Chương 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu thiết kế tàu kéo 600 hp phục vụ công tác lai dắt tại cảng nha trang (Trang 125 - 127)

- Kích thước B H: 970  410  586 mm Kiểu động cơ: TF90.

Chương 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ

Sau thời gian nghiên cứu tính toán, với sự h ướng dẫn tận tình của thầy giáo TH.S.Huỳnh Văn Nhu, em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp với nội dung: “Thiết kế tàu kéo 600 HP phục vụ công tác lai dắt tại cảng Nha Trang”. Bản thân em không những cũng cố được những kiến thức mà em đã tiếp thu được trong thời gian học tập, mà hơn thế nữa em đã thu được rất nhiều kiến thức bổ ích trong lĩnh vực tàu thuyền, đặc biệt là lĩnh vực tàu kéo.

Qua tìm hiểu về lĩnh vực tàu kéo thì em xin được đưa ra những thảo luận về vấn đề này như sau:

Bài toán thiết kế tàu kéo là một bài toán rất mới và không đơn giản đối với sinh viên, bởi vìđể thiết kế được những con tàu có sức kéo lớn cần phải đảm tốt các đặc trưng hình học của tàu như: chiều dài tàu, chiều rộng tàu, chiều cao tàu, các hệ số hình dáng thân tàu… đồng thời cũng cần phải xét đến các yêu cầu kinh tế - kỹ thuật đối với tàu kéo.

Trong tính toán thiếtkế tàu kéo có sức kéo lớn, để có được phương án hợp lý nhất, chúng ta cần phải phân tích các yếu tố về đặc điểm hình học của tàu và kết hợp lựa chọn các yếu tố như: L/B, B/H, H/T, ,,  theo các tàu mẫu mà đã được các nhà khoa học thử nghiệm thành công. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý đến các yêu cầu kỹ thuật đối với tàu kéo, vì đây là vấn đề rất quan trọng có li ên quan đến hiệu quả kinh tế của con tàu.

Đi sâu vào tìm hiểu về lĩnh vực tàu kéo thì em nhận thấy rằng đây là một lĩnh vực rất hay, lĩnh vực này đã đang và sẽ phát triển rất mạnh. Hiện nay, do l ượng tàu quốc tế thông thương với nước ta ngày càng nhiều và các công ty đóng và s ửa chữa tàu ngày càng mọc lên nhiều.Vì vậy đòi hỏi các đội tàu lai dắt tại các cảng và các nhà máy đóng và sửa chữa tàu ngày càng tăng … đã cho thấy đây là lĩnh vực cần phải được phát triển mạnh.

Tuy nhiên, tài liệu về tàu kéo ở nước ta còn rất hạn chế, đây là một khó khăn đối với sinh viên và những người nghiên cứu, tìm hiểu về lĩnh vực này. Em nghĩ rằng, nếu như có được nguồn tài liệu về tàu kéo dồi dào đồng thời lĩnh vực này được

đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc đại học thì lĩnh vực tàu kéo ở nước ta sẽ có được sự phát triển rất mạnh.

Vấn đề thiết kế tàu kéo là một vấn đề còn rất mới lạ đối với sinh viên, những người tiếp xúc với thực tế ch ưa nhiều, và tài liệu về tàu kéo là không nhiều. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TH.S. Huỳnh Văn Nhu cùng với những nổ lực của bản thân, em đã hoàn thànhđề tài này. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu không nhiều cùng với kiến thức còn hạn chế của em, nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Đức Ân, Nguyễn Bân, Hồ Văn Bính, Hồ Quang Long, Trần Hùng Nam, Trần Công Nghị, Dương Đình Nguyên, “Sổ Tay Kỹ Thuật Đóng Tàu Thủy”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

[2] Nguyễn Thị Hiệp Đoàn, “Lý thuyết tàu”, Trường đại học Hàng Hải, Hải Phòng.

[3] Hồ Quang Long (2003), “Sổ tay thiết kế tàu thủy”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

[4] Nguyễn Đình Long (1994), “Trang b ị động lực”, Trường Đại học Thủy Sản, Nha Trang.

[5] Trần công Nghị (2003), “Thiết kế tàu thủy”, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh .

[6] Đăng kiểm Việt Nam (2005), “Quy phạm phân cấp và phương tiện thủy nội địa- TCVN 5801 - 2005”, Hà Nội.

[7] “Thiết kế tàu chuyên dùng”, Thành ph ố Hồ Chí Minh 10/2001. [8] Nguyễn Vũ Khi.

Đề Tài Tốt Nghiệp.

CK44TT – Trường Đại Học Nha Trang. [9] Bùi Quang Kiếm.

Đề Tài Tốt Nghiệp.

Một phần của tài liệu thiết kế tàu kéo 600 hp phục vụ công tác lai dắt tại cảng nha trang (Trang 125 - 127)