Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi các loại hình sử dụng đất giai đoạn năm 2000-2005 huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang (Trang 35 - 41)

PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU II.1. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại địa phương

II.2. Thu thập và xây dựng nguồn tài liệu

II.2.2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu

Đề tài xây dựng cơ sở dữ liệu theo quy trình công nghệ sau:

a. Phân chia các loại hình sử dụng đất:

Qua nghiên cứu các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Cai Lậy theo tài liệu bản đồ HTSDĐ và các tài liệu khác có liên quan ở hai thời điểm năm 2000 và năm 2005, nhận thấy:

Bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2000, năm 2005

- Đăng nhập hệ quy chiếu,khai báo đơn vị.

- Chỉnh lý các đối tượng bản đồ.

- Mã hóa các loại hình SDĐ

Bản đồ HTSDĐ 2005 Chồng ghép bản đồ

Hoàn thiện dữ liệu vector

Chuyển đổi định dạng dữ liệu

- Chuyển đổi định dạng từ mapinfo (.tab) sang arcview (.shp)

Bản đồ HTSDĐ 2000

- Chuyển đổi dữ liệu sang Raster (grid)

Thể hiện sự chuyển đổi về không gian của từng loại hình SDĐ trên bản đồ

Hệ số chuyển đổi các loại hình SDĐ Sơ đồ 2.1 Quy trình đánh giá biến động đất đai.

Năm 2000 thực hiện theo chỉ thị 24/199/CT-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 18/08/1999 về việc tổng kiểm kê quỹ đất đai và xây dựng bản đồ HTSDĐ.

Huyện Cai Lậy đã tiến hành xây dựng bản đồ HTSDĐ năm 2000 bằng phương pháp mới sử dụng công nghệ tin học để số hóa bản đồ nền địa chính 299 sau khi đã chỉnh lý biến động ngoài thực địa. Các loại hình SDĐ được phân chia theo 6 nhóm đất chính, mỗi loại hình SDĐ được mã hóa theo ký hiệu dạng số từ 1 đến 60 theo quy định của quyết định 507/QĐ-TCĐC của Tổng Cục Địa Chính trước đây.

Năm 2005 thực hiện theo thông tư 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ Tài Nguyên Môi Trường về việc thống kê kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ HTSDĐ năm 2005. Bản đồ HTSDĐ năm 2005 được xây dựng chi tiết ở cấp xã trên BĐĐC chính quy. Bản đồ HTSDĐ cấp huyện được xây dựng bằng phương pháp tổng hợp bản đồ HTSDĐ cấp xã. Các loại hình SDĐ được phân chia theo 3 nhóm đất chính, mỗi loại hình SDĐ được mã hóa theo ký hiệu dạng chữ theo quy định của thông tư 28/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Nội dung thể hiện trên bản đồ HTSDĐ rất chi tiết, chi tiết đến từng thửa đất.

Trên cơ sở đó đề tài tiến hành phân chia các loại đất có trên địa bàn huyện thành 6 nhóm đất. Đồng thời để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, các loại đất sau khi phân chia sẽ được mã hóa theo quy luật số chẵn và số lẽ. Trong đó, 6 nhóm đất năm 2000 sẽ mang số lẽ từ 1 đến 11; còn 6 nhóm đất năm 2005 sẽ mang số chẵn từ 2 đến 12. Cụ thể được trình bày như sau:

Bảng 2.2: Mô tả và mã hóa các loại hình sử dụng đất năm 2000,năm 2005

STT Loại đất Năm 2000 Năm 2005

Mã (kí hiệu) Mã

hóa Mã (kí hiệu) Mã

hóa

1 Đất trồng cây hàng năm 04 1 LUC, BHK 2

2 Đất trồng cây lâu năm 18, 20 3 LNK, LNQ 4

3 Đất nuôi trông thủy sản 26 5 NTS 6

4 Đất ở 52, 53 7 ONT, ODT 8

5 Đất phi nghiệp còn lại 41, 45, 47,… 9 DNT, DTS, DCH,... 10

6 Đất chưa sử dụng 55 11 BCS 12

b. Thu thập và chỉnh lý bản đồ:

Mở file bản đồ HTSDĐ năm 2000, 2005 dạng số bằng phần mềm Mapinfo để biên tập và hoàn thiện dữ liệu. Sau đó tiến hành chỉnh lý các đối tượng bản đồ cho phù hợp với từng thời điểm, dựa vào các nguồn tài liệu bản đồ có liên quan.

Hình 2.1 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000

Để tiến hành chỉnh sửa các đối tượng trên bản đồ ta phải xác định các đối tượng cần chỉnh lý thuộc lớp nào (Layer), dữ liệu nào, loại đối tượng gì.

Đối tượng chỉnh lý chủ yếu là đối tượng dạng vùng của bản đồ. Vì vậy ta phải chọn tất cả các đối tượng dạng vùng có trên bản đồ.

Trước tiên ta phải kiểm tra các đối tượng dạng vùng nhằm đảm bảo tính chất cơ bản của mô hình Topology. Vì có thể có những đối tượng mặc dù khép kín về mặt hình học nhưng chưa phải là đối tượng dạng vùng.

Hình 2.2 Hộp thoại Select

Hình 2.3 Hộp thoại Check Region Object

Mục Self-intersection detection: nếu ta chọn mục này thì các vùng tự cắt nhau sẽ được phát hiện và đánh dấu bằng một biểu tượng.

Mục Overlap detection: nếu ta chọn mục này thì các vùng chờm lên nhau sẽ được phát hiện và đánh dấu bằng cách vẽ một vùng tô màu lên vùng đó.

Mục Gap detection: nếu ta chọn mục này thì lổ hở giữa các vùng nằm cạnh nhau sẽ được phát hiện và đánh dấu bằng cách vẽ một vùng tô màu lên chổ đó. Maximum Gap Area chọn diện tích lớn nhất, Area Unints chọn đơn vị diện tích.

Việc sửa lỗi các đối tượng sẽ được thực hiện bằng các công cụ tương ứng. Lần lượt các đối tượng dạng vùng sẽ được chỉnh sửa và được hoàn chỉnh bằng mô hình Topology.

Sau đây là một số dạng lỗi thường gặp:

Lỗi các vùng tự cắt nhau.

Lỗi các vùng chờm lên nhau.Hình 2.4 Hiển thị vùng tự cắt nhau.

Hình 2.5 Hiển thị vùng chờm lên nhau.

Lỗi lổ hở giữa các vùng.

Để sửa lỗi các vùng chính xác và nhanh chóng ta sử dụng chức năng sữa lỗi tự động Clean.

Chọn các vùng lỗi cần sửa rồi chọn Object – Clean. Hộp thoại Clean Object xuất hiện. Có hai tùy chọn:

Overlap Removal: Nếu đánh dấu chọn mục này thì các vùng chờm lên nhau sẽ bị cắt bỏ.

Hình 2.6 Hiển thị lỗ hở giữa 2 vùng nằm cạnh nhau.

Hình 2.7 Hộp thoại Clean Object

Gap Removal: Nếu đánh dấu vào mục này, khai báo diện tích cần xóa và chọn đơn vị diện tích thì những chổ hở giữa các vùng cạnh nhau có diện tích nhỏ hơn diện tích được chỉ định sẽ bị lấp đầy.

c. Mã hóa các loại hình sử dụng đất:

Mục đích của việc mã hóa các loại hình sử dụng đất là để thực hiện phân tích không gian bằng phép phân tích cộng. Khi thực hiện phân tích không gian bằng phép phân tích cộng giữa một loại hình sử dụng đất được mã hóa là số lẻ với các loại hình sử dụng đất được mã hóa là số chẵn thì kết quả cho ra dữ liệu là dãy số lẻ. Như vậy từ kết quả này ta có thể biết được loại hình nào chuyển sang loại hình nào.

Tạo thêm trường “MA_HOA” cho các lớp dữ liệu.

Vào menu Table chọn Maintenance chọn Table Structure, xuất hiện hộp thoại chọn bảng thuộc tính cần tạo thêm trường, hộp thoại Modify Table Structare xuất hiện:

Hình 2.8 Hộp thoại Modify Table Structure

Tạo trường “MA_HOA”, cấu trúc dữ liệu là Integer (tức kiểu số) click OK.

Tiến hành mã hóa các loại hình sử dụng đất. Nhập thuộc tính mã hóa cho từng loại đất bằng công cụ infoTool hoặc Update cho từng loại đất.

Vào menu Query – Select, xuất hiện hộp thoại:

Để cập nhật thuộc tính cho trường “MA_HOA” bằng công cụ Update, trước tiên ta phải chọn tất cả các đối tượng thuộc một nhóm đất. Hộp thoại Select sẽ giúp ta tìm các đối tượng theo yêu cầu đặt ra.

Hình 2.9 Hộp thoại select

Mục that Satisfy click Assist, xuất hiện hộp thoại:

Hộp thoại Expression sẽ giúp ta thiết lập điều kiện tìm kiếm. Trong trường hợp này điều kiện tìm kiếm là tìm tất cả các đối tượng có cùng ký hiệu loại đất trong trường

“MA_LD”.

Sau khi chọn xong ta tiến hành cập nhật thuộc tính cho trường “MA_HOA”. Vào menu Table chọn Update Column, xuất hiện hộp thoại Update Column:

Hình 2.11 Hộp thoại Update Column Mục Table to Update chọn lớp “Selection”.

Mục Column to Update chọn trường MA_HOA.

Mục Get Value From Table chọn lớp “Selection”.

Mục Value: giá trị của mục này phụ thuộc vào đối tượng được chọn là loại đất gì thì sẽ gán giá trị phù hợp. Ví dụ như đối với bản đồ HTSDĐ 2000 nếu mã loại đất chọn là 04 (tức là đất trồng lúa) thì ta gán số 1, nếu mã loại đất chọn là 18 (đất vườn tạp) hoặc 20 (đất trồng cây ăn quả) thì ta gán số 3.

Đối với các loại hình SDĐ còn lại của bản đồ HTSDĐ năm 2000 và các loại hình SDĐ của năm 2005 ta cũng tiến hành tương tự như đã làm ở trên.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi các loại hình sử dụng đất giai đoạn năm 2000-2005 huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w