Mô tả chuỗi cung

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ thủy hải sản trên địa bàn TT cửa việt – huyện gio linh – tỉnh quảng trị (Trang 45 - 51)

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HẢI SẢN Ở TT CỬA VIỆT - HUYỆN GIO LINH - TỈNH QUẢNG TRỊ

2.3 Chuỗi cung các sản phẩm cá của các hộ ngư dân

2.3.1 Mô tả chuỗi cung

Có 2 yếu tố ta cần phân tích là:

Chuỗi cung các yếu tố đầu vào

- Đá lạnh: Đá lạnh đây là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng cho một chuyến đi ra khơi của ngư dân, giúp cho ngư dân bảo quản được THS đánh bắt được giữ được độ tươi sống và chất lượng khi vào bờ. Trước khi bắt đầu một chuyến đi, ngư dân liên lạc với cửa hàng đại lý lấy đá. Chủ đại lý bán trực tiếp cho hộ ngư dân dưới hai hình thức: bán trả tiền ngay và bán chịu. Điểm giống của hai hình thức này là giá bằng nhau chỉ khác nhau ở cách thanh toán. Nếu ngư dân không có tiền trả ngay, chủ đại lý sẽ cho nợ lại trong vòng 15 ngày ( sau trăng) sẽ tới trả. Trên địa bàn TT Cửa Việt có rất nhiều đại lý đá lạnh cạnh tranh nhau trên thị trường tuy nhiên dựa trên sự tin tưởng, có vốn lớnnhiều chủ đại lý chuyển từ bán lấy tiền ngay sang bán chịu cho ngư dân. Sau một chuyến đánh bắt, ngư dân bán cáđến thanh toán cho chủ đại lýđể tiếp tục cung cấp đá cho chuyến tiếp theo. Theo thông tin điều tra thực tế hiện chủ đại lý cung cấp đá lớn nhất trên địa bàn TT Cửa Việt là Đại lý Đá lạnh Nam Hồng thuộc khu phố 2, TT Cửa Việt. Hiện tại 1 cây đá lạnh có trị giá 20 nghìn đồng. Trung bình một chuyến đi dài ngày ( 7- 10 ngày ) ra khơi thì cần khoảng 100 cây đá.

- Dầu, nhớt chạy máy: Để hoạt động được máy thì phải có dầu, nhớt. Hiện tại trên đại bàn TT Cửa Việt có 1 cây xăng, dầu. Đó là cây xăng, dầu Ánh Tuyến thuộc khu phố 3 TT Cửa Việt và 8 đại lý xăng, dầu nhỏ lẻ trên địa bàn. Theo kết quả điều tra khảo sát trên địa bàn TT Cửa Việt, cây xăng dầu Ánh Tuyến cung cấp phục vụ cho giao thông đường bộ thì Đại lý Nam Hồng là đại lý lớn cung cấp dầu, nhớt phục vụ cho giao thông đường thủy. Bởi một lý do, đây là đại lý bán chịu nhưng giá lại ngang với mua trả tiền trực tiếp.

Giá 1 lít dầu ( dầu doan) tính tại thời điểm hiện tại là 14 nghìn đồng/ lít. Nhớt 50 nghìn đồng/ lít. Theo điều tra tìm hiểu: Để phục vụ cho một chuyến đi dự kiến 7- 10 ngày thì cần 1.000 lít dầu và 1 can nhớt ( 1 can = 18 lít )

-Nước lọc: Đây là yếu tố không thể thiếu trong một chuyến đi dài ngày. Mặc dù nó không tác động trực tiếp đến chất lượng hải sản đánh bắt nhưng nó tác động trực tiếp đến đối tượng đánh bắt. Con người không có nước thì sẽ không thể nào tiến hành hoạt động đánh bắt. Một chuyến đi như vậy ngư dân phải dự trữ cho mình 1.000 lít nước/

chuyến/ 5- 7 ngày. Lượng nước này được cung cấpbởi nhà cung cấp đá lạnh. Khi lấy đá thì chủ đại lý sẽ bổ sung thêm nước lọc cho các chủ tàu. Nếu không thì ngư dân sẽ lấy nước từ chính gia đình của mình để cung cấp phục vụ cần thiết chochuyến đi.

- Lương thực - thực phẩm: Là yếu tố đầu vào phục vụ cho các ngư dân khi ra khơi dài ngày, chi phí này cũng được tính vào khi kê khai chi phí cho một chuyến đánh bắt. Nó được thể hiện gián tiếp qua đối tượng đánh bắt.

Trung bình chi phí 2 - 4,5 triệu đồng cho phần lương thực - thực phẩm/ chuyến/

5- 10 ngày. Bao gồm các thứ như gạo, mì tôm, lương khô, gia vị...

Sơ đồ 4 Chuỗi cung sản phẩm cá cơm, cá nục

Tiêu dùng trong nước XK ( Trung Quốc )

10 % 76,5 %

9%

4,5 % Thu gom lớn

86,5 %

Người bán lẻ

Lò hấp

9%

29 %

Cơ sở chế biến nước mắn

Người bán lẻ Tàu thu mua dịch

57,5 % vụ

4,5 % 9 %

29 %

Hộ đánh bắt cá

Dầu, nhớt chạy Nước ngọt Đá lạnh Lương thực - thực phẩm

Sơ đồ4 cho thấy, chuỗi cung sản phẩm cá cơm ,cá nục trên địa bàn TT Cửa Việt đi theo 4 hướng chính sau:

Hướng 1: Hộ đánh bắt - Tàu thu mua dịch vụ - Lò hấp - Thu gom lớn - Xuất Khẩu

Qua khảo sát có 29% hộ đánh bắt bán cho tàu thu mua dịch vụ. Tàu này cho nhiệm vụ thu mua một số lượng cá lớn từ các hộ ngư dân đánh bắt trên địa bàn để nhằm đáp ứng 2 mục đích sau:

- Thứ nhất: Tàu thu mua dịch vụ thu mua một lượng cá từ các hộ ngư dân khác để cung cấp đủ lượng cá cần sấy hấp cho cho Lò hấp của gia đình mình nhằm đạt năng suất max/ ngày tạo ra sản phẩm cá khô XK đáp ứng nhu cầu của thị trường ngoài nước.

- Thứ hai: Tàu thu mua dịch vụ thu mua một lượng cá từ cá hộ ngư dân đánh bắt sau đó về bán lại cho các Lò hấp để kiếm lợi nhuận từ hoạt động thu mua của mình.

Tàu thu mua dịch vụ rất linh động trong mọi trường hợp, chủ tàu thu mua đến tận nơi tàu đánh bắt của ngư dân để mua, có thể mua khi tàu của hộ ngư dân chưa cập bến đây cũng là môt lý do hộ ngư dân muốn bán cho tàu thu mua dịch vụ. Thứ hai là tàu thu mua dịch vụ trả tiền trực tiếp cho các hộ đánh bắt tại bến sau khi muasản phẩm.

Khi hộ ngư dân không có mối liên kết nào với các chủ Lò Hấp nên sản lượng cá đánh bắt được bán hoàn toàn hoặc phần lớn bán cho tàu thu mua dịch vụ.Tàu thu mua dịch vụ tạo mối liên kết với một số hộ đánh bắt để cung cấp lượng cá cần thiết, đáp ứng nhu cầu lượng cá cần mua của mình. Hai bên cùng thỏa thuận và cùng có lợi.

Hướng 2: Hộ đánh bắt - Lò Hấp - Thu gom lớn - XK ( Tiêu dùng trong nước)

Kênh 1: Hộ đánh bắt - Lò hấp - Thu gom lớn - XK

Hộ đánh bắt bán sản phẩm cho Lò hấp kênh này tiêu thụ 57,5% trong tổng lượng tiêu thụ cá của địa bàn TT .

Đã có mối liên kết trước khi lượng cá được đánh bắt vào, hộ ngư dân sẽ gọi điện thoại cho chủ lò hấp, trong đó có cả lò hấp tự trong gia đình tiến hành làm, nếu không thì có lò hấp của những người quen biết đã có mối liên kết từ trước. Chủ Lò hấp sẽ cho công nhân xuống bến để đưa cá lên lò sơ chế. Trong quá trình vận chuyển cần 2 xe kéo, Sàng, rổ và công nhân để hỗ trợ trong quá trình vận chuyển. Lò hấp thường được xây dựng gần bến để thuận tiện cho quá trình vận chuyển, đảm bảo chất lượng cá và

đỡ tốn kém chi phi. Chi phí cho một quá trình vận chuyển là 200 - 500ngàn đồng/ lần vận chuyển. Chi ( 70 ngàn/ công nhân/ lần vận chuyển ) thuê sàng, rổ, xe... tốn 100- 200 ngàn đồng.

Lò hấp có công suất lớn nhất trên địa bàn TT Cửa Việt là lò hấp của Bà Hoàng Thị Trang, thuộc khu phố 3, TT Cửa Việt. Cũng tùy vào mùa vụ để lò hấp hoạt động nhiều hay ít. Nhưng bình quân lò của bà hấp 3 - 7 tấn/ ngày. Cần khoảng 20 công nhân tham gia quá trình sơ chế. Giá mua vào bình quân 16 ngàn đồng/ 1kg cá cơm và 10,5 ngàn đồng/ kg cá nục. Chi phí cho một lần hấp bao gồm 2 -3 tạ muối hạt, 200 -300 ngàn củi khô cung cấp cho việc đun nóng cá hấp.

Cá sau khi được đưa vào lò, các công nhân sẽ làm sạch bằng nước muối, sau đó xếp đều vào các dĩ cá. Khi vừa đủ số lượng các dĩ, 3 công nhân sẽ có nhiệm vụ đưa vào lò đun sẵn nước muối sôi với độ mặn vừa phải. Khi cá vừa đến độ chính sẽ được đưa ra phơi, nhờ năng lượng mặt trời, cá sẽ khô và được chọn lọc đóng vào thùng, bán cho thu gom lớn và thu gom lớn sẽ bán lại cho thương lái Trung Quốc. Một số cá phân loại thì được xuất đi các thị trường Thanh Hóa, Hà Nội và các vùng lân cận để tiêu dùng trong nước.

Thông tin về giá cả số lượng đã được thỏa thuận từ trước. Việc thanh toán được thể hiện dưới 2 hình thức. Thứ nhất là ứng tiền trước để chi phí cho các yếu tố đầu vào cho một chuyến đi, Thứ hai là sẽ trả tiền sau khi bán sản phẩm cá khô XK. Sự thỏa thuận giữa chủ tàu thuyền và chủ lò hấp đã được bàn bạc và sắp xếp trước. Sản phẩm được tiêu thụ rất nhanh trên thị trường trong và ngoài nước.

Khi sản phẩm Lò hấp tạo ra, Lò hấp bán toàn bộ sản phẩm cho nhà thu gom lớn.

Thu gom lớn sẽ đưa sản phẩm phân phối theo hai hướng như sau:

- Một là bán cho người tiêu dùng trong nước.

- Hai là đưa đi XK.

Theo điều tra thì kênh này đưa sản phẩm đi tiêu thụ thị trường nước ngoài ( XK) là chủ yếu chiếm 76,5%. Nguyên nhân là trên địa bàn TT được thị trường Trung Quốc quan tâm thu mua lượng cá đã sấy khô nên có nhiều cơ sở chế biến cá khô XK trên địa bàn được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cần tiêu dùng của thị trường. Việc chế biến cá

khô mang lại lợi nhuận rất cao và tiêu thụ rất nhanh so với bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Chính vì vậy lượng cá đánh bắt vào chủ yếu là đưa đi sấy hấp tạo ra cá khô XK.

Lò hấp thu mua 29% lượng cá từ tàu thu mua dịch vụ và 57,5% từ hộ đánh bắt, tổng lò hấp tiêu thụ 86,5% lượng cá ngư dân đánh bắt vào. Sau quá trình chế biến tạo ra sản phẩm Lò hấp bán 86,5% sản lượng cá có được cho nhà thu gom lớn. Sau đó nhà thu gom lựa chọn và phân phối theo tỷ lệ như đã trình bày ở trên để có được lợi nhuận cao.

Kênh 2 : Hộ đánh bắt - Lò hấp - Thu gom lớn - Tiêu dùng trong nước.

Một số lượng cá được nhà thu gom lớn đưa đi tiêu thụ ra thị trường ngoài nước, thì một phần trong tổng lượng cá thu gom được bán ra thị trường trong nước. Kênh này chỉ chiếm 10% trong tổng lượng cá bán ra thị trường.

Kênh 3: Hộ đánh bắt - Cơ sở chế biến nước mắn - Người bán lẻ - Người tiêu dùng trong nước.

Đây cũng được coi là kênh ngắn, nhưng quá trình sơ chế để tạo ra nước mắm cần đến một khoảng thời gian.

Trong tổng sản lượng cá đánh bắt vào thì lượng cá tiêu thụ cho cơ sở chế biến nước mắm là loại cá đã được phân loại, đây la loại cá hư hỏng, dập nát do quá trình vận chuyển, bảo quản khi cập bến không được người tiêu dùng sử dụng và không dùng làm nguyên liệu đầu vào của Lò Hấp. Theo số liệu khảo sát trung bình khoảng 3 tấn cá đánh bắt được thì mất 5 -7 tạ cá được sử dụng làm cá mắm.Cứ 1 tạ cá thì sẽ tạo ra 50 lít nước mắm loại nhất, 50 lít nước mắm loại 2, trung bình cứ 1 kg cá thì sẽ tạo sẽ 1 lít nước mắm.

Lượng cá này có giá thấp hơn nhiều so với giá trung bình bán ra thị trường 3 -4 giá.

Kênh này tiêu thụ 8,5% sản lượng cá đánh bắt của các hộ ngư dân.

Kênh thứ 4: Hộ đánh bắt - Người bán lẻ - Tiêu dùng trong nước

Người bán lẻ thường là người ít vốn, phương thức vận chuyển thô sơ và hình thức bảo quản đơn giản. Những người thuộc nhóm tác nhân này thường sinh sống trên địa bàn khu phố hay trong huyện và có rất nhiều kinh nghiệm mua bán, có rất nhiều mối quan hệ như có mối quan hệ với người bán ở những quán ăn nhỏ, quán bán ở chợ.

Người bán lẻ là những người mua bới số lượng ít nên chủ hộ đánh bắt cũng không thích bán. Đây là lực lượng rất linh động, họ dùng phương tiện của mình về tại bến thu

mua và chở đi tiêu thụ ở các chợ lớn. Chi phí cho một chuyến từ 30 -50 nghìn đồng, chi các khoản như xăng xe, bao bì hay đá lạnh...vv

Đây là kênh ngắn nhất trong quá trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Theo điều tra khảo sát thì kênh này chiếm 4,5% trong tổng sản lượng mà hộ ngư dân bán ra trên thị trường.

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ thủy hải sản trên địa bàn TT cửa việt – huyện gio linh – tỉnh quảng trị (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w