Điều kiện kinh tế - xã hội 1. Đặc điểm dân số và lao động

Một phần của tài liệu Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân thị trấn tĩnh gia, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN TĨNH GIA – HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HểA

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1. Đặc điểm dân số và lao động

Dân số toàn Thị trấn tính đến năm 2013 là 5.707 nhân khẩu với 1.450 hộ được chia làm 7 tiểu khu. Tiểu khu I và tiểu khu II (trước thuộc làng Đồng Từ); Tiểu khu III, tiểu khu IV và tiểu khu VI (trước thuộc làng Hạ Hòa - chùa Thông); Tiểu khu V (trước thuộc thôn Văn Bài); Tiểu khu VII.

Về dân số, thị trấn Tĩnh Gia có 1.430 hộ với 5.707 nhân khẩu, chiếm 1,92% dân số toàn huyện, trong đó nam 2.622 người (chiếm gần 47%) và nữ là 3.095 người (chiếm 53%). Mật độ dân số là 3.585 người/km2, so với toàn huyện cao gấp 7 lần. Dân số tăng nhanh, chủ yếu là tăng cơ học theo quá trình đô thị hoá của địa phương. Số người sống lâu ở đây được gọi là dân gốc không nhiều, phần lớn là người dân ở các thị trấn, huyện và tỉnh khác đến. Thị trấn Tĩnh Gia chỉ có người Kinh sinh sống.

(Nguồn: UBND Thị trấn Tĩnh Gia, năm 2013)

Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động năm 2013

Về lao động, số người trong độ tuổi lao động là 4.910 người chiếm 80,32% dân số. Nhân sinh hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực Công nghiệp- Thương mại- Dịch vụ, cụ thể số người hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp là 1.650 người chiếm 33,60% dân số ở độ tuổi lao động; hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, nhà nước là 2.810 người chiếm 57,23% và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là 450 người chiếm 9,17% dân số ở độ tuổi lao động. Số người hết độ tuổi lao động, trẻ em và các đối tượng khác là 1.203 chiếm 19,68% dân số toàn địa bàn. Trong số người ở độ tuổi lao động có việc làm chiếm 93% trên tổng số lao động địa phương, số ít còn lại làm việc theo mùa vụ, chưa có việc làm ổn định hoặc đi làm ăn xa.

2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế của Thị trấn Tĩnh Gia

Sau hơn 20 năm khi thành lập thị trấn trải qua 6 kỳ đại hội, quán triệt phương châm lãnh đạo phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, thị trấn đã tập trung chỉ đạo xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, lấy kinh tế TTCN, KDDV làm mũi nhọn, coi trọng các thành phần kinh tế. Năm 1999 tốc độ tăng trưởng 6,7%, năm 2000 là 7,3%. Năm 2008, tổng thu nhập ước đạt 34 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch, tăng so với năm 2007 là 113,3%. Những năm gần đây, do chủ trương phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện giai đoạn 2010-2015 mà thị trấn Tĩnh Gia đã có những chuyển biến tớch cực rừ nột trong phỏt triển kinh tế xó hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 20- 30%, thu nhập bình quân đầu người từ 800.000/người/tháng năm 2009 lên 1.800.000/người/ tháng năm 2012. Cơ cấu kinh tế đến năm 2013: thương mại- dịch vụ là 42%, tiểu thủ công nghiệp 26%, nông nghiệp 4% và 28% là từ thu nhập khác.

(Nguồn: UBND Thị trấn Tĩnh Gia, năm 2013) Biểu đồ 2: Cơ cấu kinh tế năm 2013

Về lâm nghiệp, Lâm trường huyện Tĩnh Gia đóng tại tiểu khu 5, hoạt động bằng vốn đầu tư của nhà nước với chức năng trồng, chăm sóc và bảo vệ 6381 ha rừng.

Về tiểu thủ công nghiệp, trên địa bàn hiện nay có 164 cơ sở sản xuất gồm các ngành nghề như: sản xuất khung nhôm, kính; đồ gỗ; ảnh; may mặc; các mặt hàng thực phẩm nem chua, nước mắm, giò chả, bánh đa…. Các cơ sở sản xuất hiệu quả, hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Thu nhập đạt 32 tỷ đồng tăng 114,29% so với năm 2011.

Về sản xuất nông nghiệp : thị trấn Tĩnh Gia không chú trọng cho việc phát triển nông nghiệp, do đó sản xuất nông nghiệp chủ yếu là manh mún, nhỏ lẻ, phần lớn ở các khu dân cư giáp ranh với các xã khác. Tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi năm 2012 đạt 3 tỷ đồng.

Về thương mại, du lịch và dịch vụ: hiện nay tổng số cơ sở hoạt động trên lĩnh vực này là 1075 cơ sở. Trong đó, cơ sở kinh doanh cá thể- thương mại là 982 cơ sở ; 45 hộ kinh doanh vận tải, có 48 doanh nghiệp tư nhân. Nhiều cơ sở đầu tư mở rộng quy mô hoạt động có hiệu quả cao như khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, các đại lý lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, rượu bia, quần áo, dầy dép, dịch vụ điện thoại, ăn uống...

Tổng mức thu nhập đạt 60 tỷ đồng, tăng 131,86% so với năm 2011 và tăng 8.5% so với kế hoạch. Nhiều công ty thương mại, du lịch, dịch vụ như Công ty TNHH Cao Nguyễn; Công ty TNHH Đoàn Sáu; Công ty Cổ phần Phú Mỹ; Công ty TNHH Du lịch Minh Anh; Công ty Sơn Hiền; Công ty TNHH Ngọc Sơn; Công ty TNHH Thảo Hiền;

Công ty viễn thông Đức Thắng; Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh; Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Ngọc Thảo; Doanh nghiệp Hà Huy Kiên; Công ty TNHH Hải Bảy;

Công ty Hoàng Thanh; HTX Thương binh và người tàn tật Nguyễn Hùng... đã góp phần thu hút nguồn lực lao động của địa phương, tạo việc làm thu nhập cho đối tượng nghèo và chính sách.

Về xây dựng cơ bản, không còn nhà tạm đơn sơ; nhà bán kiên cố 640 căn; nhà kiên cố 522 căn; nhà nhiều tầng 107 căn.

Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện và nâng cấp. Có 1,6 km đường quốc lộ 1A rất thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán giữa các vùng trong cả nước, 1,6 km đường tỉnh lộ, 2,46 km đường liên xã, và cầu Còng chạy qua địa bàn thị trấn.

Để phục vụ du lịch, hiện thị trấn Tĩnh Gia có 1 khách sạn; 2 nhà hàng và cơ sở phục vụ du lịch. Với ba trạm biến thế điện, 100% số hộ ở thị trấn Tĩnh gia được sử dụng mạng lưới điện quốc gia. Chợ huyện Tĩnh Gia (chợ Còng) được xây dựng kiên cố và họp thường xuyên là nơi bán buôn, bán lẻ. Hàng hoá đa dạng và phong phú.

Mức sống văn hóa và tinh thần được nâng lên. Thị trấn đã có nhiều trạm bưu chính viễn thông, 1 trạm truyền thanh thị trấn, chất lượng thông tin liên lạc, truyền thông ngày càng được nâng cao. Các phương tiện vận tải ngày càng phát triển. Thị trấn có 65 ô tô; 1347 xe máy ; 1 xe công nông ; 9 xe thô sơ (xe bò kéo).

Về y tế, đạt chuẩn quốc gia về y tế, quan tâm công tác phòng chống dịch bệnh.

Văn hóa

Giữa trung tâm thị trấn thuộc tiểu khu 6 đã xây dựng tượng đài liệt sỹ. Thị trấn Tĩnh Gia có nhiều dòng họ, trong đó lớn nhất là dòng họ Lê Đình có nguồn gốc từ thôn Đồng Từ (xã Hải Nhân) hiện đang ở tại tiểu khu 1 và tiểu khu 2. Di tích tiêu biểu của thị trấn là hai nhà thờ họ Lê Đình ở tiểu khu 2 và nhà thờ họ Nguyễn ở tiểu khu 1.

Sân vận động huyện Tĩnh Gia trên địa bàn thị trấn cần được xây dựng mới theo tiêu chuẩn quốc gia, đồng thời xây dựng công viên cây xanh, bể bơi theo quy hoạch xây dựng thị trấn.

Chính trị, giáo dục và đào tạo:

Là trung tâm chính trị xã hội của toàn huyện, thị trấn Tĩnh Gia có 64 cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn. Có cơ quan Ủy ban nhân dân Huyện, Huyện ủy, Công An huyện, Huyện Đội…và các cơ quan chính trị, nhà nước khác. Có 6 trường học đóng trên địa bàn gồm: trường Mầm non, Tiểu học cơ sở, Trung học cơ sở, 2 trường chuyên trực thuộc huyện là trường Trung học cơ sở Lương Chí và trường Phổ thông trung học Tĩnh Gia I, có Trung tâm giáo dục thường xuyên- Trường Trung cấp nghề Nghi sơn đóng trên địa bàn là trung tâm đào tạo nghề cho lao động tại địa phương và toàn huyện. Ngoài ra còn có trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện là cơ quan đào tạo bồi dưỡng chính trị cho cán bộ nhà nước trên toàn huyện.

2.2. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT CHO NGƯỜI DÂN

Một phần của tài liệu Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân thị trấn tĩnh gia, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w