PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU II.1. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại địa phương
II.3. Phân tích sự thay đổi của các loại hình sử dụng đất bằng phương pháp phân tích không gian sử dụng mô hình dữ liệu Raster
II.3.2. Phân tích dữ liệu
a. Cơ sở chồng xếp bản đồ:
Cơ sở chọn việc mã hóa loại đất thành các số tự nhiên là để thực hiện việc phân tích cộng giống như phép toán.
Việc chồng lớp bản đồ thể hiện việc chồng lớp dữ liệu địa lý và các dữ liệu thuộc tính của nó.
Hình 2.35 Thao số học trên 2 lớp dữ liệu raster.
Việc mã hóa các loại hình SDĐ năm 2000 theo dãy số lẽ và các loại hình SDĐ năm 2005 theo dãy số chẵn, để cho kết quả cộng số lẽ với các số chẵn sẽ cho ra kết quả là dãy số lẽ. Khi đó ta có thể dễ dàng nhận dạng được theo yêu cầu đặt ra.
Việc chồng ghép theo mô hình dữ liệu Raster để nhận dạng được vùng mà tập hợp được các điều kiện riêng theo yêu cầu.
b. Thao tác thực hiện:
Tiến hành chồng xếp lần lượt các lớp dữ liệu raster của các loại hình sử dụng đất năm 2000 với lớp dữ liệu raster HTSDD2005.
Vào menu Analysis- Map calculator, xuất hiện hộp thoại Map Calculator:
Hình 2.36 Công cụ thực hiện các phép toán
Hộp thoại Map Calculator giúp ta thực hiện phân tích không gian bằng phép phân tích cộng. Mục layer ta chọn lớp “HTSDD2005” lần lượt “+” với các loại hình SDĐ năm 2000, click Evaluate để tính toán.
c. Kết quả phân tích dữ liệu:
Hình 2.38 Kết quả dữ liệu thuộc tính chồng xếp lớp CHN với HTSDD2005 Hình 2.37 Kết quả dữ liệu không gian chồng xếp lớp CHN với HTSDD2005
Với kết quả có được từ phép phân tích cộng cùng với việc mã hóa dữ liệu và chuyển sang dữ liệu raster thì kích thước pixcell được khai báo là 2 tức là diện tích mỗi pixcelllà 4 m2. Việc tính diện tích sẽ là số lượng pixcell nhân với 4 m2.
Như vậy từ kết quả chồng xếp phân tích cộng ta có được các bảng kết quả sau:
Kết quả Đất trồng cây hàng năm chuyển sang loại khác Số cellx4m2 Diện tích (ha) 3 Vẫn giữ nguyên hiện trạng 44413042 x4m2 17.765,22
5 Đất trồng cây lâu năm 10733068 x4m2 4.293,23
7 Đất nuôi trồng thủy sản 97766 x4m2 39,11
9 Đất ở 255449 x4m2 102,18
11 Đất phi nông nghiệp khác 116685 x4m2 46,67
Bảng 2.3 Sự chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang các loại đất khác.
Diện tích đất trồng cây hàng năm (đa số là đất thâm canh cây lúa nước) đã giảm khá nhiều (giảm 4.681,19 ha chiếm 20,86 % diện tích cây hàng năm).
Trong đó giảm nhiều nhất là do chuyển sang đất trồng cây lâu năm (chủ yếu là trồng cây ăn trái) 4.293,23 ha chiếm 19,13% diện tích đất trồng cây hàng năm. Phần diện tích này nằm chủ yếu trên vùng đất không bị lũ lụt xâm hại thuộc khu vực các xã phía nam quốc lộ 1A, các cù lao, khu vực thổ canh, nông dân có khuynh hướng chuyển dần đất lúa sang đất trồng cây lâu năm dưới dạng lên mô và khép dần thành liếp; mặt khác do năng đem lại hiệu quả kinh tế cao của khu vực kinh tế vườn so với trồng lúa nên đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển các vùng cây ăn trái đặc sản của vùng nam bộ như chôm chôm, sầu riêng ở Tân Phong Ngũ Hiệp.
Kế đến là chuyến sang đất ở 102,18 ha chiếm 1,35%, các loại đất phi nông nghiệp khác là 46,67 ha chiếm 0,21%. Nguyên nhân của việc chuyển đổi này là do áp lực đất ở từ sự gia tăng dân số, cùng với nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình đô thị hóa diễn ra trên địa bàn huyện.
Ngoài ra diện tích đất trồng cây hàng năm cũng được chuyển sang đất nuôi trông thủy sản với diện tích là 39,11 ha.
Thực hiện tương tự như vậy đối với các loại hình SDĐ còn lại, ta được các kết quả sau:
Hình 2.39 Kết quả dữ liệu không gian chồng xếp lớp CLN với HTSDD2005
Hình 2.40 Kết quả dữ liệu thuộc tính chồng xếp lớp CLN với HTSDD2005
Kết quả Đất trồng cây lâu năm chuyển sang loại khác Số cellx4m2 Diện tích (ha)
5 Đất trồng cây hàng năm 7252562 x4m2 2.901,02
7 Vẫn giữ nguyên hiện trạng 30109639 x4m2 12.043,86
9 Đất nuôi trồng thủy sản 50865 x4m2 20,35
11 Đất ở 820419 x4m2 328,17
13 Đất phi nông nghiệp khác 214458 x4m2 85,78
Bảng 2.4 Sự chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang các loại đất khác.
Diện tích đất trồng cây lâu năm cũng giảm nhiều từ 15.979,18 ha xuống còn 12.043,86 ha giảm 3.935,32 ha chiếm 24,63% chủ yếu là giảm ở diện tích đất trồng cây lâu năm khác.
Trong đó giảm nhiều nhất là do chuyển sang diện tích đất trồng cây hàng năm 2.901,02 ha, phần diện tích này nằm trên vùng đất thuộc các xã ở phía Bắc quốc lộ 1A.
Vùng này nằm ngoài hệ thống đê bao ngăn lũ nên đã gây thiệt hại khá nhiều cho các diện tích đất trồng cây lâu năm nằm trong khu vực này khi nước lữ tràn về. Vì thế người nông dân có khuynh hướng chuyển từ đất trồng cây lâu năm (chủ yếu cây lâu năm khác) sang đất trồng cây hàng năm (chủ yếu là đất trồng lúa) để hạn chế những tác hại của lũ lụt gây ra.
Ngoài ra đất trồng cây lâu năm cũng chuyển sang đất ở với diện tích khá lớn 328,17 ha. Nguyên nhân của việc chuyển đổi này là do áp lực đất ở từ việc gia tăng dân số; mặt khác là do sự thuận lợi từ việc chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở.
Đất cây lâu năm cũng chuyển sang các loại đất phi nông nghiệp khác là 85,78 ha, do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình đô thị hóa.
Hình 2.41 Kết quả dữ liệu không gian chồng xếp lớp NTS với HTSDD2005
Hình 2.42 Kết quả dữ liệu thuộc tính chồng xếp lớp NTS với HTSDD2005 Kết quả Đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang loại khác Số cellx4m2 Diện tích (ha)
7 Đất trồng cây hàng năm 15287 x4m2 6,11
9 Đất trồng cây lâu năm 7321 x4m2 2,93
11 Vẫn giữ nguyên hiện trạng 19360 x4m2 7,7
13 Đất ở 369 x4m2 0,14
15 Đất phi nông nghiệp khác 2047 x4m2 0,82
Bảng 2.5 Sự chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang các loại đất khác.
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm số lượng nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên nên sự chuyển đổi của nó sang các loại hình sử dụng đất không đáng kể lắm.
Nhưng cũng giống như các loại hình sử dụng đất khác, diện tích đất nuôi trồng thủy sản cũng chuyển sang hầu hết các loại hình sử dụng đất còn lại (trừ đất chưa sử dụng).
Trong đó chuyển nhiều nhất là sang diện tích đất cây hàng năm với 6,11 ha, phần diện tích này nằm chủ yếu ở phía Nam quốc lộ 1A, sang đất cây lâu năm là 2,93 ha, sang đất ở là 0,14 ha, sang các loại đất phi nông nghiệp khác là 0,82 ha.
Hình 2.43 Kết quả dữ liệu không gian chồng xếp lớp OTC với HTSDD2005
Kết quả Đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang loại khác Số cellx4m2 Diện tích (ha)
9 Đất trồng cây hàng năm 6564 x4m2 2,63
11 Đất trồng cây lâu năm 24740 x4m2 9,89
13 Đất nuôi trồng thủy sản 100 x4m2 0,04
15 Vẫn giữ nguyên hiện trạng 2858978x4m2 1.143,59
17 Đất phi nông nghiệp khác 35059 x4m2 14,02
Bảng 2.6 Sự chuyển đổi đất ở sang các loại đất khác.
Diện tích đất ở tương đối giảm ít so với các loại đất khác. Diện tích đất ở được giữ lại khá nhiều 1.143,59 ha (92,82% diện tích đất ở), số còn lại là chuyển sang các loại đất trồng cây hàng năm 2,63 ha, sang đất trồng cây lâu năm là 9,89 ha, sang các loại đất phi nông nghiệp khác là 14,02 ha.
Phần diện tích chuyển sang đất trồng cây hàng năm (chủ yếu là diện tích trồng màu), nguyên nhân chủ yếu là sự di chuyển dân cư từ vùng sâu vùng xa ra vùng thị trấn hay định cư dọc theo các tuyến đường. Vì vậy phần diện tích này người dân chuyển sang đất trồng cây hàng năm hoặc trồng cây lâu năm.
Hình 2.45 Kết quả dữ liệu không gian chồng xếp lớp CDG với HTSDD2005 Hình 2.44 Kết quả dữ liệu thuộc tính chồng xếp lớp OTC với HTSDD2005.
Hình 2.46 Kết quả dữ liệu thuộc tính chồng xếp lớp CDG với HTSDD2005.
Kết quả Đất phi nông nghiệp khác chuyển sang loại khác Số cellx4m2 Diện tích (ha)
11 Đất trồng cây hàng năm 22989 x4m2 9,19
13 Đất trồng cây lâu năm 21863 x4m2 8,75
15 Đất nuôi trồng thủy sản 65 x4m2 0,03
17 Đất ở 91667 x4m2 36,67
19 Vẫn giữ nguyên hiện trạng 14355189x4m2 5.742,08
Bảng 2.7 Sự chuyển đổi đất phi nông nghiệp khác sang các loại đất khác.
Qua bảng số liệu và kết quả dữ liệu không gian của việc chồng xếp ta nhận thấy diện tích đất phi nông nghiệp giảm không nhiều.
Chuyển sang đất cây hàng năm là 9,19 ha, sang đất cây lâu năm là 8,75 ha, sang đất nuôi trồng thủy sản là 0,03 ha, sang đất ở là nhiều nhất với 36,67 ha. Các diện tích này nằm rải rác trên địa bàn huyện.
Hình 2.47 Kết quả dữ liệu không gian chồng xếp lớp CSD với HTSDD2005
Hình 2.48 Kết quả dữ liệu thuộc tính chồng xếp lớp CSD với HTSDD2005
Kết quả Đất chưa sử dụngchuyển sang loại khác Số cellx4m2 Diện tích (ha)
15 Đất trồng cây lâu năm 173768 x4m2 69,51
17 Đất nuôi trồng thủy sản 155 x4m2 0,06
19 Đất ở 1575 x4m2 0,63
21 Đất phi nông nghiệp khác 7544 x4m2 3,02
23 Vẫn giữ nguyên hiện trạng 4628 x4m2 1,85
Bảng 2.8 Sự chuyển đổi đất chưa sử dụng sang các loại đất khác.
Diện tích đất chưa sử dụng hầu như đã được cải tạo khai thác đưa vào sử dụng cho các loại hình sử dụng khác. Diện tích đất chưa sử dụng còn lại trên địa bàn huyện là không nhiều.
Từ kết quả chồng xếp và các bảng số liệu trên ta tiến hành tính toán tổng hợp được bảng chu chuyển giữa các loại hình sử dụng đất với nhau.
2005
2000 CHN CLN NTS OTC CDG CSD DT 2000
CHN 17.765,22 4.293,23 39,11 102,18 46,67 0 22.246,41 CLN 2.901,02 12.043,86 20,35 328,17 85,78 0 15.379,18
NTS 6,11 2,93 7,74 0,15 0,82 0 17,75
OTC 2,63 9,89 0,04 1.143,59 14,02 0 1.170,17
CDG 9,19 8,75 0,03 36,67 5.742,08 0 5.796,72
CSD 0 69,51 0,06 0,63 3,02 1,85 75,07
DT tăng 2.918,96 4.384,30 59,58 467,79 150,32 0 DT giảm 4.481,19 3.335,32 10,01 26,58 54,63 73,22 Biến động -1.562,23 1.048,98 49,57 441,21 95.69 -73,22 DT 2005 20.684,18 16.428,16 67,33 1.611,39 5.892,39 1,85 Bảng 2.9 Bảng chu chuyển giữa các loại đất với nhau.
Hàng ngang là diện tích các loại hình sử dụng đất giảm do chuyển sang các loại hình sử dụng đất khác.
Hàng dọc là diện tích các loại hình sử dụng đất tăng do các loại hình sử dụng đất khác chuyển sang.
Các ô đường chéo được tô màu là diện tích các loại hình sử dụng đất vẫn giữ nguyên hiện trạng.
Từ kết quả dữ liệu không gian chồng xếp các loại hình sử dụng đất năm 2000 với hiện trạng sử dụng đất 2005, ta xây dựng được bản đồ biến động đất đai giữa các loại hình sử dụng đất với nhau.
Kết hợp với bảng chu chuyển giữa các loại hình sử dụng đất để làm cơ sở cho việc đánh giá được chính xác và khách quan hơn.
Qua bảng chu chuyển và bản đồ biến động đất đai ta nhận thấy:
Tình hình sử dụng đất của huyện Cai Lậy có nhiều biến động qua các thời kỳ. Thời kỳ từ năm 2000 đến 2005, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng có xu hướng giảm, đất phi nông nghiệp lại có xu hướng tăng. Trong đó:
• Đất trồng cây hàng năm: có tăng có giảm nhưng diện tích giảm nhiều hơn diện tích tăng. Nhìn chung đất trồng cây hàng năm có xu hướng giảm dần về diện tích. Diện tích giảm nhiều nhất là do chuyển sang đất trồng cây lâu năm. Phần diện tích này nằm ở phía Nam quốc lộ 1A. Diện tích tăng nhiều nhất là do đất trồng cây lâu năm chuyển sang. Phần diện tích này nằm ở phía Bắc quốc lộ 1A.
• Đất trồng cây lâu năm: cũng có tăng có giảm nhưng diện tích tăng nhiều hơn diện tích giảm. Do đó xu thế biến động của đất trồng cây lâu năm là theo hướng thích nghi và tăng đần về diện tích
• Đất nuôi trông thủy sản: cũng có xu hướng tăng dần về diện tích do hiệu quả kinh tế của loại hình này khá cao lại thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Diện tích tăng nằm chủ yếu tập trung ở 2 xã Tân Hội và Nhị Mỹ. Đây là 2 xã được quy hoạch phát triển vùng nuôi cá giống trọng điểm của huyện.
• Đất ở: diện tích đất này có xu hướng gia tăng mạnh do nhu cầu cải thiện ổn định cuộc sống cùng với việc phát triển KT-XH việc xây dựng nhà cửa và các công trình phục vụ sinh hoạt ngày càng được nâng cao. Sự gia tăng diện tích loại đất này chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp. Phần diện tích đất ở gia tăng nằm chủ yếu dọc theo các tuyến đường giao thông, các tuyến kênh rạch chính của huyện hoặc gần trung tâm thị trấn của huyện, các thị tứ của xã.
Hình 2.49 Bản đồ biến động đất đai
• Đất phi nông nghiệp khác: có xu hướng biến động tăng nguyên nhân là do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình đô thị hóa. Diện tích đất tăng chủ yếu là lấy từ đất sản xuất nông nghiệp
• Đất chưa sử dụng: có xu hướng giảm. Diện tích đất chưa sử dụng hầu như đã được cải tạo khai thác đưa vào sử dụng cho các loại hình sử dụng khác. Diện tích đất chưa sử dụng còn lại trên địa bàn huyện là không nhiều.
Đánh giá chung:
Sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế không cao bằng các khu vực kinh tế khác, do đó giá trị của một số loại đât phi nông nghiệp và đất ở luôn cao hơn đất nông nghiệp nhiều lần. Điều này dẫn đến khuynh hướng chuyển mục đích sử dụng đất tự phát theo thị trường, gây ra các hậu quả như:
• Sử dụng lãng phí đất ở và đất chuyên dùng, làm mất cân đối đất đai.
• Mất an toàn lương thực thực phẩm, gây tác động xấu đến môi trường sinh thái.
Do đó phải hạn chế tối ưu quá trình tinh giảm đất nông nghiệp.