- Phương pháp giúp người thiết kế có thể chọn kết cấu vừa đủ bền đồng thời đạt giá trị tối ưu về kinh tế.
3.12.1.3. Tính toán và chọn máy phát cho trạm điện tàu.
a) Các thiết bị dùng điện trên tàu.
Trạm điện tàu dùng để cung cấp điện năng cho các hộ tiêu thụ, đảm bảo điện khí hóa các hộ tiêu thụ ở tấtcả các chế độ làm việc của tàu. Trong trạm điện tàu, người ta thường sử dụng cả nguồn một chiều và nguồn điện xoay chiều.
Các thiết bị dùng điện trên tàu: -2 bơm dùng chung.
-Máy điện hàng hải có công suất tiêu thụ là 0.05kW. - Còi : số lượng 1chiếc , công suất 0.2 kW.
-Đèn pha. Số lượng 4 đèn, công suất 0.25 kW/đèn. -Đèn hàng hải. số lượng 12 đèn, công suất 0.03 kW/đèn . -Đèn sinh hoạt. số lượng 5 đèn, công suất 0.075 kW/đèn. *Các chế độ làm việc của trạm điện tàu:
+ Chế độ hàng hải tự do: Chế độ hàng hải tự do bao gồm chế độ hành trình đi từ cảng trú đến nơi làm việc.Ở chế độ này các thiết bị dùng điện làm việc gồm có: các máy móc phục vụ thiết bị năng lượng chính và phụ, thiết bị lái, các máy móc của hệ thống chung trên tàu, máy móc hàng hải, đèn chiếu sáng (ban đêm). + Chế độ làm việc: Ở chế độ này, ngoài các thiết bị làm việc như ở chế độ hàng hải tự do.
làm việc.
+ Chế độ sự cố: Theo qui định của qui phạm, thiết bị làm việc gồm: bơm hút khô, thiết bị chiếu sáng sự cố…
b) Xác định công suất của trạm điện tàu.
Có hai phương pháp đ ể xác định công suất cho trạm điện tàu:
+Phương pháp giải tích: Là phương pháp gần đúng, chỉ được dùng cho giai đoạn thiết kế sơ bộ thiết bị năng lượng diesel. Trong phương pháp này không c ần phân tích chi tiết quá trình làm việc của các hộ tiêu thụ điện năng.
+ Phương pháp lập bảng phụ tải: Bảng phụ tải đ ược lập cho các hộ tiêu thụ ở chế độ làm việc cơ bản của tàu.
Vậy ta chọn phương pháp lập bảng phụ tải để xác định công suất cho trạm điện tàu.
Từ kết quả tính toán ở bảng phụ tải dưới đây ta tiến hành chọn máy phát điện.