CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN TĨNH GIA – HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HểA
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN NƯỚC SẠCH CỦA NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN TĨNH GIA,
3.1. Định hướng và mục tiêu của các cấp chính quyền trong việc cung cấp nước sạch cho người dân
3.1.1. Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường
Tại Quyết định số 366/QĐ-TTg, ngày 31/3/2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015. Theo đó, việc thực hiện Chương trình phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.
Mục tiêu tổng quát của Chương trình nhằm từng bước hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch, vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn.
Theo đó, Chương trình đặt ra mục tiêu cụ thể, đến cuối năm 2015, phấn đấu 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nước sạch. Về vệ sinh môi trường, phấn đấu 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 45% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nhà tiêu hợp vệ sinh.
3.1.2. Dự án cấp nước và môi trường nông thôn do UNICEF hỗ trợ
Dự án cung cấp nước sinh hoạt nông thôn là một phần của Chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Unicef với mục tiêu cùng với Chính phủ Việt Nam giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn ở Việt Nam.
UNICEF hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình tăng cường tiếp cận với nước sạch, nâng cấp các phương tiện vệ sinh môi trường và đẩy mạnh công tác giáo dục về nếp sống vệ sinh cho các gia đình nông thôn nghèo nhất và các dân tộc thiểu số bị thiệt thòi. UNICEF còn hỗ trợ Chính phủ cung cấp các phương tiện nước sạch và vệ sinh môi trường thân thiện với trẻ em cho các nhà trẻ và trường học. Theo đó dự án đã góp phần giải quyết hiệu quả mục tiêu cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho các vùn nông thôn trên địa bàn 63 tỉnh thành phố trong cả nước.
Chương trình Nước sạch, Môi trường và Vệ sinh của UNICEF tại Việt Nam còn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương của Việt Nam như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Cấp nước và Môi trường nông thôn của các tỉnh, các Cơ quan Y tế dự phòng cấp tỉnh cũng như các tổ chức quần chúng như Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên.
Dự án cấp nước do Unicef tài trợ đã phần nào đó đáp ứng nhu cầu nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đặc biệt là xây dựng và nhân rộng mô hình giảm thiểu nguy cơ nhiễm thạch tớn, xõy dựng cụng tỏc theo dừi chất lượng nước ở cấp cộng đồng trên cơ sở áp dụng rộng rãi bộ kiểm tra chất lượng nước thuận tiện cho người sử dụng, đồng thời tăng cường các hoạt động phối hợp trong khuôn khổ Kế hoạch Hành động Quốc gia Giảm thiểu nguy cơ nhiễm thạch tín.
3.1.3. Chương trình nước sạch và VSNT do Ngân hàng Thế Giới tài trợ ( Chương trình PforR) năm 2014 tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng
Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn do Ngân hàng Thế Giới tài trợ được sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương như Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Chính sách xã hội, Trung tâm Nước sạch và VSMTNT và UBND các xã trong tỉnh.
Dự án nhằm cung cấp nước sạch bền vững cho 340.000 gia đình nông thôn tại 8 tỉnh; cải thiện diều kiện sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh cho 130.000 hộ nông thôn; cung cấp nước và điều kiện vệ sinh cho các trường học, trạm y tế và các công trình công cộng.
Thanh Hóa là một trong 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng được áp dụng Chương trình này. Theo đó, tỉnh đã thực hiện chỉ số giải ngân 1.1 và 1.2 bao gồm việc cung cấp số đấu nước mới và số công trình vệ sinh hộ gia đình xây mới cho một số huyện trong tỉnh. Năm 2014, tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản hoàn thành được các chỉ số giải ngân của Chương trình, cụ thể: Trong năm 2014 có 10.183 hộ được đấu nối nước mới; các trường học, trạm y tế thuộc 7 xã vệ sinh toàn xã đã có công trình nước và nhà tiêu hợp vệ sinh với hơn 34.660 người dân được hưởng lợi từ 7 xã vệ sinh toàn xã. Ngoài ra, chương trình đã giúp cải thiện điều kiện vệ sinh cho 2.572 hộ gia đình, vệ sinh các cơ sở công cộng của nhiều địa phương trong tỉnh. Qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho các xã tham gia chương trình.
3.1.4. Dự án của ADB về xây dựng đồng bộ hệ thống nước sạch
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đào Xuân Học cho biết, trong những năm qua, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã tích cực hỗ trợ đối với ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và lĩnh vực cấp nước sinh hoạt nông thôn nói riêng. Đây là lần đầu ADB hỗ trợ một dự án riêng cho lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho các tỉnh miền trung, đây là nơi thường xuyên đối mặt với thiên tai, nguồn nước bị nhiễm mặn và tỷ lệ đói nghèo cao, khó khăn về nguồn kinh phí. Vì vậy, việc khởi động dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn sáu tỉnh miền trung là cơ hội để người dân tiếp cận được với nguồn nước hợp vệ sinh.
Theo Giám đốc Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Lê Thiếu Sơn, dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vùng miền trung sẽ được triển khai trên địa bàn sáu tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Bình Định, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2016.
Theo đó, mục tiêu dài hạn của dự án nhằm nâng cao sức khỏe, điều kiện sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện dịch vụ cấp nước sạch, vệ sinh, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về môi trường, vệ sinh cá nhận; giảm tác động xấu do điều kiện cấp nước và vệ sinh kém, tình trạng ô nhiễm môi trường trong cộng đồng nhằm nâng cao sức khỏe của người dân nông thôn. Về mục tiêu cụ thể, dự
án sẽ cung cấp nước sạch và nâng cao điều kiện vệ sinh cho 350 nghìn người dân nông thôn ở sáu tỉnh; nâng cao hiểu biết và nhận thức cho người dân về sử dụng nước sạch và các công trình vệ sinh; nâng cao năng lực cộng đồng dân cư trong việc tham gia lập kế hoạch, quản lý công trình cơ sở hạ tầng.
Khi dự án hoàn thành, phấn đấu ít nhất 90% dân số trong khu vực dự án được tiếp cận và sử dụng các hệ thống cấp nước và ít nhất 90% trên tổng số nhà vệ sinh đi vào hoạt động, bảo trì tốt. Đồng thời, dự án cũng tập trung vào cải thiện quy trình vận hành và bảo dưỡng các công trình cấp nước; giám sát và đánh giá một cách hiệu quả về đầu tư cấp nước sạch và vệ sinh….
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nước sạch cho người dân