Tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt của các hộ điều tra ở Thị trấn Tĩnh Gia

Một phần của tài liệu Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân thị trấn tĩnh gia, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 46 - 52)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN TĨNH GIA – HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HểA

2.3. Tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt của các hộ điều tra ở Thị trấn Tĩnh Gia

2.3.1. Quy mô điều tra

Điều tra ngẫu nhiên 50 hộ, trong đó 25 hộ sử dụng nước máy của nhà máy nước cung cấp và 25 hộ sử dụng nguồn nước giếng, nước mưa, nước sông. Kết quả được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 9: Các nguồn nước được các hộ điều tra sử dụng trong sinh hoạt

Nguồn nước Số hộ Tỷ lệ (%)

Nước máy 25 50,00

Giếng đào 11 22,00

Giếng khoan 9 18,00

Nước mưa 3 6,00

Nguồn nước khác( sông, ao) 2 4,00

Tổng cộng 50 100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015) 2.3.2. Thông tin chung về các hộ điều tra

Qua bảng 9 ta thấy sự chênh lệch về trình độ văn hóa giữa các hộ sử dụng nước sạch và chưa sử dụng nước sạch là không lớn nên việc sử dụng nước sạch ảnh hưởng đến sức khỏe của các hộ dân là như nhau. Chỉ tiêu về thu nhập bình quân của gia đỡnh/thỏng cho thấy được sự chờnh lệch rừ rệt về thu nhập cụ thể là cỏc hộ sử dụng nước sạch có mức thu nhập bình quân/tháng là 2,7 triệu đồng, còn các hộ chưa sử dụng nước sạch chỉ 1,68 triệu đồng. Điều này cho thấy, các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp vẫn chưa có điều kiện tiếp cận với nguồn nước sạch do nhà máy nước cung cấp.

Bảng 10: Thông tin cơ bản về các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Tổng

số hộ

Hộ sử dụng nước sạch

Hộ chưa sử dụng nước sạch

Bình quân chung

Tổng số hộ điều tra Hộ 50 25 25 25

Trình độ văn hóa Lớp - 11,45 11,20 11,33

Thu nhập bình quân/tháng

Triệu đồng

2,7 1,68 2,19

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)

2.3.3. Mục đích sử dụng nước sinh hoạt của các hộ điều tra

Điểm chung của hai nhóm là mỗi hộ gia đình sử dụng tối thiểu hai nguồn nước.

Ngoài nguồn nước chính để ăn uống ở nhóm có sử dụng nước máy và nhóm không sử dụng nước máy là nước giếng thì họ sử dụng thêm một số loại nguồn nước khác như nước mưa, nước ao hồ,…cho các mục đích còn lại như tắm giặt, sản xuất, tưới tiêu,…

Điều này sẽ tiết kiệm chi phí cũng như tránh t́nh trạng thiếu nước nếu như chỉ dùng duy nhất một nguồn nước chính.

Số liệu bảng 10 cho thấy các mục đích cụ thể của người dân khi sử dụng nước sinh hoạt. Cụ thể đối với những hộ chưa sử dụng nước sạch thì 100% số hộ sử dụng các nguồn nước khác như nước giếng, nước mưa, nước sông cho các mục đích ăn uống, giặt giũ, rửa chén bát, vệ sinh cá nhân… Mùa hè thời tiết khắc nghiệt lượng mưa giảm, không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước nên nhiều hộ gia đình chỉ sử dụng nước giếng khoan cho mục đích ăn uống, còn tắm giặt, rửa chén bát hay tưới tiêu…lại phụ thuộc vào nguồn nước giếng đào.

Trong khi đó, đối với những hộ sử dụng nguồn nước sạch của nhà máy nước Nguyên Bình thì chỉ có mục đích ăn uống là được sử dụng 100%, còn các mục đích khác thì họ sử dụng thêm nguồn nước khác. Đặc biệt nước máy rất ít được sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh, chỉ có 6/25 hộ là sử dụng cho mục đích này.

Bảng 11: Các mục đích sử dụng nước sinh hoạt của các hộ điều tra Chỉ tiêu Hộ sử dụng nước sạch Hộ chưa sử dụng nước sạch

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Ăn uống 25 100,00 25 100,00

Tắm giặt 20 80,00 25 100,00

Sản xuất 8 32,00 25 100,00

Khác 6 24,00 25 100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015) Số liệu từ bảng trên ta thấy được các mục đích sử dụng nước sinh hoạt của các hộ điều tra. Kết quả này phản ánh thực tế rằng con người ta nhận thức được chi phí của việc chi trả cho việc sử dụng nước máy là lớn khi ta sử dụng nguồn nước này càng nhiều nhất là cho việc tưới tiêu, giặt giũ vì nó luôn tiêu tốn một lượng nước tương đối lớn. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí người ta đã sử dụng thêm các nguồn nước khác song song với việc sử dụng nước máy. Nguyên nhân của tình trạng này là những hộ có thu nhập thấp cảm thấy khi sử dụng nước máy phải chi trả thêm một khoản chi phí, vì vậy

ngoài mục đích là ăn uống khi sử dụng nước máy thì các mục đích khác như tắm giặt, sản xuất kinh doanh thì họ sử dụng các nguồn nước có sẵn để bổ sung cho nước máy.

2.3.4. Đánh giá của người dân về chất lượng nguồn nước đang sử dụng Bảng 12: Đánh giá chất lượng nguồn nước đang sử dụng của người dân Chỉ tiêu Hộ sử dụng nước sạch Hộ chưa sử dụng nước sạch

Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ

Tốt 17 68,00 9 36,00

Trung bình 6 24,00 11 44,00

Chưa tốt 2 8,00 5 20,00

Tổng 25 100,00 25 100,00

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2015) Chú thích: theo cảm nhận của người dân sử dụng

Tốt: nước trong, không màu, không mùi vị Trung bình: Nước thỉnh thoảng có mùi, đục Chưa tốt: Có mùi, nước đục

Qua số liệu bảng trên ta thấy, đối với những hộ sử dụng nước sạch thì có đến 68,00% ý kiến đánh giá chất lượng nguồn nước do Nhà máy cung cấp là tốt, trong khi đó con số này chỉ là 36,0% đối với hộ sử dụng nguồn nước khác cho sinh hoạt. Tương tự có 24% đánh giá chất lượng nguồn nước ở mức trung bình đối với hộ sử dụng nước sạch và 44% đối với hộ chưa sử dụng nước sạch. Còn lại là 8% ý kiến cho rằng chất lượng nguồn nước máy là chưa tốt và 20% đối với ý kiến của hộ chưa sử dụng nước sạch.

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện chất lượng nguồn nước đang sử dụng của các hộ

điều tra (1. Tốt; 2. Trung bình; 3. Chưa tốt)

Như vậy, với những hộ sử dụng nước sạch thì chất lượng nguồn nước đang sử dụng là tốt hơn, có tỷ lệ cao gần gấp 2 lần so với các hộ chưa sử dụng nước sạch. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nguyên nhân đã phân tích. Cụ thể, đối với nguồn nước do nhà máy nước Nguyên Bình cung cấp nhìn chung là chất lượng đạt hàm lượng tiêu chuẩn cho phép, tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn có mùi clo nặng, đục và có màu. Ngược lại, các nguồn nước khác thì có độ đục cao, gây hiện tượng vàng ố, có mùi tanh, hôi bùn và hàm lượng vi khuẩn Colifrom, e.coli đều vượt quá mức cho phép.

2.3.5. Mức độ hài lòng của người dân về chất lượng nguồn nước đang sử dụng Bảng 13: Mức độ hài lòng của người dân về chất lượng nước đang sử dụng Mức độ Hộ sử dụng nước sạch Hộ chưa sử dụng nước sạch

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ(%)

Rất hài lòng 6 24,00 3 12,00

Hài lòng 14 56,00 11 44,00

Ít hài lòng 3 12,00 6 24,00

Không ý kiến 2 8,00 5 20,00

Tổng 25 100,00 25 100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)

Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về chất lượng nước đang sử dụng của các hộ điều tra

Ghi chú: 1- rất hài lòng; 2- hài lòng; 3- ít hài lòng; 4- không ý kiến

Số liệu bảng 12 và biểu đồ cho thấy, các hộ gia đình nhìn chung là hài lòng với chất lượng nước do nhà máy nước cung cấp, cụ thể 24% số hộ rất hài lòng, hài lòng chiếm 56%, ít hài lòng chiếm 12% và không có ý kiến chiếm 8%. Đối với những hộ chưa sử dụng nước sạch thì nhìn chung mức độ hài lòng và rất hài lòng của họ về chất lượng nguồn nước mà họ đang sử dụng thấp hơn so với hộ sử dụng nước sạch, chiếm 44% và 12%. Còn chiếm 24% ý kiến ít hài lòng và không có ý kiến chiếm 20% về chất lượng nguồn nước sinh hoạt mà các hộ đang sử dụng. Điều này cho thấy đa số các hộ đều hài lòng về nguồn nước mà họ đang sử dụng.

2.3.6. Đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ cấp nước

Với mức giá bán của nhà máy cấp nước Nguyên Bình cho các hộ sử dụng sinh hoạt hiện nay là 5.300 đồng/m3 thì ý kiến của người dân được thể hiện qua bảng 14.

Qua bảng 13 ta thấy, với mức giá 5.300 đồng/m3 thì có 56% ý kiến của hộ gia đình sử dụng nước sạch và 30% ý kiến của hộ gia đình chưa sử dụng nước sạch đồng ý với mức giá hiện nay là phù hợp; 44% hộ sử dụng nước sạch và 70 hộ chưa sử dụng nước sạch cho rằng mức giá này là cao so với thu nhập của gia đình và 0% ý kiến các hộ sử dụng và chưa sử dụng nước sạch cho rằng mức giá này là thấp.

Bảng 14: Đánh giá của các hộ điều tra về sự phù hợp của mức giá nước máy Mức độ Hộ sử dụng nước sạch Hộ chưa sử dụng nước sạch

Số hộ Tỷ lê (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Cao 10 40,00 16 64,00

Phù hợp 15 60,00 9 36,00

Thấp 0 0,00 0 0,00

Tổng 25 100,00 20 100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015) Điều này phù hợp với thực tế rằng với lượng nước sử dụng trung bình của mỗi hộ gia đỡnh là 7m3/thỏng ì 5300 đồng =37100 đồng so với thu nhập bỡnh quõn hàng tháng của các hộ sử dụng nước sạch là 2,7 triệu đồng chiếm 1,3% thu nhập của gia đình, thì mức giá mà nhà máy đưa ra là chấp nhận được so với thu nhập của các hộ.

Còn với mức thu nhập hàng tháng của các hộ không sử dụng nước sạch là 1,68 triệu đồng thì mức chi trả hàng tháng cho việc sử dụng nước sạch là khá cao chiếm 2,20%

thu nhập của gia đình. Đây cũng là một phần thực trạng sử dụng nước của ngươi dân trên địa bàn Thị trấn.

2.3.7. Nguyên nhân mà người dân không sử dụng nước sạch trong sinh hoạt

Kết quả điều tra 25 hộ sử dụng nước giếng, nước mưa và nước sông về lý do chưa tiếp cận với nguồn nước sạch được thể hiện qua bảng 14.

Bảng 15: Nguyên nhân chưa sử dụng nước sạch của các hộ điều tra

Lý do Tỷ lệ (%) (n=25)

Chi phí sử dụng nước sạch quá cao 44,00

Ở xa đường ống dẫn nước của nhà máy 16,00 Không tin vào chất lượng nước do nhà máy cung cấp 8,00

Thói quen sử dụng nước sinh hoạt 24,00

Lý do khác……… 8,00

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015) Qua bảng 14, ta thấy nguyên nhân mà người dân chưa tiếp cận được với nguồn nước sạch chủ yếu là khó khăn về tài chính do chi phí lắp đặt quá cao và chi phí sử dụng nước là 5300 đồng/m3 cao so với thu nhập của hộ gia đình. Họ nghĩ rằng đó là quá tốn kém nên đã không lắp đặt và chiếm 44,00%. Các hộ trong Thị trấn ở cách xa đường ống dẫn nước của nhà máy nên lý do này chiếm 16,00%. Thói quen sử dụng nước của người dân đã có từ lâu đời như nước giếng hay nước mưa chiếm 24,00%.

Ngoài ra thì một số lý do khác như tâm lý phải chi trả thêm một khoản hàng tháng của người dân cũng chiếm tỷ lệ không đáng kể 8,00%.

2.3.8. Ý kiến về xu hướng chuyển sang dùng nước sạch của các hộ chưa sử dụng nước sạch

Qua điều tra cho thấy, mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng các hộ chưa sử dụng nước sạch từ nhà máy cung cấp nhưng khi được hỏi thì cũng có nhiều hộ có xu hướng chuyển sang sử dụng nước sạch vì họ nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch đến sinh hoạt và sức khỏe của mình.

Bảng 16: Ý kiến về xu hướng chuyển đổi sang sử dụng nước sạch

Ý kiến Tỷ lệ (%) (n = 25)

Mong muốn 28,00

Bình thường 32,00

Ít mong muốn 24,00

Không quan tâm 16,00

Qua bảng trên ta thấy, mức độ quan tâm của các hộ điều tra về sử dụng nước sạch cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Trong đó có đến 28% ý kiến mong muốn chuyển sang dùng nước máy vì các hộ đều hiểu rằng việc sử dụng nước sạch sẽ đảm bảo an toàn hơn so với việc sử dụng các nguồn nước khác như nước mưa, nước giếng,… mà lâu nay hộ vẫn dùng. Trong một số trường hợp thì việc chi tiêu trong gia đình là quan trọng hơn hết nên mức độ quan tâm đến nước sạch chỉ ở mức bình thường và chiếm 32,00%. Những hộ còn lại vì một số lý do nào đó mà họ chưa có ý định chuyển sang sử dụng nước sạch và chiếm 16%.

2.4.PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ GIỮA VIỆC SỬ DỤNG VÀ CHƯA SỬ

Một phần của tài liệu Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân thị trấn tĩnh gia, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w