Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi các loại hình sử dụng đất giai đoạn năm 2000-2005 huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang (Trang 26 - 29)

I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu

I.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

I.2.3.1. Hiện trạng phát triển kinh tế:

a. Ngành nông ngư nghiệp:

Trong thời gian qua, sản xuất nông nghiệp của huyện Cai Lậy có vị trí vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của huyện, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của khu vực kinh tế 1 cũng như toàn nền kinh tế huyện, với các sản phẩm tương đối phong phú đa dạng.

Để đạt được nhiều thành tựu trong vai trò then chốt của ngành, ngành nông nghiệp đã sử dụng 35,739 ha đất ( chiếm 81,93% tổng diện tích đất tự nhiên ) và đa số các loại đất đều thâm canh khá triệt để, nhất là đất lúa. Trong hướng sắp tới, nhằm đảm bảo ngành nông ngư nghiệp phát triển với tốc độ ổn định 4 – 5%/năm, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển chung kinh tế xã hội của

toàn huyện và góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho cả tỉnh, trong điều kiện quỹ đất sử dụng cho nông nghiệp không còn nhiều và khả năng thâm canh hóa cũng sắp đạt ngưỡng, chắc chắn sẽ tạo nhiều áp với đất đai.

b. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp địa phương trong các năm qua tuy đạt tốc độ tăng trưởng khá trên 8,34%/ năm,song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng trưởng kinh tế của địa phương theo mục tiêu kế hoạch 5 năm giai đoạn 2005 – 2010.

Về cơ sở sản xuất và lao động: Năm 2006 trên địa bàn có 1012 cơ sở với 4.552 lao động (chiếm 2,49% lao động xã hội). Tốc độ tăng (giai đoạn 2000-2005) về cơ sở là 14,69%/năm và về lao động là 8,63(3.7)%/năm. Trong năm cơ sở kinh tế nhà nước hiện nay chỉ còn công ty Chăn nuôi thú y Cai Lậy, công ty cổ phần dược phẩm dược Cai Lậy, nhà máy nước Cai Lậy trực thuộc công ty cấp thoát nước Tiền Giang.

Giá trị sản xuất: Giá trị sản xuất năm 2006 đạt 1.145.60 triệu đồng, tăng bình quân 10,20%/năm. Trong đó khu vực kinh tế nhà nước chiếm 14%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước 86%.

c. Ngành thương mại dịch vụ:

Mạng lưới chợ gần như điều khắp trên toàn huyện với 22 chợ ( 8 chợ xây kiên cố và 14 chợ bán kiên cố), 8 chợ tạm, còn 4 xã chưa có chợ: Nhị Mỹ, Thanh Hòa, Phú Cường, Mỹ Thành Bắc. trong đó có một số chợ hoạt động từ lâu đời có quy mô khá lớn như: chợ thị trấn Cai Lậy, Ba Dừa, Bình Phú, Tân Hội, Bà Tồn, Tam Bình, Nhị Quý, Mỹ Phước Tây. Các chợ gắn với trung tâm xã , thị tứ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa nông sản, hàng tiêu dùng và các dịch vụ sản xuất, sinh hoạt đa dạng phong phú đã và đang làm thay đổi một phần bộ mặt nông thôn hiện nay.

I.2.3.2 Điều kiện xã hội:

a. Dân số:

Tổng dân số toàn huyện năm 2006 là 327.581 người, mật độ dân số trung bình là 751 người/km2.

Dân số toàn huyện ngày càng gia tăng nhanh do cải thiện trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa và nhất là mức thu nhập đầu người được nâng cao, đồng thời với việc đào tạo người lao động tham gia thị trường lao động.

b. Lao động:

Lao động trong các ngành kinh tế năm 2001 là 169.569 người, năm 2006 là 182.408 người, tăng bình quân 2,81%/năm. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi /dân số tăng từ 55,97% năm 2001 lên 63,05% năm 2006.

Trong 5 năm từ 2001 – 2006 số lao động trong độ tuổi tăng 28.872 người, bình quân mỗi năm tăng khoảng 3.800 lao động, trong khi lao động nghành nghề giai đoạn 2000 – 2006 tăng bình quân 2,14%/năm, bình quân khoảng 3000 người/năm. Đây là một cố gắng lớn của chính quyền địa phương trong việc giải quyết việc làm ho người lao động, song vẫn còn 3% số lao động trong độ tuổi thất nghiệp.

c. Giáo dục:

Toàn huyện có 1.445 phòng học trên tổng diện tích đất sử dụng là 58,71 ha;

bình quân 8,2m2/ học sinh (còn thấp so với bình quân chung hiện nay của tỉnh: 8,41 m2/ học sinh) và so với định mức 8 – 12 m2/học sinh.

Đội ngũ giáo viên của huyện bao gồm 2363, trong đó có 179 giáo viên nhà trẻ mẫu giáo, 921 giáo viên tiểu học, 951 giáo viên trung học cơ sở, 312 giáo viên phổ thông trung học.

Về công tác xóa mù chữ: có 27 xã – thị trấn trong huyện được công nhận đạt chuẩn chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tỷ lệ đạt chuẩn là 100%. Và có 5 xã đạt chuẩn phổ thông trung học cơ sở.

d. Y tế:

Toàn huyện có 578 giường bệnh, trong đó bệnh viện đa khoa có 378 giường, 2 phòng khám khu vực Mỹ Phước Tây, Long Trung 50 giường bệnh còn lại ở các xã;

bình quân 567 người dân/giường bệnh.

Về đội ngũ phục vụ có 339 cán bộ y tế, trong đó có 98 bác sỹ,193 y sỹ và kỷ thuật viên, 48 y tá và nữ hộ sinh, bình quân 966 người dân/1 nhân viên y tế và 3.342 người dân/1 bác sỹ. Ngoài ra còn có lực lượng y tế tư nhân với 44 phòng mạch của bác sỹ, 75 hiệu thuốc, các tổ chuẩn trị y học dân tộc cùng hệ thống nhân viên sức khỏe cộng đồng ở các tổ y tế ấp có tủ thuốc theo danh mục của phòng khám khu vực. Hiện tại các trạm y tế của 27 xã, thị trấn trong huyện đều có nước sạch và hố xí hợp vệ sinh.

e. Văn hóa thông tin – thể dục thể thao:

Những năm gần đây việc đầu tư cơ sở vật chất và phong trào văn hóa thể dục thể thao từng bước được cũng cố phát triển đi lên. Trung tâm văn hóa huyện được mở rộng diện tích và đầu tư xây dựng các hạng mục công trình. Với 14 câu lạc bộ văn hóa, 28 đội văn nghệ quần chúng, 8 đội thông tin lưu động… thu hút được sự ủng hộ của nhân dân. Ngoài ra trên địa bàn huyện có 75 ấp văn hóa, 11 di tích lịch sử, trong đó có 3 di tích được xếp hạng cấp quốc gia: Lăng Tứ Kiệt, Đình Long Trung, chiến thắng Ấp Bắc. nhà truyền thống huyện với 559 hiện vật được lưu trữ trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Thư viện huyện với số sách báo hiện có trên 18.000 bản thu hút khá đông số bạn đọc nhưng chủ yếu tập trung tại thị trấn .

Toàn huyện có 29 đài truyền thanh (1 đài huyện 28 đài xã và thị trấn) hoạt động thường xuyên.

I.2.3.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng:

a. Giao thông vận tải:

Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện khá thuận tiện nhờ vào các trục giao thông chính như: quốc lộ 1A,đường tỉnh lộ 864, 865 xuyên suốt từ Đông sang Tây, 868, 868B, 875, 874, 874B theo hướng Bắc Nam. Tổng chiều dài đường bộ trong toàn huyện là 1057,46 Km, trong đó:

Quốc lộ 1A : 19,500 km

Đường tỉnh dài : 71,800 km Đường huyện dài : 122,978 km Đường GTNT dài : 827,925 km Đường nội thị dài : 15,256 km

Mật độ đường bình quân đạt 2.56 km/km2. Đường giao thông ở các xã đủ điều kiện để ô tô đến trung tâm xã trừ 2 xã cù lao Tân Phong, Ngũ Hiệp. Tuy nhiên chỉ có một số tuyến đường chính là được trải nhựa hoặc sỏi đỏ còn đa số là nền đất gây rất nhiều hạn chế giao thông trong mùa mưa.

Mạng lưới giao thông thủy: toàn huyện có 442,019 km đường thủy, bao gồm kinh cấp I chiều dài 102,225 km; kinh cấp II chiều dài 123,338 km và 216,456 km kinh rạch lưu thông được, trong đó tỉnh quản lý 149,5 km ( trên tuyến này khả năng thông tàu > 50 tấn).

Hệ thống bến bãi: Vận chuyển hàng hóa, hành khách tương đối đầy đủ nhưng mức khai thác còn kém hiệu quả và đã xuống cấp, huyện đang xúc tiến cải tạo và nâng cấp.

b. Bưu điện:

Trong những năm gần đây mạng lưới bưu chính viễn thông huyện Cai Lậy phần nào đã đáp ứng kịp thời thông tin liên lạc phục vụ đời sống, kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng. Ngoài bưu điện trung tâm huyện còn có 8 bưu điện khu vực, 27 xã và thị trấn Cai Lậy điều có mạng lưới thông tin liên lạc với tổng dung lượng lắp đặt là 11936 số,trong đó sử dụng 7290 số, bình quân 40 máy/100 dân

c. Điện:

Nguồn cung cấp cho toàn mạng lưới điện huyện Cai Lậy lấy từ trạm trung gian Cai Lậy 66/15 KV – 35 MVA đặt tại khu 5 thị trấn Cai Lậy thông qua đường dây 110 KV. Trạm đã cải tạo, nâng cấp công suất từ 10 MVA lên 35 MVA để đáp ứng nhu cầu phụ tải ở khu vực ngày càng tăng.

Lưới trung thế được hình thành trước năm 1975 và sau đó phát triển rất chậm, từ năm 1993 huyện đã tập trung phát triển lưới điện đến năm 2001 đạt 368,27 km đường dây trung thế 15 KV, trong đó có 201,82 km loại 3 pha; 166,45 km loại 1 pha:

27 và thị trấn trong huyện đều có điện, nâng tổng số hộ có điện là 98,5%.

d. Cấp thoát nước - rác thải:

Cấp nước đô thị: Nhà máy nước thị trấn Cai Lậy hiện đang cung cấp được 6750 hộ dân, đạt 80,65% dân số thị trấn. Ở các khu vực ven thị trấn có 464 giếng khoan nông thôn và 8 giếng tầng sâu, nâng tổng số hộ có nước sạch sinh hoạt 7254 hộ, đạt 85,55%.

Cấp nước nông thôn: Toàn huyện có 228 giếng tầng sâu, trong đó có 164 giếng là nguồn cung cấp nước cho 75 hệ thống cấp nước tập trung cung cấp cho hơn 34.000 hộ gia đình.

Thoát nước và rác thải: Hệ thống thoát nước chỉ có một phần thị trấn , còn lại toàn bộ nước thải sinh hoạt đổ ra sông thông qua hệ thống cũ kém tác dụng hoặc kênh rạch tự nhiên làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và ô nhiễm nguồn nước mặt sông Ba Rài, rạch Ông Hiệu.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi các loại hình sử dụng đất giai đoạn năm 2000-2005 huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w