CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN TĨNH GIA – HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HểA
2.2. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT CHO NGƯỜI DÂN Ở THỊ TRẤN TĨNH GIA
2.2.1. Công trình cung cấp nước sinh hoạt hiện nay của Thị trấn Tĩnh Gia
Công trình cấp nước hiện nay của Thị trấn Tĩnh Gia là nhà máy nước Nguyên Bình thuộc công ty TNHH một thành viên cấp nước Thanh Hóa, tiền thân là nhà máy nước Nguyên Bình được xây dựng vào năm 1997 với công suất 2800m3/ngày đêm, do UBND huyện Tĩnh Gia làm chủ đầu tư. Đến tháng 3/2010 nhà máy chính thưc cấp nước cho người dân trong toàn huyện. Nước khai thác được lấy từ nguồn nước thô của đập đá cửa sông Cầu Hung và nguồn nước kênh Nam hồ Yên Mỹ. Nhà máy cấp nước Nguyên Bình xây dựng trong hai giai đoạn, giai đoạn 1 với tổng vốn là 5,3 tỷ VND, giai đoạn hai tổng vốn lên đến 20 tỷ VND. Nhà máy nước cung cấp nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất cho các hộ dân Thị trấn và một số vùng lân cận trong tương lai.
chất keo tụ trạm bơm
nước sông
chất khử trùng
(Nguồn: Trung tâm nhà máy nước Nguyên Bình huyện Tĩnh Gia) Bể lắng
Bể phản Nước ứng
nguồn
Trạm bơm cấp 1 Bể trộn
Bể chứa nước sạch
Trạm bơm cấp 2
Hộ dân Bể lọc
nhanh
Hình 2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước của nhà máy
Nước đầu vào được lấy từ đập đá, sông Cầu Hung và một phần của hồ Yên Mỹ qua bể bể phản ứng có hệ thống lắng. Trạm bơm cấp 1 bơm nước về nhà máy xử lý nước qua đường ống sau đó chảy vào bể lọc nhanh. Tại đây chất khử trùng được bơm định lượng đưa vào diệt các vi trùng gây hại và bảo quản nước đến nơi tiêu dùng.
Nguồn nước sau khi đã xử lý hoàn tất sẽ được chuyển sang bể chứa nước sạch. Trạm bơm cấp II có nhiệm vụ bơm nước từ bể thành phẩm đến mạng lưới tiêu thụ và cuối cùng đến người sử dụng.
2.2.2. Chất lượng nguồn nước ở Thị trấn Tĩnh Gia 2.2.2.1. Đánh giá chung
Nước ngầm
Hiện tại chưa có báo cáo tìm kiếm thăm dò nước ngầm khu vực Tĩnh Gia.
Nhưng kết quả thăm dò khu vực lân cận cho thấy trữ lượng nước ngầm ở đây không đáng kể, chất lượng nước xấu.
Nước mặt
Thị trấn Tĩnh Gia có sông Yên và sông Bạng chảy qua. Sông Yên bắt nguồn từ huyện Như Xuân, chảy qua huyện Như Thanh, Nông Cống, Tĩnh Gia, Quảng Xương rồi đổ ra biển tại Lạch Ghép, sông có diện tích lưu vực 1.996km2, sông dài 89 km.
Đoạn đầu từ huyện Như Xuân đến Nông Cống gọi là sông Mực, từ ngã ba Yên Sơ ra biển gọi là sông Yên. Tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm khoảng 1.129x106 m3, tổng lượng dòng chảy mùa kiệt khoảng 132 x106 m3. Chất lượng nước khá tốt.
Sông Bạng bắt nguồn từ Như Xuân chảy qua Tĩnh Gia rồi đổ ra biển tại cửa Lạch Bạng, diện tích lưu vực sông là 236 km2, chiều dài sông 35 km, tổng lượng nước trung bình nhiều năm khoảng 112,9x106 m3, tổng lượng dòng chảy mùa kiệt khoảng 9,0 - 10x106 m3. Chất lượng nước khá tốt.
2.2.2.2. Chất lượng các nguồn nước sinh hoạt của Thị trấn Tĩnh Gia
Qua số liệu bảng 6 cho thấy, các nguồn nước dùng cho sinh hoạt của người dân thị trấn Tĩnh Gia hiện nay là nguồn nước máy (nước sạch) do nhà máy nước Nguyên
Bình cung cấp và các nguồn nước khác như: nước giếng, nước sông, nước mưa. So sánh chất lượng các nguồn nước trên theo tiêu chuẩn về vệ sinh của Bộ Y tế cho thấy:
Đối với nước máy do nhà máy nước cung cấp nhìn chung là chất lượng đạt hàm lượng tiêu chuẩn cho phép, tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn có mùi clo nặng. Ngược lại các nguồn nước khác phần lớn là không đạt tiêu chuẩn. Cụ thể là nguồn nước này nhiễm hàm lượng sắt lớn, có độ đục cao, gây hiện tượng nước vàng ố, có mùi tanh, hôi bùn và hàm lượng vi khuẩn Colifrom, e.coli đều vượt quá mức cho phép nhiều lần. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra các bệnh về đường ruột cho người dân sử dụng.
Bảng 7: So sánh chất lượng nguồn nước sinh hoạt của Thị trấn theo tiêu chuẩn về vệ sinh của Bộ Y tế
Chỉ tiêu ĐVT Hàm lượng tiêu
chuẩn cho phép
Các nguồn nước Nước máy Giếng
khoan
Giếng khơi Nước sông Nước mưa
1. Giá bán Đồng/m3 - 5300 - - - -
2. Chất lượng
Màu sắc NTU 15 0 16 13 32 5
Mùi vị - Không có mùi vị lạ Mùi clo Mùi tanh Mùi hôi bùn Mùi tanh hôi
bùn
Không có
Độ đục NTU 5 0,8 2,5 1,5 18 1,4
Ph - 6,0 – 8,5 7,2 7,0 7,8 8,3 8,90
Hàm lượng Amoni Mg/l 3 <0,03 0,12 0,17 0,05 0,45
Hàm lượng sắt Mg/l 0,5 <0,01 3,35 1,05 1,24 0,08
Độ cứng Mg/l 350 85 223 289 342 39
Độ oxy hóa Mg/l 4 0,43 3,34 2,40 1,28 1,69
Hàm lượng clorua Mg/l 300 15,6 96,4 125,8 110,3 11,3
Hàm lượng asen Mg/l 0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,005
Colifrom Vk/100ml 50 0 25 122 2310 210
Vi khuẩn E.coli Vk/100ml 0 0 26 31 45 18
(Nguồn: phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Tĩnh Gia)
2.2.3. Tình hình sử dụng các nguồn nước sinh hoạt của người dân thị trấn Tĩnh Gia
Bảng 8: Thống kê tình hình sử dụng các nguồn nước cho sinh hoạt của người dân thị trấn Tĩnh Gia năm 2014
Tên tiểu khu
Tổng số hộ
Nguồn nước chính dùng để sinh hoạt
Nước máy Nước giếng Nước mưa Nước sông
Số hộ % Số
hộ
% Số
hộ
% Số hộ %
Thị trấn 1350 1032 76,44 248 18,3
7
53 3,93 17 1,26
Tiếu khu 1 279 163 48,75 93 33,3
3
15 5,38 8 2,87
Tiểu khu 2 240 221 92,08 15 6,25 4 1,67 0 0
Tiểu khu 3 223 169 75,78 45 20,1
8
9 4,04 0 0
Tiểu khu 4 102 69 67,65 23 22,5
5
8 7,84 2 3,92
Tiểu khu 5 105 70 66,67 25 23,8
1
7 6,67 3 2,86
Tiểu khu 6 268 207 77,24 38 14,1
8
17 6,34 6 2,24
Tiếu khu 7 133 90 67,67 33 24,8
1
4 3,01 6 4,51
(Nguồn: Thống kê UBND thị trấn Tĩnh Gia) Qua bảng trên ta thấy rằng: có đến gần 80% số hộ trong Thị trấn là sử dụng nước máy, trong đó Tiểu khu 2 là tiểu khu có tỷ lệ sử dụng nước máy cao nhất trong toàn Thị trấn và chiếm 92,08%, tiếp theo là Tiểu khu 3 là 75,78%, Tiểu khu 6 là 77,24%.
Cùng với việc sử dụng nước máy, các hộ trong Thị trấn cũng sử dụng thêm các nguồn nước khác như nước giếng, nước mưa, nước sông hồ. Cụ thể như Tiểu khu 1 tỷ lệ sử dụng nước sạch thấp nhất trong cả thị trấn, chỉ chiếm 48,75% và tỷ lệ sử dụng các nguồn nước khác cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao so với các Tiểu khu khác. Các tiểu khu như Tiểu khu 4, Tiểu khu 5 và Tiểu khu 7 cũng có tỷ lệ sử dụng các nguồn
nước khác cũng tương đối cao. Điều này chứng tỏ việc sử dụng nước giếng, nước mưa và nước sông cho sinh hoạt của các hộ gia đình vẫn diễn ra do ý thức của người dân và thói quen sử dụng các nguồn nước này đã có từ lâu khó thay đổi.
2.3. Tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt của các hộ điều tra ở Thị trấn Tĩnh