CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HẢI SẢN Ở TT CỬA VIỆT - HUYỆN GIO LINH - TỈNH QUẢNG TRỊ
2.2 Tình hình đánh bắt - tiêu thụ Thủy Hải sản ở TT Cửa Việt - Huyện Gio Linh - Tỉnh Quảng Trị
2.2.1 Tình hình đánh bắt THS của TT Cửa Việt
Nhìn tổng quát tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản của các xã điển hình đánh bắt THS biển trên địa bàn huyện Gio Linh qua bảng:
Bảng 2.5 Sản lượng THS trên địa bàn huyện Gio Linh năm 2015
ST T
Chỉ tiêu
Tổng sản lượng THS
KT và NT (tấn)
= (1+ 2 +3)
- Khai thác THS biển
( 1 )
- THS đánh bắt TN
( 2 )
- THS Nuôi trồng
( 3 )
1 Gio Hải 1990 1960 0 30
2 Gio Mai 260 140 0 120
3 Gio Việt 4700 4675 0 25
4 TT Cửa Việt 7915 7890 50 25
5 Trung Giang 2875 2675 0 200
(Niên giám thống kê của phòng Nông nghiệp huyện Gio Linh) Qua bảng ta thấy TT Cửa Việt là một xã có mức sản lượng đánh bắt THS nhiều nhất trong các xã vùng biển. Mức sản lượng đạt con số ấn tượng 7915 tấn chiếm 44,84% trong tổng số sản lượng THS đánh bắt của huyện.
Công việc Triển khai thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản; huy động mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư đóng mới, củng cố, cải tiến tàu thuyền, tăng số lượng và năng lực đánh bắt của tàu xa bờ và trung bờ;
lưới nghề và các phương tiện phục vụ đánh bắt, thông tin liên lạc; bám sát ngư trường, phát hiện ngư trường mới, tranh thủ thời gian thuận lợi trong năm để khai thác 2 vụ đạt và vượt kế hoạch đề ra.
- Đẩy mạnh việc hợp tác trên biển trong việc tìm kiếm ngư trường, vươn ra khơi xa, bảo đảm thông tin trong việc bảo vệ sản xuất, cứu hộ, cứu nạn, phòng tránh trú bão an toàn.
-Tăng cường chỉ đạo việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, chú trong công tác quản lý, kiểm dịch giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Thực hiện một số chính sách hỗ trợ người nuôi tôm thẻ chân trắng, mua giống tôm sạch từ Công ty UNI President Việt Nam tại Trung Giang.
- Đẩy mạnh việc kêu gọi các doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân có điều kiện đầu tư nuôi thủy sản trên cát theo Quy hoạch được duyệt, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
- Tích cực vận động các cơ sở chế biến thủy hải sản hợp tác, liên danh, liên kết tạo lập thị phần cơ sở, tránh tư thương ép giá, lừa lọc, bảo đảm kinh doanh lành mạnh, an toàn. Các chính sách đưa ra đã giúp cho các xã trên huyện nhà nói chung và TT Cửa Việt nói riêng phát triển nhanh chóng đạt mức sản lượng cao trong tương lai.
Bảng 2.6Sản lượng THS khai thác của TT Cửa Việt giai đoạn 2011 - 2015 ĐVT: tấn Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ tăng (%)
15/11 B.quân
Tổng số 7250 8060 8410 8980 9320 128,55 6,48
Cá, mực, ghẹ, tôm XK 2310 2420 2540 2830 2990 129,44 6,66
Cá làm NL cho LH 2540 3150 3220 3370 3450 135,83 7,95 Các loại THS khác 2400 2490 2650 2780 2880 120 4,66
(Báo cáo của TT Cửa Việt giai đoạn năm 2011 - 2015) Trong 5 năm, từ năm 2011 đến năm 2015, tổng sản lượng đánh bắt của ngư dân từ 7250 tấn lên 9320 tấn, tốc độ tăng bình quân 6,48%
Cụ thể:
- Cá, mực, ghẹ, tôm XK trong những năm tới đây tăng mạnh bởi nó có giá trị lớn nên ngư dân mạnh dạn đầu tư tàu thuyền, ngư cụ hiện đại và tiên tiến để phục vụ cho việc đánh bắt THS XK. Từ năm 2011 đến năm 2015 sản lượng cá, mực, ghẹ, tôm XK tăng từ 2310 tấn lên 2990 tấn, tốc độ tăng bình quân 6,66%.
- Cá làm nguyên liệu cho Lò Hấp (cá cơm, cá nục): Đây là loại cá chính được đánh bắt để đưa về sấy khô, đóng thùng và tiêu thụ nước ngoài là chủ yếu. Cụ thể là XK sang thị trường TQ. Hình thức đánh bắt là đi vây, sản lượng tăng rất nhanh năm 2011 sản lượng khai thác được 2540 tấn nhưng đến năm 2015 sản lượng cá khai thức được 3540 tấn, tốc độ tăng bình quân 7,95%.
- Thủy hải sản khác như: Cua, bào ngư, rong biển...vv tốc độ tăng bình quân từ năm 2011 đến năm 2015 là 4,66%.
Là lĩnh vực sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao nên ngành đánh bắt THS thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia và mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư ngư cụ, tàu thuyền để đánh bắt xa bờ, đạt được mức sản lượng THS lớn, tạo cho ngư dân có mức thu nhập ổn định.
Nhìn chung, việc đánh bắt THS ở trên địa bàn TT Cửa Việt đã có bước phát triển rừ rệt. Song so với tiềm năng lợi thế mà TT Cửa Việt cú được vẫn chưa gọi là “ thấm”
gì. Hay nói cách khác hiệu quả từ việc đánh bắt THS còn nhiều bấp bênh, thiếu bền vững. Vậy để phát huy được truyền thống, tiềm năng lợi thế của vùng và trở thành một ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp thì cần phải có một tầm nhìn chiến lược và thực hiện giải pháp một cách đồng bộ từ trên xuống. Tình trạng thiếu vốn, ngại đầu tư đã làm cho kết quả đạt được giảm xuống và gặp nhiều hạn chế. Tuy nhiên trong những năm qua việc đánh bắt THS đã có bước phát triển ổn định. Hằng năm việc sản xuất thêm tàu thuyền, thay đổi tàu thuyền có công suất <30 CV sang tàu thuyền có công suất lớn, ngư cụ được cải tiến hiện đại đã giúp cho việc đánh bắt THS của ngư dân có nhiều thành
tích đáng kể. Với lợi thế là vùng có cầu cảng, là nơi phát triển nhiều xưởng đóng tàu và cơ sở chế biến đã tạo ra nhiều điều kiện cho ngư dân yên tâm.
2.2.2 Tình hình tiêu thụ THS của TT Cửa Việt
TT Cửa Việt được biết đến là một trong những xã có rất nhiều tiềm năng để phát triển, đặc biệt là ngành khai thác THS biển, với lợi thế cầu cảng, giao thông thuận lợi, có nhiều cơ sở chế biến và có một thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Lượng THS khai thác được phân bố đi nhiều nơi và tiêu thụ nhanh chóng. Theo số liệu thống kê của UBND TT Cửa Việt ta thấy:
Bảng 2.7Tình hình tiêu thụ Hải sản của TT Cửa Việt
ĐVT : tấn Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ tăng (%)
15/11 B.quân Tổng sản lượng THS
tiêu thụ 4550 4690 5627 5650 6150 135,16 7,82
- Chế biến cá khô XK 1900 2260 2470 2550 2880 151,58 10,96 - Cá tươi, tôm,
ghẹ,mực XK 1400 1550 2130 2250 2560 182,8 16,29
- Cá làm mắn chợp 350 310 340 260 245 70 8,53
- Tiêu thụ nội địa 900 570 687 590 465 51,67 15,22
( Nguồn: UBND TT Cửa Việt cung cấp) Qua số liệu thống kờ, ta thấy tỡnh hỡnh tiờu thụ HS cú sự thay đổi rừ rệt, tốc độ tăng bình quân tổng sản lượng đánh bắt 7,82% trong đó tốc độ tăng bình quân khả năng tiêu thụ của chế biến cá khô XK là 10,96%, tốc độ tăng bình quân tiêu thụ của cá tươi, tôm, ghẹ, mực XK là 16,29%. Bên cạnh đó khi tốc độ tăng của kênh tiêu thụ này thì khả năng tiêu thụ của kênh khác sẽ giảm xuống như ngành nghề cá làm mắn chợp ( đây là loại cá bị dập nát hay phân loại của ngành tiêu thụ chế biến cá khô , cá tươi, tôm, ghẹ, mực XK.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 giảm xuống bình quân 8,53% và tốc độ tiêu thụ THS nội địa giảm bình quân 15,22% từ năm 2011 đến năm 2015.Nguyên nhân của sự thay đổi rừ rệt là ngư dõn nắm bắt được tiềm năng, tiếp cận được thụng tin và sự hỗ trợ của các ban ngành, người dân mạnh dạn đầu tư xây dựng nhiều cơ sở chế biến cá khô, ngư cụ đánh bắt hiện đại đã làm tăng hiệu quả đánh bắt, khả năng bảo quản được
THS được tươi và đảm bảo chất lượng. Nâng mức tiêu thụ của ngành chế biến cá khô XK và ngành XK cá, mực, tôm, nghẹ tươi ra nước ngoài nhiều hơn.
Lượng Hải sản ngư dân đánh bắt được chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng sấy khô và xuất khẩu tươi sống là chính. Kênh tiêu thụ chế biến cá khô XK là kênh tiêu thụ với sản lượng nhiều nhất, năm 2015 XK với sản lượng 2880 tấn, đứng thứ hai là kênh tiêu thụ Cá tươi, tôm, ghẹ, mức XK đạt 2560 tấn năm 2015. Nguyên nhân chính mà hai kênh có sản lượng tiêu thụ lớn với những lý do chính sau đây:
- Có thị trường tiêu thụ cố định và có hợp đồng, thỏa thuận từ trước.
- Có thương lái, nhà thu gom hỗ trợ vốn và có mối liên kết chặt chẽ.
Bên cạnh đó trong sản lượng Hải sản tiêu thụ thì loại cá làm mắn chợp sản lượng tiêu thụ ít nhất. Vì đây là loại cá được phân loại, cá bị dập nát, ươn và có giá trị thấp, không được người tiêu dùng tiêu thụ trực tiếp mà phải qua các công đoạn chế biến để tạo ra sản phẩm được người tiêu dùng gọi là nước mắn. Ngư dân ngày càng tìm ra công cụ tiên tiến, hiện đại phục vụ cho việc đánh bắt, bảo quản sản phẩm tốt để sản phẩm Hải sản đánh bắt của mình không bị dập nát, hư hỏng khi cập bến. Chính vì vậy mà sản lượng tiêu thụ dưới dạng này có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2011đạt 350 tấn nhưng đến năm 2015 sản lượng tiêu thụ đạt 245 tấn, tốc độ giảm bình quân 8,53%.