đội thời gian qua. Vì vậy việc xác định nội dung chi và định mức chi NSNN cho lĩnh vực GDĐT trong quân đội là giải pháp quan trọng và rất cần thiết.
Thứ hai, đổi mới công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán NSNN Trên cơ sở quán triệt và thực hiện tốt Luật NSNN, quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng NSNN và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; chấp hành nghiêm Thông tư liên tịch số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Liên Bộ Tài chính - Quốc phòng và Hướng dẫn số 898/TC4 ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Cục Tài chính Bộ Quốc phòng về việc lập, chấp hành và quyết toán NSNN đối với các ngành, các đơn vị trong quân đội, các trường Quân đội cần từng bước đổi mới công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán NSNN trên một số nội dung sau:
- Nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ GDĐT để cân đối nguồn tài chính có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành nhà trường vào các trường trong quân đội;
- Bám sát chỉ tiêu NSNN được thông báo, chủ động xây dựng kế hoạch chi NSNN, thực hiện nghiêm các điều kiện chi NSNN đối với các khoản chi trong lĩnh vực giáo dục đào tạo tạo cơ sở thuận lợi cho quyết toán NSNN;
- Công khai NSNN chi cho lĩnh vực GDĐT theo những quy định của Nhà nước và Quân đội, tạo nên sự nhất trí, thống nhất các trong lãnh đạo, chỉ huy các cấp về chi NSNN cho GDĐT;
- Chấp hành tốt chế độ quyết toán NSNN chi cho GDĐT, chi cho nội dung nào thì quyết toán đúng nội dung đó; lập đầy đủ, đúng thời gian các báo cáo quyết toán NSNN; đánh giá đúng thực trạng và hiệu quả chi tiêu NSNN;
định kỳ rút kinh nghiệm kịp thời trong quản lý, điều hành NSNN chi cho lĩnh vực GDĐT trong quân đội; tránh thất thoát, lãng phí, tham ô NSNN chi cho lĩnh vực GDĐT trong quân đội.
Thứ ba, hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
Kế toán dự toán quân đội là việc tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng, thanh quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng vật tư, tài sản của Nhà nước và quân đội theo những tiêu chuẩn, định mức đã được quy định.
Tổ chức công tác kế toán tại các trường Quân đội có mối quan hệ mật thiết với chi NSNN trong lĩnh vực GDĐT tại các nhà trường. Với chức năng ghi chép, phản ánh và giám đốc, công tác kế toán thực sự trở thành một công cụ đắc lực trong quản lý, điều hành NSNN quốc phòng nói chung và NSNN cho GDĐT tại các trường trong quân đội nói riêng.
Để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán NSNN chi cho lĩnh vực GDĐT trong quốc phòng, các ngành, các đơn vị phải:
(i) Thường xuyên nắm bắt những thay đổi chế độ kế toán của Nhà nước ban hành, nghiên cứu triển khai phù hợp với những đặc thù quốc phòng và từng nhà trường cụ thể theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên;
(ii) Bám sát chế độ kế toán của Nhà nước và Quân đội ban hành, cụ thể là: Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính về ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; Quyết định số 1497/2006/QĐ-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC thực hiện trong các đơn vị dự toán quân đội; Quyết định số
1754/2006/QĐ-CTC ngày 17 tháng 7 năm 2006 của Cục trưởng Cục Tài chính (Bộ Quốc phòng) về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng trong quân đội, các trường Quân đội nghiên cứu quán triệt để triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung từ đổi mới hệ thống chứng từ kế toán, áp dụng hệ thống tài khoản kế toán, vận dụng hệ thống sổ kế toán và thực hiện nghiên chế độ báo cáo tài chính.
Nhận thức rừ đặc thự quốc phũng để nghiờn cứu, đề xuất nghiờn cứu sửa đổi, bổ sung những chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo tài chính cần phải bổ sung trong quốc phòng, trong các trường Quân đội cho phù hợp đặc thù và nâng cao được hiệu lực quản lý chi tiêu NSNN, tài sản trong quân đội nói chung và NSNN chi cho GDĐT nói riêng hiệu quả, tiết kiệm, chống hiện tượng thất thoát, lãng phí, tham ô.
3.2.1.2. Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trong quân đội phù hợp với phát triển quân đội trong tình hình mới
Cơ cấu chi NSNN cho GDĐT được hiểu là cách tổ chức, sắp xếp các khoản mục chi trong tổng thể chi nhằm thực hiện các chức năng của NSNN đối với lĩnh vực GDĐT trong quân đội.
Như đã phân tích thì cơ cấu chi NSNN cho GDĐT trong các trường Quân đội hiện nay chưa chú trọng đến đầu tư và phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị cho các trường. Bên cạnh đó, cải cách hành chính về đảm bảo NSNN quốc phòng còn chậm, còn có sự chồng chéo. Chẳng hạn: đầu tư cơ sở hạ tầng cho các trường còn có nhiều cơ quan quản lý trên các phương diện: kế hoạch đầu tư, xây dựng và quản lý nhà đất, nhà trường, quân huấn, v.v... Đổi mới cơ cấu chi NSNN cho GDĐT trong các trường Quân đội vì thế đang là yêu cầu đặt ra hiện nay. Việc đổi mới sẽ cần thông qua các hướng sau đây:
- Đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp và hiện đại hoá các phòng thí nghiệm chuyên dùng, các phòng học chuyên dùng (ngoại ngữ, tin học,
chuyên ngành). Xây dựng những phòng studio báo nói, báo hình phục vụ vai trò thu, phát, rèn luyện nhân cách cán bộ, nhân viên quân đội.
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp các thao trường, bãi tập tại các trường quân đội; đầu tư trang thiết bị, vũ khí mới (mô phỏng) để đào tạo, huấn luyện và thích ứng kịp thời với các phương án tác chiến.
- Đầu tư nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật dùng chung như nhà ở, hội trường; hiện đại hoá giảng đường; nâng cao năng lực của các phòng thư viện, đầu tư công nghệ tin học trong các thư viện phục vụ tra cứu, thu nhận thông tin.
3.2.1.3. Đổi mới việc phân cấp trong quản lý điều hành ngân sách nhà nước Phân cấp quản lý tài chính và điều hành NSNN là tuân theo những quy định của Luật NSNN (sửa đổi). Đổi mới vấn đề phân cấp quản lý và điều hành NSNN cần theo hướng tạo được quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của các trường quân đội trên cơ sở sự điều hành thống nhất của Bộ Quốc phòng, nhưng tận dụng tối đa năng lực của các trường, từ đó góp phần hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.
Đổi mới vấn đề phân cấp chi NSNN cho lĩnh vực GDĐT tại các trường Quân đội cần thực hiện tốt trên các nội dung:
Thứ nhất, tiến dần tới cơ chế tiền tệ hoá.
Hiện nay, trong các trường Quân đội vẫn tồn tại hình thức cấp phát bằng cung ứng hiện vật trên rất nhiều lĩnh vực như xăng dầu, quân trang, quân dụng, vật tư thiết bị, v.v… Trong khi những lĩnh vực này trên thị trường cung ứng với giá cả rẻ hơn, chất lượng tốt hơn, tiện lợi và hiệu quả hơn việc cấp bằng hiện vật từ trên xuống. Vì vậy, để tăng cường phân cấp quản lý tài chính và điều hành NSNN thì thực hiện cơ chế phân cấp tiền tệ hoá là việc cần thực hiện.
Thứ hai, thực hiện triệt để phân bổ NSNN cho cấp dưới.
Giải pháp này đòi hỏi Cục Nhà trường phải phân bổ, phân cấp triệt để hơn NSNN được đầu tư cho GDĐT xuống cho đơn vị cấp dưới, tránh tình trạng để lại tỷ lệ cao ở trên nhằm dự phòng cho trên quá nhiều, đôi khi tạo ra
những đặc quyền đặc lợi trong phân bổ lại. Giải quyết được vấn đề này vừa tạo điều kiện chủ động cho đơn vị dự toán NSNN các trường, đồng thời bỏ được việc ỷ lại của các trường đối với cấp trên.
Thứ ba, tôn trọng dự toán của đơn vị cấp dưới.
Dự toán NSNN hàng năm được lập và tổng hợp từ cơ sở lên, để lập dự toán phải căn cứ vào những nội dung để lập dự toán như quân số, chế độ, tiêu chuẩn, nhiệm vụ được giao, v.v… Theo quy trình lập dự toán NSNN, cấp trên phải thẩm tra dự toán của các trường trước khi thông báo chính thức dự toán NSNN hàng năm. Đây là một quy trình chặt chẽ và khoa học, vì vậy dự toán đã được lập, thẩm tra và thông báo chính thức thì phải được tôn trọng triệt để.
Có như vậy mới là sơ sở để các trường chủ động về NSNN để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy/huấn luyện và nghiên cứu khoa học.
3.2.1.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trong các trường quân đội
Tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin những năm qua diễn ra vô cùng mạnh mẽ, đã có những tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội, nó làm cho các hoạt động diễn ra thuận lợi hơn, nhất là với các hoạt động quản lý kinh tế. Như ta đã biết thì hiện nay, hoạt động quản lý kinh tế rất phức tạp do các nghiệp vụ phát sinh rất đa dạng, nhất là với các tổ chức kinh tế hoạt động đa lĩnh vực và để quản lý các giao dịch kinh tế phát sinh thì không thể thiếu vắng sự hỗ trợ của kỹ thuật công nghệ hiện đại. Đối với quản lý tài chính trong các trường quân đội, mặc dù các nghiệp vụ tài chính không phức tạp như một số lĩnh vực kinh doanh khác, song do tính chất đa dạng về các nghiệp vụ tài chính phát sinh hàng ngày, lại có sự quản lý qua khá nhiều đầu mối các cấp, nên rất cần có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý tài chính nói chung, trong đó có quản lý chi NSNN cho GDĐT tại hầu hết các trường quân đội đang còn hạn chế, chưa
xứng tầm phát triển của công nghệ thông tin. Việc nghiên cứu ứng dụng mới chỉ dừng ở việc phản ánh, ghi chép các hoạt động kinh tế phát sinh, lập các báo cáo tài chính. Nói cách khác, ứng dụng này mới chỉ ở mức thay thế lao động kế toán, quản lý tài chính trong ghi chép, phản ánh.
Đẩy mạnh công nghệ thông tin trong lĩnh vực kế toán - tài chính quân đội nói chung, trong đó đặc biệt đối với các trường Quân đội, cần được phát triển về đi sâu phân tích hoạt động kinh tế, phân tích cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo ở tầm tổng thể, toàn quân. Xây dựng hệ thống mạng trong phạm vi toàn quân và kết nối giữa Cục Nhà trường với các trường; giữa Cục Tài chính với cơ quan tài chính các trường để quản lý, điều hành NSNN.
Để thực hiện được điều này thì các trường Quân đội cần có các giải pháp sau:
Thứ nhất, tập trung đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ thông tin.
Thực tiễn cho thấy trang bị các thiết bị quản lý cho các nhà trường Quân đội hiện nay còn thiếu đồng bộ và nhìn chung là khá lạc hậu, một bộ phận các trường, nhất là các trường cấp quân đoàn vẫn thiếu thốn các trang thiết bị, hệ thống máy tính kết nối, từ đó khiến cho tính kết nối trong quản lý tài chính kế toán trong toàn hệ thống các đơn vị nhà trường trong quân đội chưa được bảo đảm. Vì vậy, thời gian tới cần chú ý đầu tư trang thiết bị cho các trường Quân đội, đặc biệt chú trọng đầu tư nâng cấp các máy tính cũng như đầu tư hạ tàng nhằm kết nối thông tin trong toàn hệ thống các nhà trường.
Thứ hai, có lộ trình đào tạo cán bộ tài chính quân đội phù hợp với đòi hỏi phát triển của công nghệ thông tin.
Như đã đề cập phân tích thì hiện nay một bộ phận cán bộ làm công tác tài chính kế toán trong các trường Quân đội, nhất là các cán bộ tại các trường cấp Quân khu, Quân đoàn… chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ kinh tế -
tài chính, thiếu các kỹ năng kinh nghiệm, đặc biệt kiến thức về tin học trong quản lý tài chính còn rất hạn chế, điều này đang trở thành những thách thức trong việc quản lý tài chính quan đội trong tình hình mới. Từ đó đặt ra yêu cầu các trường Quân đội phải chú trọng công tác đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản lý tài chính quân đội, nhất là kỹ năng ứng dụng các phần mềm quản lý trong quản lý tài chính nói chung, đặc biệt là trong quản lý NSNN cho các trường, bởi nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì việc quản lý tập trung về NSNN cho các trường sẽ rất khó khăn, cơ chế xin - cho về NSNN sẽ khó có thể xóa bỏ nhanh.
Thứ ba, chú trọng công tác bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin quân sự.
Một khi đã triển khai áp dụng công nghệ tin học trong quản lý NSNN cho các trường thì sự bảo mật các thông tin quốc phòng có nguy cơ bị đe dọa bởi thực tế những năm qua cho thấy rằng các thông tin bí mật quốc gia, kể cả của các tổ chức hàng đầu về công nghệ thông tin như NASA cũng bị xâm nhập và lấy cắp. Điều này đang đặt ra yêu cầu là gắn với việc hoàn thiện trang bị hệ thống phần mềm quản lý tài chính cho các trường Quân đội thì cũng phải gắn với việc tăng cường công tác bảo mật, bảo đảm tất cả các bí mật quân sự không bị rò rỉ, gây phương hại tới an ninh quốc gia. Muốn đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi phải chú trọng đào tạo đội ngũ các chuyên gia về quản trị mạng nội bộ trong các trường.
3.2.1.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán
Kiện toàn hệ thống kiểm tra, thanh tra tài chính và kiểm toán nội bộ các trường quân đội, đây được xem là một yêu cầu trọng yếu nhằm phát hiện kịp thời những bất cập phát sinh trong công tác quản lý tài chính Quân đội nói chung cũng như trong quản lý NSBĐ tại các trường Quân đội. Việc kiện toàn theo hướng: