6. Kết cấu của đề tài Luận án
1.3. Kinh nghiệm từ một số cơ sở giáo dục trong và ngoài nước về quản lý chi ngân sách nhà nước
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước từ các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm từ Trung Quốc
Đẻ nâng cao chất lượng giáo dục thì Trung Quốc rất chú trọng đầu tư NSNN cho hoạt động này gắn với tăng cường công tác quản lý chi NS.
Những bài học rút ra từ kinh nghiệm của Trung Quốc về quản lý chi NSNN cho giáo dục dó là:
Thứ nhất, chú trọng tăng cường chi NSNN cho GDĐT
Trung Quốc luôn xác định Nhà nước luôn phải là người đi đầu và cũng luôn phải là nhà đầu tư lớn nhất cho GDĐT. Quan điểm này được thể chế hóa trong Luật Giáo dục và thể hiện trong thực tiễn là vào những năm 1980s và 1990s tăng trưởng chi NSNN cho GDĐT ở mức trung bình khoảng 10%/năm, nhờ đó, tỷ trọng chi NSNN cho GDĐT trong tổng chi NSNN hàng năm tăng nhanh chóng: Nếu như ở năm 1978 tỷ trọng này chỉ đạt 6,2% thì ở năm 1994 đạt tới 17% và năm 2000 đạt xấp xỉ 19%
Thứ hai, không ngừng hoàn thiện các chính sách tài chính nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính đầu tư cho GDĐT
Chính phủ Trung Quốc tích cực thiết lập một hành lang pháp lý để thu hút các nguồn vốn ngoài NS tham gia đầu tư cho GDĐT. Đến cuối năm 1996 các nguồn vốn ngoài NSNN đã chiếm tới 53,1% tổng nguồn kinh phí đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của các cơ sở đào tạo Đại học trực thuộc Ủy ban Giáo dục quốc gia quản lý.
Thứ ba, đổi mới quản lý sử dụng kinh phí
Công tác quản lý và sử dụng kinh phí của GDĐT được diễn ra ở từng trường trong hệ thống giáo dục đại học. Kể từ khi Chính phủ cho phép các đơn vị cơ sở trong hệ thống đòa tạo đại học được chủ động hơn trong quản lý và sử dụng kinh phí đã làm cho cơ cấu chi tiêu NS ở mỗi trường cũng như
toàn hệ thống đã có những thay đổi tích cực do biết sắp xép đúng thứ tự ưu tiên. Cụ thể:
Dành kinh phí một cách hợp lý để chi trả lương và các khoản theo lương trong cỏc trường nhằm khụng ngừng hừ trợ thu nhập và cải thiện đời sống cho cán bộ giảng viên. Trong khoảng thời gian từ 1980 đến 1993, số chi lương và phúc lợi cho cán bộ giảng viên ở các trường đại học đã tăng liên tục và đạt mức bình quân khoảng 10,7%/năm. Trong khi đó, tốc độ gia tăng tiền lương mới bình quân chỉ 8,9%. Tuy vậy, những chi phí này cũng không vượt quá 50% tổng chi thường xuyên của ngành giáo dục đại học.
Chi cho quản lý hành chính giao động trong khoảng 2-6% tổng chi hàng năm. Nhờ việc tối thiểu hóa chi cho bộ máy hành chính, nên một phần kinh phí được chuyển sang trang trải cho các nhóm mục chi giữ vị trí ưu tiên cao hơn.
Số chi cho mua sắm các trang thiết bị tăng lên nhanh chóng và đạt tỷ trọng 28% tổng chi của năm 1996, nhờ đó các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập đã có những thay đổi quan trọng…[27].
1.3.1.2. Kinh nghiệm từ một số trường đại học/Học viện trong nước
•Kinh nghiệm quản lý chi NSNN từ Văn phòng Học viện Chính trị Quốc gia
Về công tác lập và chấp hành dự toán NS
Là đơn vị dự toán cấp III và được giao nhiệm vụ quản lý tài chính cho khối Trung tâm Học viện, Văn phòng Học viện đã thực hiện tốt và đảm bảo các khâu trong công tác lập và chấp hành dự toán NSNN theo đúng qui định hiện hành, từ khâu lập dự toán đến chấp hành dự toán thu - chi NSNN theo đúng trình tự, thủ tục, văn bản hướng dẫn của Nhà nước và cơ quan tài chính cấp trên. Dự toán NS hàng năm được xây dựng trên cơ sở tổng hợp, bám sát và phù hợp với nhiệm vụ, qui mô và nhu cầu chi tiêu thực tế ở từng đơn vị, từng bộ phận và giữa các đơn vị với nhau, do đó bảo đảm cho khối trung tâm Học viện ngày càng nâng cao được tính hiệu quả, phát huy tốt nội lực.
Về công tác hạch toán kế toán, quyết toán NS
Cụng tỏc hạch toỏn kế toỏn cỏc khoản chi NSNN rừ ràng, chi tiết, phản ánh chính xác và đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh, đảm bảo đúng chế độ qui định, theo đúng mục lục NSNN và yêu cầu quản lý.
Chứng từ kế toán được lưu giữ và bảo quản gọn gàng, ngăn nắp, khoa học.
Hệ thống sổ sách, báo cáo quyết toán được lập và nộp đúng thời hạn, đúng mẫu biểu qui định.
Về sự phối hợp giữa các phòng/ban chức năng trong thực thi nhiệm vụ quản lý tài chính: Các phòng ban chức năng trong nội bộ Văn phòng Học viện đã có sự phối hợp nhịp nhàng trong việc thực hiện nhiệm vụ quả lý tài chính: Phòng Kế hoạch và Phòng Tài vụ phối hợp trong khâu tổng hợp nhu cầu chi tiêu và nhiệm vụ được giao của từng đơn vị sử dụng NSNN ở Trung tâm Học viện để làm cơ sở cho việc xây dựng và phân bổ dự toán NSNN năm. Phòng Xây dựng cơ bản, Phòng Vật tư, Phòng Kế hoạch và Phòng Tài vụ phối hợp trong việc lập danh mục, giám sát và kiemr soát quá trình mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tài sản cố định theo dúng trình tự, thủ tục và các qui định hiện hành của Nhà nước và Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, để đảm bảo và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài chính, Văn phòng Học viện cũng có sự phối hợp với các dơn vị khác của Trung tâm Học viện và Vụ Kế hoạch tài chính trong việc ban hành và thực hiện một số qui định về chế độ quản lý, định mức chi tiêu đối với những nhiệm vụ như: chi doàn ra, đoàn vào, chi đào tạo lại, chi thực hiện đề tài dự án khoa học công nghệ, chi trợ cấp Học viên, chi nhuận bút, chi quảng cáo, chi làm thêm giờ…
Văn phòng cũng tham mưu cho Ban Giám đốc và Vụ Kế hoạch tài chính trong việc điều hành, xây dựng một số qui trình mang tính định hướng trong công tác quản lý tài chính, gắn với những yêu cầu của Luật NSNN, như:
Phân cấp, qui trình quản lý tài chính, qui trình cấp phát kinh phí và các văn
bản hướng dẫn việc đánh giá thực hiện dự toán, xây dựng dự toán hàng năm, hình thành căn cứ để các đơn vị dự toán cấp III trực thuộc thực hiện…
Văn phòng cũng tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc phân phối và huy động, đa dạng hóa các nguồn thu ngoài NSNN, góp phần nâng cao đời sống vạt chất và tinh thần của các cán bộ, công chức của Học viện (thưởng lễ, tết bổ sung ngoài nguồn NSNN, tổ chức tham quan dã ngoại, nghỉ mát…).
Về công tác tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán được sắp xếp, tổ chức theo hướng chuyên nghiệp hóa.
Các cán bộ công chức tham gia nhiệm vụ quản lý tài chính được cử tham gia các lớp tập huán, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ do các đơn vị trong và ngoài Học viện tổ chức. các văn bản, chế độ, chính sách về quản lý tài chính được cập nhật liên tục , kịp thời.
Về cách thức và phương pháp quản lý
Văn phòng Học viện từng bước áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính, giảm dần phương pháp làm việc thủ công.
Phương thức quản lý tài chính cũng được quan tâm đổi mới nhằm thích ứng kịp thời với việc chuyển đổi cơ chế tài chính Đảng sang cơ chế tài chính theo Luật NSNN và các yêu cầu quản lý của Chính phủ và cơ quan tài chính cấp trên [66].
•Kinh nghiệm từ khối các trường đại học trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Nghiên cứu kinh nghiệm về công tác quản lý tài chính từ các trường này có thể rút ra một số kinh nghiệm sau đây:
Thứ nhất, các trường đều xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ bám sát các văn bản pháp luật hiện hành, các dịnh mức chi của Nhà nước. Qui chế chi tiêu nội bộ được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai và thong báo tới toàn thể cán bộ, giảng viên trong nhà trường
Thứ hai, các trường đều chủ động trong việc khai thác nguồn thu nhằm tăng tính tự chủ tài chính của trường.
Thứ ba, bên cạnh việc chủ động khai thác các nguồn thu ngoài học phí, các trường tích cực trong việc thực hiện tiết kiệm chi. Các nội dung chi, định mức chi được qui định cụ thể, rừ ràng trong Qui chế chi tiờu nội bộ.
Chênh lệch thu - chi đơn vị được để lại chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giảng viên trong trường, do đó đã khuyến khích được các cán bộ giảng viên sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả.
Do được tự chủ về tài chính, các trường có thể qui định một số khoản chi bằng hoặc cao hơn so với định mức. Mức chi cụ thể được quyết định phù hợp với tình hình thức tệ và khả năng tài chính của từng trường. Điều này giúp cho kế toán phản ánh chính xác hơn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hạn chế tiêu cực trong thu - chi và công tác thanh toán.
Thứ tư, các trường đã triển khai thực hiện đúng qui định của cơ chế mới về sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm, bao gồm: chi trả thu nhập tăng thêm và trích lập các Quĩ. Việc tính thu nhập tăng thêm của cán bộ, giảng viên trong trường bảo đảm nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp cho tăng thu, tiết kiệm chi thì sẽ được chi nhiều hơn [51].
1.3.2. Bài học rút ra đối với các trường Quân đội ở Việt Nam
Từ nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi NSNN tại một số cơ sở giáo dục trong và ngoài nước, có thể rút ra một số bài học sau đây mà các trường quân đôi tại Việt Nam cần phải chú trọng:
Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý tài chính phải đồng bộ và hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý chi NSNN.
Quản lý chi NSNN cần phải tuân thủ nghiêm túc các qui định pháp luật.
Cho dù các trường quân đội có những đặc thù nhất định về tổ chức và hoạt động, từ đó tác động đến vấn đề quản lý NSNN, tuy vậy, quản lý NSNN trong
các trường quân đội vẫn phải tuân thủ triệt để các qui định hiện pháp luật hiện hành về quản lý NSNN.
Thứ hai, quản lý NSNN có nhiều bên tham gia, do vậy, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan để bảo đảm các nguồn cấp kinh phí NSNN cho GDĐT được kịp thời, quản lý chặt chẽ.
Thứ ba, quản lý tài chính là một hoạt động phức tạp do vậy đòi hỏi các cán bộ quản lý tài chính phải có trình độ và năng lực chuyên môn tốt, đáp ứng được yêu cầu đặt ra, do vậy, các cán bộ có liên quan đến công tác quản lý chi NSNN cho các trường quân đội phải bảo đảm có đầy đủ năng lực và trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm trong quản lý chi NSNN trong quân đội. Đối với bản thân các trường quân đội phải chú trọng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn cũng như có đủ kinh nghiệm quản lý tài chính.
Thứ tư, gắn tăng thu với tiết kiệm chi NSNN. Cho dù các trường quân đội có những đặc thù trong hoạt động đào tạo, tuy vậy, trong tình hình mới thì các trường phải chú trọng mở rộng các loại hình đào tạo gắn với viejc tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đào tạo trong quân đội, coi đây như là biện pháp nhằm từng bước tăng tính tự chủ về tài chính trong hoạt động đào tạo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của Luận ỏn tập trung đề cập hệ thống húa và làm rừ cỏc cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN cho công tác đào tạo. Qua nghiên cứu, một số kết luận được rút ra là:
- GDĐT có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, do vậy, bất cứ quốc gia nào cũng chú trọng đẩy mạnh phát triển hoạt động đào tạo, coi đó là cơ sở để phát triển ổn định nền kinh tế;
- Chi NSNN đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy hoạt động đào tạo theo đúng định hướng cũng như thu hẹp khoảng cách về hoạt động đào tạo
giữa các vùng, miền do khoảng cách giàu nghèo tạo ra, từ đó tạo cơ hội cho người học được tiếp cận dịch vụ đào tạo ở mọi vùng miền, từ đó tạo nền tảng cho các địa phương phát triển kinh tế xã hội;
- Đã khái quát hóa các nội dung chi NSNN cho hoạt động đào tạo, làm rừ vai trũ cũng như cỏc nguyờn tắc quản lý chi NSNN cho hoạt động đào tạo, các chủ thể có liên quan đến quản lý chi NSNN cho đào tạo. Luận án cũng đã đề cập và làm rừ cỏc phương phỏp cũng như phương thức quản lý chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cho đào tạo;
- Đã nghiên cứu kinh nghiệm từ Trung Quốc và một số trường Đại học/Học viện trong nước về quản lý chi NSNN, từ đó, rút ra một số bài học về quản lý chi NSNN trong các trường quân đội Việt Nam.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI Ở VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về hệ thống nhà trường Quân đội