Chuyển đổi dữ liệu từ dạng Vector sang mô hình dữ liệu Rarter

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi các loại hình sử dụng đất giai đoạn năm 2000-2005 huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang (Trang 43 - 52)

PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU II.1. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại địa phương

II.3. Phân tích sự thay đổi của các loại hình sử dụng đất bằng phương pháp phân tích không gian sử dụng mô hình dữ liệu Raster

II.3.1. Chuyển đổi dữ liệu từ dạng Vector sang mô hình dữ liệu Rarter

a. Xuất dữ liệu từ Mapinfo:

Đề tài nghiên cứu mô hình dữ liệu Raster được thực hiện trên phần mềm Arcview.

Nên bước đầu tiên sẽ chuyển đổi định dạng dữ liệu từ Mapinfo (.tab) sang Arcview (.shp).

Để xuất dữ liệu từ Mapinfo sang Arcview, trước tiên ta phải chuyển đổi định dạng Mapinfo từ dữ liệu dạng *.tab sang *.mif.

Vào menu Table – Export: xuất hiện hộp thoại Mục file name chọn tên file để Export.

Mục Save As chọn định dạng là *.mif.

Hình 2.14 xuất dữ liệu từ Mapinfo sang *.mif b. Nhập dữ liệu bằng phần mềm Arcview:

Trong phần mềm Arcview có hỗ trợ chức năng nhập dữ liệu trực tiếp từ Mapinfo sang thông qua một lập trình Scripts.

Khởi động Arcview GIS 3.3.

Trên thanh cửa sổ Untiled chọn Scripts sau đó chọn xuất hiện cửa sổ Script1:

Hình 2.15 Thể hiện cửa sổ Script

Cửa sổ Scripts giúp ta viết một lập trình hay chạy một đoạn lập trình có sẵn.Trên thanh menu chính chọn Script Load Text file – xuất hiện cửa sổ Load Script:

Hình 2.16 Mở chương trình nhập dữ liệu vào Arcview.

Hộp thoại Load Scripts có chức năng mở một lập trình Scripts có sẵn. Trường hợp này ta cần chạy đoạn lập trình có tên là mif2shp.ave.

Mục Directories chọn theo đường dẫn đến đoạn lập trình Scripts có sẵn C:\esri\av_gis30\arcview\samples\scripts\mif2shp.ave. Click OK

Để chạy đoạn Scripts trên thanh biểu tượng ta chọn Compile sau đó chọn xuất hiện cửa sổ Import Mif.

Cửa sổ Import Mif có tác dụng nhập dữ liệu có định dạng *.mif sang Arcview.

Chọn đường đẫn đến file mif để nhập dữ liệu, click OK.

Hình 2.17 Nhập dữ liệu từ tập tin *.mif

Sau khi nhập xong thì phần mềm sẽ tự động chuyển đổi dữ liệu sang định dạng

*.shp của Arcview.

Xuất hiện cửa sổ cửa sổ Output Shapefile. Dữ liệu sẽ được lưu và nhập ở dạng

*.shp. Click OK

Hình 2.18 Lưu dữ liệu dạng Shapefile

Để mở file bản đồ vừa được chuyển qua. Trên cửa sổ Untiled chọn View chọn new xuất hiện cửa sổ View1, chọn tiếp trên thanh biểu tượng Add Theme của cửa sổ View1, xuất hiện cửa sổ Add Theme:

Click OK, trên của sổ View1 sẽ thể hiện file “HTSDD2000” đã được nhập qua:

Hình 2.19 Thêm dữ liệu vào cửa sổ dữ liệu

Hình 2.20 Hiện trạng sử dụng đất năm 2000

Tương tự như vậy HTSDĐ năm 2005 cũng được chuyển sang Arcview.

Hình 2.21 Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 c. Tách các loại hình sử dụng đất:

Việc tách các loại hình sử dụng đất năm 2000 nhằm mục đích thực hiện phân tích không gian. Các loại hình sử dụng đất năm 2000 sau khi được tách sẽ được phân tích không gian bằng phép phân tích cộng với các loại hình sử dụng đất năm 2005 để thấy được sự biến động giữa hai thời điểm.

Để tách các loại hình sử dụng đất trước tiên ta phải chọn các loại hình sử dụng đất.

Chọn nút lệnh Query Builder trên thanh trang thái, xuất hiện hộp thoại:

Hộp thoại Query giúp thiết lập điều kiện tìm kiếm. Trong trường hợp này điều kiện tìm kiếm là tìm các đối tượng có cùng kí hiệu trong trường “MA_HOA”.

Để tách các loại hình sử dụng đất. Vào menu Theme – Convert to Shapefile, xuất hiện hộp thoại sau đó đánh tên và chọn đường dẩn để lưu dữ liệu. Click OK

Thực hiện tương tự đối với các loại hình sử dụng đất còn lại ta được các kết quả sau:Hình 2.23 Loại hình SDĐ cây hàng năm Hình 2.22 Hộp thoại Query của phần mềm arcview

Hình 2.24 Các loại hình SDĐ sau khi được tách ra d. Chuyển sang dữ liệu Raster:

Đề tài thực hiện phân tích không gian bằng mô hình dữ liệu Raster. Nên các loại hình sử dụng đất sau khi được tách sẽ được chuyển qua mô hình dữ liệu Raster cụ thể là mô hình Grid để tiến hành phân tích không gian.

Trên cửa sổ View1 chọn lần lượt chọn các file sau khi được tách ra và file bản đồ HTSDĐ năm 2005 để chuyển sang dữ liệu Raster.

Trên thanh menu chọn Theme – Convert to Gird (để xuất hiện Convert to Grid vào File – Extensions chọn Spatial Analyst)- xuất hiện hộp thoại đặt tên cho lớp dữ liệu chuyển sang raster.

Hình 2.25 Chuyển dữ liệu Vector sang Raster (Grid) Click OK, xuất hiện hộp thoại Conversion Extent:

Hình 2.26 Nhập kích thước cell Mục Output Grid Extent chọn “Same As Display”.

Mục Cell Size: nhập kích thước cho cell, nhập kích thước cho cell là 2 (tương ứng mỗi cell có kích thước là 2x2m, diện tích mỗi cell là 4 m2).

Việc lựa chọn kích thước của cell phụ thuộc vào sai số của tỷ lệ bản đồ.

Với việc xây dựng bản đồ cấp huyện ở tỷ lệ 1:25000, sai số cho phép của bản đồ là không vượt quá 5 m ngài thực địa. Chọn kích thước cell là 2x2m đảm bảo được yêu cầu không vượt quá sai số cho phép.

Click OK, xuất hiện hộp thoại chọn trường để thực hiện việc chuyển dữ liệu:

Hình 2.27 Chọn trường dữ liệu mã hóa giá trị cell Trong trường hợp này ta chọn trường “MA_HOA”, click OK.

Tiếp tục chọn NO-YES.

Thực hiện tương tự đối với các loại hình sử đất đã được tách ra của bản đồ HTSDĐ năm 2000.

Kết quả các lớp dữ liệu được chuyển sang dạng Raster:

Hình 2.28 Lớp dữ liệu Raster đất trồng cây hàng năm.

Hình 2.29 Lớp dữ liệu Raster đất trồng cây lâu năm.

Hình 2.30 Lớp dữ liệu Raster đất nuôi trồng thủy sản.

Hình 2.31 Lớp dữ liệu Raster đất ở.

Hình 2.33 Lớp dữ liệu Raster đất chưa sử dụng.

Hình 2.32 Lớp dữ liệu Raster đất phi nông nghiệp khác.

Hình 2.34 Lớp dữ liệu Raster “HTSDD2005”.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi các loại hình sử dụng đất giai đoạn năm 2000-2005 huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w