CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN TĨNH GIA – HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HểA
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN NƯỚC SẠCH CỦA NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN TĨNH GIA,
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nước sạch cho người dân tại Thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
3.2.1. Thông tin – giáo dục – truyền thông và thu hút sự tham gia của cộng đồng trong vấn đề cấp nước sạch
Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT tăng cường đưa thông tin giáo dục, truyền thông đến được với người dân các xã thông qua các lớp tập huấn, phổ biến các tài liệu chuyên môn và tài liệu truyền thông về Nước sạch và VSMT
Để dự án cấp nước và VSMT nông thôn được áp dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao thì vấn đề thông tin – giáo dục – truyền thông đóng vai trò rất quan trọng. Hoạt động này nhằm mục đích:
- Khuyến khích, nâng cao nhu cầu dùng nước sạch của người dân.
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hành hành vi vệ sinh và bảo vệ môi trường nông thôn và đô thị.
- Nâng cao hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của mối liên hệ giữa nước sạch và sức khỏe.
- Phát huy nội lực, nâng cao sự tự nguyện đóng góp tài chính để xây dựng các công trình công cộng hợp vệ sinh.
Để các hoạt động này đạt hiểu quả cao, cần có sự tham gia của các Bộ, Ngành, các tổ chức xã hội và phải được tiến hành trên quy mô rộng lớn và ở tất cả các cấp
nhất là ở các vùng xa xôi, thôn bản. Các hoạt động này bao gồm việc cung cấp thông tin về sức khỏe và vệ sinh, các loại công trình cấp nước sạch khác nhau, các hệ thống hỗ trợ tài chính, vay tín dụng cũng như quản lý các hệ thống cấp nước dùng chung.
Bên cạnh đó, sự tham gia của cộng đồng chính là điều kiện đầu tiên để thực hiện chương trình cấp nước sạch cho nông thôn một cách hiệu quả và lâu dài. Cộng đồng phải phát huy được quyền làm chủ và năng lực hiểu biết của mình về vấn đề vệ sinh nước sạch, cũng như trách nhiệm của mình trong công tác bảo trì các công trình cấp nước đô thị.
Người dân sẽ là người đưa ra quyết định trong việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt theo mong muốn của mình cũng như phù hợp với điều kiện kinh tế. Kêu gọi những hộ giàu, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng công trình cấp nước cho dân nghèo tiến hành tạo điều kiện thu tiền nước chậm hơn. Những hộ và doanh nghiệp đầu tư công trình cho vùng nghèo sẽ được ưu tiên về thuế như thuế đất, thuế doanh nghiệp, ưu tiên sử dụng đất. Bên cạnh đó, Nhà nước sẽ hộ trợ một phần vốn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp để góp phần giảm bớt phần đóng góp của họ, hỗ trợ cho vay vốn tín dụng, kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của trạm cấp nước.
3.2.2. Đổi mới cơ chế tài chính, huy động nhiều nguồn vốn để phát triển cấp nước sạch cho vùng nông thôn
Tăng cường triển khai kế hoạch cấp nước an toàn trong khu vực đô thị và nông thôn, giảm thiểu rủi ro phòng ngừa các bênh lây truyền qua đường nước, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
Hỗ trợ trang thiết bị xây dựng nhà máy nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, đồng thời hạ giá thành trong xây dựng và xử lý nước, hình thành mạng lưới dịch vụ cấp nước.
Tiến hành nghiên cứu ứng dụng xây dựng thí điểm các mô hình quản lý, công nghệ phù hợp với từng vùng.
Theo báo cáo của Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 – 2010, số vốn huy động khoảng 20.700 tỷ đồng đạt 91,6% so với dự kiến.
Việc huy động vốn này đã được đa dạng hóa so với nhiều chương trình, dự án khác.
Trong đó có những nguồn chiếm vị trí rất quan trọng như nguồn tài trợ quốc tế, nguồn
tín dụng ưu đãi và nguồn vốn huy động từ dân do họ là những người trực tiếp sử dụng nước. Cụ thể: Nguồn tài trợ quốc tế ước tính khoảng 3.566 tỷ, chiếm 17,2% tổng nguồn huy động; nguồn tín dụng ưu đãi thực hiện là 8.820 tỷ, chiếm 42,6% tổng nguồn huy động và là nguồn huy động lớn nhất của chương trình; nguồn từ dân ước tính là 3073 tỷ đồng, chiếm 14,8% tổng nguồn huy động.
Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015 với tổng mức vốn 27.600 tỷ đồng. Trong đó, Ngân sách Trung ương là 4100 tỷ đồng chiếm 14,9%; Ngân sách địa phương là 3100 tỷ đồng chiếm 11,2%; Viện trợ quốc tế là 8200 tỷ đồng chiếm 29,7%; Tín dụng ưu đãi là 9100 tỷ đồng chiếm 33,0%; vốn của dân và tư nhân là 3100 tỷ đồng chiếm 11,2%.
Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Ngân hàng Thế Giới tài trợ tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng với tổng mức vốn 235.500.000 USD.
Trong đó, Ngân hàng Thế Giới (WB) là 200.000.000 USD; Vốn đối ứng từ ngân sách là 10.500.000 USD; vốn đóng góp từ cộng đồng là 20.000.000 USD.
Dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho sáu tỉnh miền Trung do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ. Tổng vốn đầu tư cho dự án là 50 triệu USD, trong đó vốn ODA là 45 triệu USD và vốn đối ứng là 5 triệu USD. Trên cơ sở vốn đối ứng sẽ hỗ trợ 100% cho các ban quản lý dự án; 10% chi phí đầu tư cho các công trình công cộng như hệ thống cấp nước tập trung; hệ thống thu gom rác thải;…
Như vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu về nước an toàn cho người dân thì cần phải huy động nhiều nguồn vốn từ Trung ương đến địa phương, từ tổ chức đến cá nhân, từ trong nước đến nguồn vốn nước ngoài để phát triển mục tiêu cấp nước sach cho vùng nông thôn.
3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ cho người dân
- Hỗ trợ chi phí sử dụng nước sạch cho các hộ nghèo bằng cách áp dụng mức giá thấp hơn mức giá quy định chung là 5300 đồng/m3.
- Cấp nước máy miễn phí cho các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Hỗ trợ việc mua sắm mới hoặc xây dựng mới chứa các thiết bị chứa nước cho các hộ gia đình.
- Hỗ trợ kinh phí cho người dân trong việc xây dựng đường ống dẫn nước đến khu dân cư để người dân có thể tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh.
- Điều chỉnh giá bán nước sạch phù hợp với đặc điểm nguồn nước, điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng, từng địa phương, từng khu vực và phải tính đúng, tính đủ.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ