GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC TIÊU THỤ HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TT CỬA VIỆT - HUYỆN GIO LINH - TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ thủy hải sản trên địa bàn TT cửa việt – huyện gio linh – tỉnh quảng trị (Trang 62 - 67)

3. Mục tiêu, Đề xuất giải pháp 3.1 Mục tiêu

Các giải pháp đặt ra nhằm giải quyết mục tiêu sau:

* Mục tiêu chung

 Thúc đẩy ngành đánh bắt trên địa bàn TT Cửa Việt phát triển nhanh và bền vững.

 Tìm hướng đi ổn định và lâu dài cho sản phẩm đầu ra

Giải quyết những khó khăn bất lợi của dich vụ đầu ra và quá trình đánh bắt thủy hải sản trên địa bàn TT Cửa Việt

 Tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân.

* Mục tiêu cụ thể

 Tìm ra các kênh tiêu thụ hợp lý, giảm bớt chi phí, nâng cao thu nhập cho các thành viên trong chuỗi

 Có các giải pháp nâng cao và cải thiện các hạn chế trong cả quá trình đánh bắt cho tới tiêu thụ thủy hải sản

 Có giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

3.2 Đề xuất giải pháp

Để ngành thủy sản nói chung và thủy hải sản nói riêng trên địa bàn TT Cửa Việt phát triển ổn định và bền vững thì cần có một số giải pháp như sau:

- Thực hiện tái cơ cấu ngành đánh bắt thủy sản theo cơ chế thị trường, chuyển dần từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao chất lượng, đối tượng đánh bắt có giá trị hàng hóa, lợi nhuận cao

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nghề đánh bắt thủy hải sản theo hướng bền vững, hiệu quả, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến xuất khẩu và cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng trên thị trường nội địa.

- Tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia, phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng, ngư dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư quy trình, công

nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ.

- Cần tập trung, mở rộng vùng đánh bắt, đầu tư máy móc, công nghệ tiên tiến phục vụ tốt cho việc đánh bắt, đưa lại sản phẩm phong phú và chất lượng hơn. Đồng thời tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định, xuất khẩu ra nước ngoài là chủ yếu,bên cạnh đó việc xúc tiến và mở rộng thị trường nội địa như các thị trường Hà Nội, Sài Gòn hay các nhà hàng, siêu thị... tạo một thị trường đầu ra mạnh và bền vững. Cụ thể có các giải pháp sau:

a. Phát triển kết cấu hệ thống đánh bắt phục vụ cho việc đánh bắt THS - Cấp ủy chính quyền TT cần có một kế hoạch chỉ đạo tập trung hơn, quan tâm nhiều hơn đến phát triển nghề đánh bắt của ngư dân trên địa bàn. Phải là người đứng ra huy động các nguồn lực đầu tư từ Trung ương đến địa phương và các thành phần kinh tế khác, ưu tiên đầu tư xây dựng các phương tiện hiện đại, các nhà máy chế biến để tạo ra sản phẩm chất lượng mở rộng thêm thị trường tiêu thụ, phát triển kinh tế xã nhà.

- Nguồn ngân sách tập trung đầu tư cho cầu cảng, giao thông và phương tiện vận chuyển đáp ứng được khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra nhanh chóng.

b. Liên kết phát triển giữa hộ đánh bắt với người thu mua sản phẩm

Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế các vùng cần xây dựng mối liên kết các vùng để khai thác tiềm năng, thế mạnh của các vùng, hình thành nên vùng đánh bắt THS trọng điểm, sản xuất theo chuỗi giá trị, có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Chính vì vậy cần quán triệt đầu tư vùng đánh bắt THS tập trung, có tính chất sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, từ đó tạo ra được mối liên kết giữa các vùng, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

- Hình thành các doanh nghiệp, các cơ sở chế biến trên địa bàn TT Cửa Việt để tạo thành một vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Các ngư dân có tàu thuyền với công suất nhỏ, tạo điều kiện để họ đầu tư, đồng thời các ngư dân cần liên kết lại với nhau để tránh tình trạng ép giá, đồng thời hình thành nên một vùng tập trung sản xuất với khối lượng lớn, đồng nhất chất lượng kết nối thị trường các thành phố lớn, cơ sở chế biến đông lạnh thông qua tư thương; tiến

tới xúc tiến đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Thu hút, kêu gọi một số doanh nghiệp, công ty hợp tác, phối hợp để tạo ra dòng sản phẩm đồng nhất và chất lượng.

c. Xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường đầu ra cho THS đánh bắt được của ngư dân trên địa bàn TT Cửa Việt.

- Đối với các loại thủy hải sản đã có thị trường tiêu thụ ổn định như cá ngừ, mực ống hay tôm vỏ xanh thì vẫn tiếp tục củng cố, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ. Liên kết với các đầu mối để đưa sản phẩm đến với các thị trường như thị trường phía Bắc, thị trường phía Nam. Các công ty TNHH trên cả nước.

- Các chủ đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến với công nghệ hiện đại để trở thành sở bao tiêu sản phẩm ổn định cho ngư dân đồng thời giải quyết công ăn việc làm tại chỗ cho người lao động, khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ.

- Hợp tác với các đầu mối trung chuỗi, thúc đẩy quá trình vận chuyển và liên kết với các thị trường tiềm năng để tạo dựng một thị trường ổn định trong tương lại.

d. Tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa doanh nghiệp và các ngư dân đánh bắt THS TT Cửa Việt.

- Tăng cường sự hợp tác trực tiếp giữa các doanh nghiệp chế biến, đó là các lò sấy hấp trên địa bàn và xuất khẩu THS với các hộ ngư dân trên địa bàn là giải pháp quan trọng nhất để rút ngắn chuỗi cung.

- Tạo mối liên kết bền chặt giữa hộ đánh bắt và các cơ sở chế biến cá hấp trên địa bàn, cũng như các công ty chế biến XK - NK để tìm ra được một thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra ổn định.

- Hình thành nên một bản ký kết, hợp đồng giữa hộ đánh bắt và người thu mua để tránh tình trạng biến động giá lớn trên thị trường, gây ra nhiều khó khăn cho các hộ ngư dân cũng như việc tiêu thụ được ổn định và nhanh chóng hơn.

e. Tổ chức lại sản xuất

- Đối với các nhóm sản phẩm đã có thị trường ổn định như cá nục khô, cá cơm khô XK qua các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... thì cần tập trung, mở rộng sản xuất, nâng cao nâng suất bằng cách đầu tư thêm ngư cụ, máy móc hiện

đại để hỗ trợ cho việc đánh bắt.

- Đối với sản phẩm đang tìm kiếm thị trường như cá ngư, tôm, bạch tuộc...thì cần tìm được đầu ra cho sản phẩm trước khi đầu tư thêm máy móc, ngư cụ để phát triển đánh bắt, đây là yếu tố quan trọng để phát triển nghề đánh bắt THS bền vững. Phát triển nghề đánh bắt THS theo thị hiếu và yêu cầu của thị trường. Xây dựng và hình thành nhiều đầu mối trung gian là cầu nối giữa hộ ngư dân và thị trường để thu gom và tiêu thụ sản phẩm đánh bắt được.

- Cần tập trung đầu tư những mặt hàng THS bán chạy và có một thị trường tiêu thụ ổn định trên thị trường đối với ngư dân TT cửa Việt như cá nục, cá cơm tạo điều kiện để tìm kiếm thị trường đầu ra khi cần.

- Tổ chức hợp tác giữa các hộ ngư dân cũng như các cơ sở chế biến cá khô trên địa bàn để tạo ra một mối liên kết bền chặt, tránh tình trạng rớt giá hay tác động là biến động giá lên xuống lên liên tục trong một thời gian ngắn.

f. Ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ cho ngư dân trên địa bàn TT Cửa Việt.

- Tăng cường công tác tập huấn bồi dưỡng những kiến thức cũng như kỷ thuật hiện đại cho các hộ ngư dân tên địa bàn để ứng phó cũng như khắc phục được những khó khăn trong mọi tình huống xảy ra.

- Hỗ trợ cho ngư dân những mô hình và các phương thức đánh bắt hiện đại được các kỷ sư nước ngoài ứng dụng nhằm mang lại hiệu quả cao cho ngư dân trong hoạt động đánh bắt của mình.

g. Tăng cường công tác thông tin thị trường

Qua điều tra khảo sát cho thấy, khả năng tiếp cận thông tin của hộ ngư dân về thị trường của các thành phần trong chuỗi cung còn kém và thụ động, phụ thuộc.Thị trường đầu ra vẫn chưa ổn định, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của thị trường tiêu dùng ngoài nước, đặt biệt là thị trường Trung Quốc. Hầu hết việc lấy thông tin giá bán thông qua các hộ cùng đánh bắt và người thu gom lớn. Chính vậy cần có sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền và cơ quan quản lý thủy sản vào cuộc để ổn định giá cho sản phẩm đầu ra.

PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ thủy hải sản trên địa bàn TT cửa việt – huyện gio linh – tỉnh quảng trị (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w