Hộ đánh bắt - Cơ sở chế biến nước mắn - Người bán lẻ - Người tiêu dùng trong nước

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ thủy hải sản trên địa bàn TT cửa việt – huyện gio linh – tỉnh quảng trị (Trang 52 - 62)

(1)Giá bán 900 2500 3000

(2) Giá vốn 700 900 2500

(3) Lợi nhuận gộp

(3= 1-2) 200 1.600 500

(4)Chi phí lưu thông 1200 200

(5) Lợi nhuận thuần (5= 3-4)

2 00

400 300

(6) LN/ CP

(6=5/2+4) 0.28 0.31 0.11

Kênh thứ 5: Hộ đánh bắt - Người bán lẻ - Tiêu dùng trong nước

(1)Giá bán 1.600 2.500

(2)Giá vốn 700 1.600

(3)Lợi nhuận gộp

(3= 1-2) 900 900

(4)Chi phí lưu thông 200

(5)Lợi nhuận thuần

(5= 3-4) 900 700

(6) LN/ CP (6=5/2+4)

1,29 0.39

Ghi chú: Những chỉ tiêu trên tính trên 1 kg cá cơm tươi.

Quy đổi 3kg cá cơm tươi = 1 kg cá cơm đã hấp khô.

Trong bài ta tính cứ 1 tạ cá cơm tươi = 30 kg cá cơm khô.

Khi tớnh giỏ bỏn của Lũ hấp vẫn tớnh từ 1 tạ cỏ cơm tươi quy đổi ì giỏ bỏn.

Kênh 1: Hộ đánh bắt - Tàu thu mua dịch vụ - Lò hấp - Thu gom lớn - Xuất Khẩu Hộ đánh bắt cá cơm: Giá vốn của hộ đánh bắt trung bình là 700 nghìn đồng/ tạ, hộ đánh bắt bán cho tàu thu mua dịch vụ với giá bán trung bình 1,6 triệu đồng/ tạ, lợi nhuận gộp của hộ đánh bắt tạo ra là 900 nghìn đồng/ tạ, lợi nhuận thuần của hộ đánh bắt là 900 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 1,29 lần.

Tàu thu mua dịch vụ mua cá từ hộ đánh bắt với mức giá trung bình là 1,6 triệu đồng/ tạ nhưng tàu thu mua lại bán lại với mức giá trung bình 1,9 triệu đồng/ tạ, lợi

nhuận gộp mà tàu thu mua tạo ra trong kênh là 300 nghìn đồng/ tạ. Ngoài ra tàu thu mua còn có các chi phí tăng thêm như dầu, nhớt chạy máy, đá lạnh hay tiền thuê nhân công...vv. Tổng chi phí lưu thông của tàu thu mua dịch vụ trung bình 100 nghìn đồng/

tạ, lợi nhuận thuần của tàu thu mua dịch vụ là 200 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/

chi phí là 0.12 lần.

Lò hấp: Lò hấp mua cá từ tàu thu mua dịch vụ với giá trung bình 1,9 triệu đồng/

tạ, sau đó tiến hành sấy hấp, trải qua rất nhiều công đoạn tốn thêm một khoản chi phí như tiền công nhân tham gia sấy hấp, muối, củi, thùng đóng cá, băng keo...vv tổng chi phí trung bình khoản đó là 300 ngàn đồng/ tạ. Giá bán trung bình Lò Hấp bán cho nhà thu gom 3 triệu đồng/ tạ, cứ 1 tạ cá cơm tươi Lò Hấp thu được 30 kg cá cơm khô. Lợi nhuận gộp của Lò Hấp tạo ra trong kênh là 1,1 triệu đồng/ tạ, lợi nhuận thuần của Lò Hấp là 800 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0.36 lần.

Thu gom lớn: Nhà thu gom mua cá từ Lò Hấp với mức giá trung bình là 3 triệu đồng/ tạ ( tương ứng 30 kg cá khô). Bán ra thị trường XK với giá bán trung bình 3,75 triệu đồng/ tạ, lợi nhuận gộp của nhà thu gom 750 nghìn đồng/ tạ. Chi phí lưu thông hay gọi là chi phí tăng thêm của nhà thu gom là 400 nghìn đồng/ tạ, lợi nhuận thuần của nhà thu gom 350 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0.10 lần.

Qua phân tích trên cho thấy hộ đánh bắt có lợi nhuận thuần cao nhất trong các tác nhân tham gia chuỗi (900 nghìn đồng/ tạ), tiếp đến nhà Lò Hấp (800 nghìn đồng/ tạ), thu gom lớn (350 nghìn đồng/ tạ) và cuối cùng là tàu thu dịch vụ (300 nghìn đồng/ tạ).

Lợi nhuận thuần cũng phù hợp với tỷ suất lợi nhuận/ chi phí cho mỗi tác nhân tham gia trong chuỗi. Phân tích cho thấy tỷ suất lợi nhuận của hộ đánh bắt cá là cao nhất 1,29 lần. Các tác nhân còn lại là tàu thu mua dịch vụ, Lò hấp, thu gom lớn lần lượt là:

0.12 lần, 0.36 lần và 0.10 lần. Điều này cho thấy hiệu quả về chi phí của hộ đánh bắt cao hơn các tác nhân còn lại trong kênh thị trường 1.

Kênh 2: Hộ đánh bắt - Lò Hấp - Thu gom lớn - XK

Hộ đánh bắt cá cơm: Giá vốn của hộ đánh bắt trung bình là 700 nghìn đồng/ tạ, hộ đánh bắt bán cho tàu thu mua dịch vụ với giá bán trung bình 1,6 triệu đồng/ tạ, lợi nhuận gộp của hộ đánh bắt tạo ra là 900 nghìn đồng/ tạ, lợi nhuận thuần của hộ đánh bắt là 900 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 1,29 lần.

Lò hấp: Lò hấp mua cá từ các hộ đánh bắt với giá trung bình 1,6 triệu đồng/ tạ, sau đó tiến hành sấy hấp, trải qua rất nhiều công đoạn tốn thêm một khoản chi phí như tiền công nhân tham gia sấy hấp, muối, củi, thùng đóng cá, băng keo...vv tổng chi phí trung bình khoản đó là 300 ngàn đồng/ tạ. Giá bán trung bình Lò Hấp bán cho nhà thu gom 3 triệu đồng/ tạ. Lợi nhuận gộp của Lò Hấp tạo ra trong kênh là 1,4 triệu đồng/ tạ, lợi nhuận thuần của Lò Hấp là 1,1 triệu đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0.57 lần.

Thu gom lớn: Nhà thu gom mua cá từ Lò Hấp với mức giá trung bình là 3 triệu đồng/ tạ ( tương ứng 30 kg cá khô). Bán ra thị trường XK với giá bán trung bình 3,75 triệu đồng/ tạ, lợi nhuận gộp của nhà thu gom 750 nghìn đồng/ tạ. Chi phí lưu thông hay gọi là chi phí tăng thêm của nhà thu gom là 400 nghìn đồng/ tạ, lợi nhuận thuần của nhà thu gom 350 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0.10 lần.

Kênh 3: Hộ đánh bắt - Lò Hấp - Thu gom lớn - Tiêu dùng trong nước

Hộ đánh bắt cá cơm: Giá vốn của hộ đánh bắt trung bình là 700 nghìn đồng/ tạ, hộ đánh bắt bán cho tàu thu mua dịch vụ với giá bán trung bình 1,6 triệu đồng/ tạ, lợi nhuận gộp của hộ đánh bắt tạo ra là 900 nghìn đồng/ tạ, lợi nhuận thuần của hộ đánh bắt là 900 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 1,29 lần.

Lò hấp: Lò hấp mua cá từ các hộ đánh bắt với giá trung bình 1,6 triệu đồng/ tạ, sau đó tiến hành sấy hấp, trải qua rất nhiều công đoạn tốn thêm một khoản chi phí như tiền công nhân tham gia sấy hấp, muối, củi, thùng đóng cá, băng keo...vv tổng chi phí trung bình khoản đó là 300 ngàn đồng/ tạ. Giá bán trung bình Lò Hấp bán cho nhà thu gom 3 triệu đồng/ tạ. Lợi nhuận gộp của Lò Hấp tạo ra trong kênh là 1,4 triệu đồng/ tạ, lợi nhuận thuần của Lò Hấp là 1,1 triệu đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0.57 lần.

Thu gom lớn: Nhà thu gom mua cá từ Lò hấp với mức giá 3 triệu đồng/ tạ, sau đó nhà thu gom đưa đi các trường như thị trường Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội, các tỉnh miền núi...vv với giá bán ra trung bình 3,45 triệu đồng/ tạ, lợi nhuận gộp của nhà thu gom 450 nghìn đồng/ tạ. Ngoài ra thì nhà thu gom phải tốn một khoản được gọi là chi phí tăng thêm như vận chuyển, bảo bảo..vv 200 nghìn đồng/ tạ. Lợi nhuận thuần của nhà thu gom trong kênh này là 250 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0.08 lần.

Kênh 4: Hộ đánh bắt - Cơ sở chế biến nước mắn - Người bán lẻ - Người tiêu dùng trong nước.

Hộ đánh bắt: Hộ ngư dân ra khơi tốn một khoản giá vốn là 700 nghìn đồng/ tạ.

Giá bán hộ đánh bắt bán cho cơ sở nước mắm là 900 nghìn đồng/ tạ, lợi nhuận gộp 200 nghìn đồng/ tạ, lợi nhuận thuần của hộ đánh bắt là 200 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0.28 lần.

Cơ sở chế biến nước mắm: Cơ sở chế biến nước mắm mua cá từ các hộ đánh bắt với giá trung bình 900 nghìn đồng/ tạ. Sau khi đưa về cơ sở chế biến nước mắm, cần một khoảng thời gian chế biến để tạo ra nước mắm, cứ 1 tạ cá cho ra 50 lít nước mắm loại 1, 50 lít nước mắm loại 2. Cơ sở chế biến nước mắm bán ra thị trường với giá bán trung bình 2,5 triệu đồng/ tạ. Lợi nhuận gộp của cơ sở chế biến nước mắm là 1,6 triệu đồng/ tạ. Cơ sở chế biến nước mắm tốn khoản chi phí tăng thêm là 1,2 triệu đồng/ tạ, các khoản chi phí đó như tiền thuê nhân công tham gia chế biến, muối, chai đựng...vv, lợi nhuận thuần của cơ sở là 400 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0.31 lần.

Người bán lẻ nước mắm: Người bán lẻ mua nước mắm từ cơ sở chế biến với giá trung bình 2,5 triệu đồng/ 100 lít ( 1 tạ cá). Bán lại cho người tiêu dùng với giá bán trung bình 3 triệu đồng/ 100 lít, giá trị gia tăng 500 nghìn đồng/ 100 lít. Ngoài ra thì người bán lẻ tốn một khoản chi phí như xăng xe, bao bì..vv Lợi nhuận gộp là 200 nghìn đồng/ 100 lít, lợi nhuận thuần 300 nghìn đồng/ 100 lít. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0.11 lần.

Kênh 5: Hộ đánh bắt - Người bán lẻ - Tiêu dùng trong nước

Hộ đánh bắt cá cơm: Giá vốn của hộ đánh bắt trung bình là 700 nghìn đồng/ tạ, hộ đánh bắt bán cho người bán lẻ với giá bán trung bình 1,6 triệu đồng/ tạ, lợi nhuận gộp của hộ đánh bắt tạo ra là 900 nghìn đồng/ tạ, lợi nhuận thuần của hộ đánh bắt là 900 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 1,29 lần.

Người bán lẻ cá: Người bán lẻ mua cá của các hộ đánh bắt với giá trung bình 1,6 triệu đồng/ tạ. Bán cho người tiêu dùng với giá bán trung bình 2,5 triệu đồng/ tạ. Lợi nhuận gộp là 900 nghìn đồng/ tạ. Ngoài ra người bán phải tốn một khoản chi phí lưu thông là 200 nghìn đồng/ tạ, lợi nhuận thuần của người bán lẻ trong kênh thị trường này là 700 nghìn đồng/ tạ. Chỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0.39 lần.

Qua phân tích lợi nhuận thuần của 5 kênh thị trường trên cho thấy lợi nhuận thuần, tỷ suất lợi nhuận/ chi phí của hộ đánh bắt cao hơn rất nhiều so với các tác nhân trong chuỗi, trừ tường hợp ở kênh 4 thị trường, cơ sở chế biến nước mắm có lợi nhuận thuần và tỷ suất lợi nhuận thuần cao hơn hộ đánh bắt, bởi đây là loại cá bị loại và không được người tiêu dùng nên có mức giá thấp hơn nữa giá so với giá bán ra trên thị trường. Từ quá trình phân tích trên cho thấy phần lớn hoạt động đánh bắt trên địa bàn TT Cửa Việt đã thực sự mang lại hiệu qủa cao cho các hộ đánh bắt. Vì vậy, cần nâng cấp chuỗi giá trị là một trong những việc làm cần thiết và qua đó tạo cơ hội mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn cho các hộ đánh bắt.

2.4.2 Quan hệ hợp tác trong chuỗi

Qua phân tích cho thấy giữa hộ đánh bắt, người bán lẻ, tàu thu mua dịch, lò hấp, cơ sở chế biến nước mắm hay người thu gom có một mối quan hệ tác động qua lại với nhau, mối quan hệ đó nhiều hay ít, mạnh hay nhẹ thì cũng tùy vào từng trường hợp mới có thể đánh giá được. Lò hấp là nơi tiêu thụ sản phẩm cá của các hộ ngư dân nhiều nhất, nhưng việc thu mua nhiều hay ít, giá cao hay thấp đều phụ thuộc vào nhà thu gom lớn. Số lượng lớn cá sau khi sấy hấp là xuất khẩu ra thị trường ngoài nước và thị trường tiêu thụ số lượng lớn cá này là thị trường Trung Quốc ( TQ ), những người thu mua TQ về làm việc với người thu gom lớn trên địa bàn TT Cửa Việt, những người thu mua TQ, họ đưa ra tiêu chuẩn về chất lượng, số lượng, giá cả sau đó người thu gom lớn về làm việc, thỏa thuận lại với các cơ sở lò hấp và cuối cùng là đến các hộ đánh bắt. Đó là mức giá để định ra mức giá trên thị trường.

Theo điều tra hiện trên địa bàn có nhà thu gom lớn là Bà Hoàng Thị Trang thuộc khu phố 3, TT Cửa Việt. Bà luôn làm việc với người thu mua TQ, bà đưa các tư thương TQ đi đến tận các lò hấp xem xét và cho ý kiến, đưa ra mức giá ngay tại bãi phơi. Nhìn chung tất cả những vấn đề về chất lượng, số lượng, giá cả đều do các tư thương TQ đưa ra. Chẳng có một ký kết, hợp đồng nào cả, theo điều tra có rất nhiều trường hợp, các nhà thu gom TT không liên lạc được với các tư thương TQ, có khi có hàng trăm lô hàng không giải quyết và xuất đi được, gây tổn hại rất nhiều cho bà con và nhà thu gom lớn.

Việc không có sự ràng buộc về hợp đồng thu mua nguyên liệu cũng như sự hỗ trợ vốn, kỷ thuật tạo ra nhiều khó khăn cho các tác nhân trong chuỗi, đôi khi bán lẻ ở ngoài

lấy tiền ngay có khi tiền cao hơn đôi giá, mặc dù nó tiêu thụ với số lượng rất nhỏ trong kênh.

Như phân tích, sự hợp tác này có ưu điểm là nhờ việc thu mua của các tư thương của Trung Quốc mà nhiều ngư dân đỡ vất vả hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm đánh bắt, tạo ra rất nhiều điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, lò hấp hoạt động với công suất mạnh tạo ra công ăn, việc làm cho các công nhân trên địa bàn TT Cửa Việt và các khu vực lân cận. Tuy nhiên, hình thức này cũng có những hạn chế nhất định đó là:

+ Hộ ngư dân bị ép cấp, ép giá;

+ Thụng tin cũn mự mờ khụng rừ ràng từ người thu mua;

+ Nhà đầu tư, nhà thu gom có thể bị mất vốn hoặc bị đền bù khi không cung cấp đủ lượng hàng cho các tư thương Trung Quốc khi họ cần.

Các lò hấp biết rất ít thông tin, khó tiếp cận với các tư thương, người cuối cùng mua sản phẩm chỉ cú thể thụng qua thu gom lớn nờn khụng hiểu rừ về tiờu chuẩn chất lượng hay yêu cầu sản phẩm mà các tư thương cần mua vì thế tạo ra rất nhiều sức ép cho các cơ sở chế biến cá khô và các ngư dân đánh bắt.

Từ sự phân tích cho thấy, chuỗi cung đã tập trung vào người tiêu dùng để phục vụ. Các bộ phận trong chuỗi, đặc biệt là cá cơ sở lò hấp, các nhà thu gom lớn, các hộ ngư dân đã có sự hợp tác. Tuy nhiên, mức độ hợp tác chưa chặt chẽ và còn mang tính cơ hội. Hình thức hợp tác phổ biến là hỗ trợ vốn và bao tiêu sản phẩm, các hình thức hợp tác trong bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm chưa hề đặt ra. Vì vậy cần thiết lập một mối quan hệ hợp tác, đưa ra quyền lợi và lợi ích của các bên, thỏa thuận, nhất quán và đưa ra cách xử lý khi một bên không đáp ứng yêu cầu. Để việc tiêu thụ được ổn định và kinh doanh tốt hơn.

2.4.3Phương thức thanh toán

Hình thức thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu đối với tất cả các thành phần trong chuỗi. Tùy thuộc vào các mối quan hệ giữa các thành phần trong chuỗi mà thời gian thanh toán và phương thức thanh toán lại khác nhau.

Khi ngư dân bán cho người bán lẻ, tùy vào mối quan hệ để có cách thanh toán khác nhau. Khi ngư dân và người bán lẻ không quen biết thì tiền mặt sẽ được thanh toán ngay tại chỗ bán. Còn trong trường hợp ngư dân và người bán lẻ quen biết nhau thì việc thanh toán lại theo cách khác, có thể trả trực tiếp, cũng có lúc trả sau 5 -7

ngày, tùy vào sự thỏa thuận giữa họ. Nếu hộ ngư dân có vay vốn của họ thì khi mua người bán lẻ sẽ trừ dần vào phần vốn đã vay trước đó.

- Việc thanh toán giữa hộ đánh bắt với cơ sở chế biến nước mắm. Đây là trường hợpít có sự lựa chọn bán cho ai, bởi mặt hàng này bán càng nhanh càng tốt. Hầu như hộ ngư dân có một chỗ cố định bán sản phẩm cho cơ sở chế biến nước mắm khi cá được phân loại. Việc thanh toán tùy thuộc vào mối quan hệ hay sự hợp tác giữa hộ đánh bắt và chủ cơ sở chế biến. Có khi trả tiền ngay và củng có khi trả sau bán, chậm hay nhanh thì tùy vào mối quan hệ của họ.

- Việc thanh toán giữa hộ đánh bắt với lò hấp hoặc với tàu thu mua dịch vụ. Thì mối quan hệ này rất đa dạng. Trường hợp lò hấp tại nhà thì không cần nói đến, còn trường hợp bán cho lò hấp khác, thì việc thanh toán được kê dưới các dạng sau: Lò hấp cho ngư dân vay vốn trước để mua các chi phí đầu vào cần thiết cho một chuyến ra khơi, khi vào sẽ bán cho lò hấp và sẽ trừ dần các khoản vay đó. Thứ hai là bán chịu sau 5 -7 ngày khi họ xuất lượng cá khô đi họ sẽ thanh toán. Thời gian dài hay ngắn tì tùy vào mối quan hệ, thỏa thuận giữa họ để có một mối quan hệ lâu dài và bền vững.

Việc thanh toán tiền đối với tàu thu mua dịch vụ cũng vậy, tùy vào mối quan hệ để các hình thức thanh toán khác nhau và có một sự liên kết lâu dài.

2.4.4Dòng thông tin trong chuỗi

Qua kết quả điều tra chuỗi cung sản phẩm cá trên địa bàn TT Cửa Việt cho thấy khả năng nắm bắt thông tin của các thành phần thông tin trong chuỗi là rất khác biệt.

Đi từ dòng thông tin từ người tiêu dùng cuối cùng đến hộ đánh bắt, việc thu mua của các tư thương Trung Quốc hầu như điều khiển toàn bộ chuỗi cung tiêu thụ, tác động đến công việc đánh bắt của ngư dân , số lượng, giá cả, chất lượng, kích cỡ. Việc cá được đưa đến lò hấp để tạo ra cá khô đều lấy thông tin từ các tư thương TQ bởi lý do hầu hết việc đánh bắt cá trên địa bàn TT Cửa Việt là cung cấp cho lò hấp để sản xuất ra cá khô XK phục vụ cho người tiêu dùng ngoài nước là chính. Khi tư thương cần mua với số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào và họ sẽ định ra mức giá, sau đó các nhà thu gom lớn gửi thông tin lại cho các lò hấp, chủ lò hấp nhận được thông tin đó, sẽ tiến hành hoạt động hấp, sấy để tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của họ. Cũng dựa vào đó các chủ lò hấp sẽ định ra mức giá mua đối với các nhà bán lẻ, tàu thu mua dịch vụ và các hộ ngư dân để đảm bảo có lợi nhuận mà không bị thất thu trong quá

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ thủy hải sản trên địa bàn TT cửa việt – huyện gio linh – tỉnh quảng trị (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w