KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TèNH TRẠNG XểI LỞ - BỒI LẤP VEN BIỂN QUẢNG NGÃI
I. 2 - Diễn biến xói lở - bồi lấp ven biển tỉnh Quảng Ngãi
2- Khu vực cửa Đại (sông Trà Khúc) – cửa Lở (sông Vệ)
Đây là khu vực cửa của hai dòng sông lớn nhất ở tỉnh Quảng Ngãi, nằm trên địa phận các huyện Sơn Tịnh và Tư Nghĩa, cách thị xã Quảng Ngãi 12km về phía đông. Cửa Đại và cửa Lở nằm cách nhau chưa đầy 6km, nhưng có quá trình phát triển tương đối nhanh bởi hiện tượng xói lở – bồi tụ ven bờ và bồi lấp lòng dẫn cửa sông. Diễn biến tình trạng xói lở - bồi tụ- bồi lấp trong thời gian năm 1965- 2000 ở khu vực hai cửa sông lớn này tương đối phức tạp.
- Giai đoạn năm 1965- 1980
Cửa sông Trà Khúc. Lòng dẫn hạ lưu sông Trà Khúc biến động mạnh mẽ bởi hiện tượng uốn khúc và đổi hướng dòng chảy. Đoạn bờ sông dài hơn 9 km từ khu vực phường Trần Hưng Đạo (thị xã Quảng Ngãi) ra tới cửa sông (thôn Cổ Luỹ) có hiện tượng xói lở và bồi tụ diễn ra xen kẽ nhau liên tục. Bên bờ phải, đoạn bị xói nặng nhất dài gần 3km thuộc địa phận phường Trần Hưng Đạo - xã Nghĩa Dừng - xó Nghĩa Dũng (huyện Tư Nghĩa); vựng xúi rộng 40- 60m và tối đa tới 250m. Bên bờ trái, dòng chảy chính sông Trà Khúc đổi hướng về phía bắc và gây xói lở trên các đoạn dài từ 1,5 - 2,5km thuộc địa phận các xã Tịnh An, Tịnh Long và Tịnh Khê (h. Sơn Tịnh); vùng xói rộng từ 40- 70m và tối đa tới 150m. Các đoạn bờ xói lở nằm kề các khu dân cư, như các thôn An Đạo, Tân Long (xã Tịnh Long), thôn Cổ Luỹ bắc (xã Tịnh Khê). Ngoài cửa sông, xuất hiện hiện tượng xói lở nhẹ trên chiều dài hơn 2,5km ở bờ biển phía bắc thuộc địa phận xã Tịnh Khê với chiều rộng vùng bờ xói lở từ 10- 40m; ngược lại phía bờ nam thuộc xã Nghĩa An (huyện Tư Nghĩa) bờ biển được bồi tụ mạnh trên chiều dài gần 6km, vùng bồi rộng từ 30- 50m. Đoạn cửa sông Trà Khúc luôn
biến động do nước lũ và dòng chảy ven bờ, có xu hướng xói lở mở rộng lòng dẫn vào mùa lũ và thu hẹp cửa sông gây ra hiện tượng bồi lấp vào mùa khô.
Như vậy, thời gian 1965- 1980 trên đoạn sông hạ lưu sông Trà Khúc đoạn bờ phải thuộc địa phận phường Trần Hưng Đạo (thị xã Quảng Ngãi) và các xã Nghĩa Dừng, Nghĩa Dũng (h. Tư Nghĩa) bị xúi lở mạnh. Trong khoảng 6km cuối cùng trước khi chảy ra biển, hướng dòng chảy chính của dòng Trà Khúc chuyển dịch về phía bắc đã gây ra xói lở mạnh mẽ bên bờ trái thuộc địa phận các xã Tịnh Long - Tịnh Khê (huyện Sơn Tịnh). Bờ biển phía bắc thuộc địa phận xã Tịnh Khê bị xói lở, ngược lại phía bờ biển phía nam thuộc xã Nghiã An được bồi tụ nhẹ. Đoạn lòng dẫn cửa sông Trà Khúc luôn biến động với xu thế mở rộng vào mùa lũ và thu hẹp vào mùa khô kiệt.
Cửa Lở (sông Vệ). Diễn biến xói lở – bồi tụ ở đoạn hạ lưu sông Vệ hết sức phức tạp. Các đoạn bờ xói lở và bồi tụ phân bố xen kẽ nhau với chiều dài từ 1- 1,5km, rộng từ 40- 100m và tối đa tới 180m. Đoạn bờ sông biến động mạnh mẽ nhất nằm trong địa phận xã Đức Lợi (huyện Mộ Đức): dòng chảy lũ đã chia cắt các bãi bồi lớn và đổi hướng chủ lưu trước khi chảy ra biển. Vị trí cửa Lở luôn biến động và cửa sông bị bồi lấp mạnh, có lúc bị lấp kín vào mùa khô sau đó được mở rộng vào mùa lũ. Hiện tượng bồi lấp cửa Lở đã gây ách tắc dòng chảy trong sông và cản trở tuyến giao thông thuỷ ra vào cửa sông. Trên đoạn bờ biển phía bắc cửa Lở thuộc thôn Phú Nghĩa (xã Nghĩa An) được bồi tụ trên tuyến dài hơn 4km, rộng trung bình 45m và tối đa tới 100m; ngược lại bờ biển phía nam thuộc địa phận thôn Kỳ Tân (xã Đức Lợi) bị xói nhẹ trên chiều dài 1,5km, rộng từ 10- 30m và tối đa tới 60m. Như vậy, những biến động trong sông Vệ do lũ mạnh gây ra; ngược lại bờ biển biến động do sóng và dòng ven bờ chi phối khu vực cửa Lở.
- Giai đoạn năm 1980- 1995
Cửa đại (sông Trà Khúc). Đoạn bờ sông bên phải từ phường Trần Hưng Đạo tới xã Nghĩa Dũng tiếp tục bị xói lở trên chiều dài tới 3km, rộng từ 30- 70m và tối đa tới 180m. Bên bờ trái, đoạn bờ xói lở dài 1,1 km, rộng từ 60- 80m nằm trên địa phận các thôn Long Bàng (xã Tịnh An) và An Đạo (xã Tịnh Long).
Hiện tượng xói lở bờ sông còn xảy ra trên địa phận thôn Cổ Luỹ bắc (xã Tịnh Khê) trên chiều dài 800m và rộng từ 50- 70m. Xói lở bờ sông còn diễn ra rất mạnh trên các bãi bồi lớn nằm giữa lòng dẫn, như Gò Nông dân, Gò Ớt. Ngược lại, bờ sông bên phải thuộc các xã Nghĩa Dũng – Nghĩa Phú được bồi tụ mạnh do dòng chủ lưu chuyển hướng lệch về phía bắc.
Ở cửa sông, lòng dẫn cửa Đại biến động mạnh bởi hiện tượng bồi lấp, có lúc cửa sông chỉ rộng khoảng 40- 45m, do các doi cát phát triển từ hai phía bờ vào mùa kiệt có xu hướng khép kín vùng cửa (ảnh 1.1). Phía ngoài cửa sông, đoạn bờ biển phía bắc nằm kề sát cửa sông thuộc xã Tịnh Khê bị xói lở trên chiều dài 600m, rộng 40- 80m và tối đa tới 180m. Đoạn bờ biển kế tiếp thuộc địa phận thôn Mỹ Khê (xã Tịnh Khê) được bồi tụ trên chiều dài tới hơn 3km, rộng từ 30- 70m. Ngược lại, bên phía bờ nam thuộc địa phận xã Nghiã An, hiện tượng xói lở
bờ biển diễn ra liên tục trên chiều dài hơn 6km rộng 25- 70m, kéo dài từ cửa Đại đến cửa Lở (sông Vệ). Có lẽ đây là thời gian đoạn bờ biển nằm giữa hai cửa sông lớn này bị xói lở mạnh mẽ nhất trên suốt chiều dài hơn 6km.
ảnh 1.1: cửa Đại bị bồi lấp, chỉ còn rộng 45m (ảnh máy bay tháng 5- 1995) Cửa Lở (sông Vệ). Hiện tượng xói lở - bồi tụ diễn ra mạnh mẽ cả ở trong và ngoài cửa sông. Trong sông, các vùng bờ bị xói lở và bồi tụ xen kẽ trên các đoạn dài từ 300- 700m, rộng từ 20- 70m và tối đa tới 180m. Nhiều đoạn bờ xói lở rất mạnh do hiện tượng sông uốn khúc và dòng chủ lưu đổi hướng chảy. Các đoạn bờ xói lở nằm kề các khu dân cư lớn thuộc các xã Đức Nhuận, Đức Thắng, Đức Lợi (huyện Mộ Đức) và các xã Nghĩa Mỹ, Nghiã Hiệp (huyện Tư Nghĩa). Vị trí cửa Lở năm 1995 dịch chuyển lên phía bắc khoảng gần 400m so với vị trí năm 1980. Bờ biển phía bắc thuộc xã Nghiã An bị xói lở mạnh mẽ với chiều rộng từ 30- 50m, trong khi ven biển phía nam thuộc các thôn Kỳ Tân – Vinh Phú (xã Đức Lợi) được bồi tụ trên chiều dài hơn 2km, rộng từ 10- 700m.
Tóm lại trong giai đoạn năm 1980 - 1995, vùng bờ cửa Đại - cửa Lở có nhiều biến động do hiện tượng dòng chủ lưu đổi hướng chảy trong sông. Ở vùng ven biển giữa hai cửa sông bị xói lở mạnh liên tục, trong khi các khu vực ven biển khác ở phía bắc cửa Đại và phía nam cửa Lở được bồi tụ nhẹ và ổn định hơn.
- Giai đoạn năm 1995- 1998
Cửa Đại (sông Trà Khúc). Quá trình xói lở - bồi tụ trong sông vẫn xảy ra mạnh mẽ. Các đoạn bờ sông xói lở nằm chủ yếu ven các bãi bồi cách xa các khu dân cư. Vùng bờ xói lở nhẹ nằm giữa địa phận phường Trần Hưng Đạo - xã Nghĩa Dũng, có chiều dài 1.3km. Bên bờ trái các đoạn xói lở nhẹ thuộc các thôn An Đạo – Tân Long (xã Tịnh Long), Cổ Luỹ bắc (xã Tịnh Khê). Ngoài cửa sông, bờ biển được bồi tụ ở cả hai phía bờ bắc và bờ nam. Tốc độ bồi tụ bên bờ bắc diễn ra mạnh hơn, suốt dọc bờ biển dài hơn 6km, rộng từ 40- 60m thuộc địa phận các xã Tịnh Khê - Tịnh Kỳ.
Ảnh 1.2: Đoạn bờ Phố An (x. Nghĩa An) bên cửa Đại bị xói trong lũ năm 1999
Cửa Lở (sông Vệ). Vị trí cửa sông tiếp tục dịch chuyển về phía bắc; vị trí cửa sông năm 1998 nằm cách vị trí năm 1995 là 120m (tốc độ dịch chuyển khoảng 30- 40m/năm). Bờ biển phía bắc cửa sông bị xói lở vào mùa lũ năm 1998 đã phá huỷ hàng chục nóc nhà tại xóm 1- thôn Phú Nghĩa (xã Nghĩa An). Hiện tượng xói lở tương tự cũng diễn ra bên phía bờ nam trên chiều dài khoảng 0,9 km rộng từ 10- 20m thuộc thôn Kỳ Tân (xã Đức Lợi), nhưng nằm xa khu vực dân cư.
Tóm lại, trong giai đoạn năm 1995- 1998, ven biển cửa Đại - cửa Lở tiếp tục biến động mạnh. Về tổng thể, bờ biển cửa Đại – cửa Lở được bồi tụ và tương đối ổn định, ngoại trừ khu vực phía bắc cửa Lở bị xói trên đoạn dài khoảng 600m rộng từ 10- 30m và tối đa tới 80m, nhiều ngôi nhà của ngư dân xóm 1- thôn Phú Nghĩa (xã Nghĩa An) đã phá huỷ và phải di rời. Vị trí cửa Lở tiếp tục dịch chuyển dần lên phía bắc. Lòng dẫn cửa sông Trà Khúc và sông Vệ luôn thay đổi do sự dịch chuyển các dải cát bồi ở hai bờ lòng dẫn chính.
Ảnh 1.3: Đoạn bờ sông Vệ ( thôn Tân Mỹ - xã Nghĩa An) bị trượt lở do lũ mạnh - Giai đoạn năm 1998- 2000.
Cửa Đại (sông Trà Khúc). Bờ sông Trà Khúc tiếp tục biến động mạnh do có lũ lớn trong sông, đặc biệt là các trận lũ lớn xảy ra vào tháng 11 và tháng
12/1999 có đỉnh lũ dâng cao bất thường. Do nước lũ không thoát kịp, đã gây ngập úng rất nghiêm trọng vùng đồng bằng Quảng Ngãi. Lòng dẫn trong cửa sông Trà Khúc biến động mạnh do hoạt động của dòng chảy, gây ra xói lở và bồi tụ ở cả hai phía bờ sông. Bờ sông bên phải thuộc địa phận các xã Nghĩa Dừng - Nghĩa Dũng tiếp tục bị xúi nhẹ do nằm trờn một đỉnh cong lớn kộo dài từ phường Trần Hưng Đạo (thị xã Quảng Ngãi) tới xã Nghĩa Dũng (huyện Tư Nghĩa); đoạn bờ xói lở có chiều dài trên 1,5km rộng từ 10- 25m. Xói lở còn xuất hiện trên các bãi bồi và đoạn bờ phải thuộc địa phận xã Nghĩa Phú; vùng xói lở dài từ 0,4- 1,2km rộng từ 40- 150m. Bên bờ trái thuộc địa phận huyện Sơn Tịnh, bờ sông tiếp tục bị xói lở do dòng chủ lưu chảy lệch về phía bắc. Các đoạn bờ xói lở mạnh có chiều dài từ 0,6 – 2km rộng từ 20- 40m thuộc địa phận các thôn Long Bàng (xã Tịnh An), An Đạo, Tân Long (xã Tịnh Long) và thôn Cổ Luỹ bắc (xã Tịnh Khê). Cửa sông Trà Khúc bị xói lở mạnh, mở rộng trong thời gian lũ và được bồi lấp thu hẹp sau lũ lớn tháng 12/1999. Bờ biển ngoài cửa sông Trà Khúc được bồi tụ yếu. Đoạn bờ biển phía nam cửa Đại thuộc thôn Phố An – Tân Mỹ (xã Nghĩa An) bị xói lở nhẹ trên chiều dài 1,2 km rộng từ 20- 30m. Xói lở bờ biển đã ảnh hưởng trực tiếp tới khu dân cư ven biển thuộc xã Nghĩa An (huyện Tư Nghĩa).
Ảnh 1.4: Ghe thuyền của ngư dân xã Nghĩa An neo đậu sau những ngày đi biển
Cửa Lở (sông Vệ). Sau mùa lũ năm 1998, đoạn hạ lưu sông Vệ tiếp tục biến động mạnh trong mùa lũ năm 1999. Xói lở mạnh đã xảy ra trên các đoạn bờ sông thuộc các xã Đức Nhuận, Đức Thắng, Đức Lợi (huyện Mộ Đức) và các xã Nghĩa Mỹ, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Hoà (huyện Tư Nghĩa). Các đoạn bờ sông cong bị xói nghiêm trọng trên chiều dài từ 1- 1,5 km rộng từ 20- 50m và tối đa tới 80m thuộc địa phận các thôn Hoà Tân, Kỳ Tân, Hà Khê (xã Đức Lợi). Đáng lưu ý là các đoạn bờ xói lở nằm kề bên các khu dân cư đông đúc; dòng chảy xiết ở các đỉnh uốn cong trong lũ lớn đã phá huỷ nhiều ngôi nhà kiên cố ven sông (Ảnh 1.5).
Ảnh 1.5: Ngôi nhà kiên cố ở thôn Kỳ Tân (xã Đức Lợi) bị lũ phá huỷ năm 1999
Ở hạ lưu sông Vệ, ngành thuỷ lợi đã cho xây dựng một số đoạn kè hướng dòng (mỏ hàn), nên đã hạn chế được một phần tác hại của lũ, nhưng ở khu vực cửa sông địa hình lòng dẫn vẫn biến đổi mạnh mẽ do dòng chảy tự do, gây xói lở các cồn cát cao ở phía bắc và nam cửa Lở – là nơi có các khu dân cư đông đúc thuộc các thôn Phú Nghĩa (xã Nghĩa An) và Kỳ Tân (xã Đức Lợi). Vị trí cửa Lở liên tục biến động, cửa sông được mở rộng trong thời gian có lũ lớn và bồi lấp thu hẹp vào mùa khô (ảnh 1.6). Bờ biển cửa Lở được bồi tụ cả hai phía bờ bắc thuộc xã Nghĩa An (huyện Tư Nghĩa) và bờ nam thuộc địa phận xã Đức Lợi (huyện Mộ Đức).
Ảnh 1.6: Trong mùa khô cửa Lở (sông Vệ) chỉ rộng khoảng 30m (tháng 6/2001)
• Nghiên cứu biến động cửa Đại - cửa Lở bằng phương pháp trắc địa Ngoài việc sử dụng thông tin ảnh và bản đồ trong nghiên cứu xói lở – bồi tụ trong nhiều năm, chúng tôi đã sử dụng phương pháp đo trắc địa truyền thống trong nghiên cứu biến động thẳng đứng và biến động ngang vùng cửa sông trong những chu kỳ ngắn giữa thời kỳ mùa khô kiệt và mùa mưa lũ năm 2000- 2001, tương ứng với thời gian hoạt động mạnh của hai hệ thống gió mùa Tây Nam (GMTN) và gió mùa Đông Bắc (GMĐB). Các đợt khảo sát và đo trắc địa khu vực cửa Đại – cửa Lở được tiến hành vào tháng 8/2001 và tháng 12/2001, có 25 tuyến đo được bố trí dọc bờ biển và trên các doi cát cửa sông. Các tuyến đo cách
nhau từ 50 - 200m, nằm gần các khu dân cư và là vùng bờ có biến động mạnh trong nhiều năm qua.
- Tại cửa Đại có 13 mặt cắt, gồm 07 mặt cắt ngang bãi biển (ký hiệu T1...T7) và 06 mặt cắt dọc trên các doi cát cửa sông (ký hiệu từ T3a…T7a);
- Tại cửa Lở có 12 mặt cắt, gồm 07 mặt cắt ngang bãi biển (ký hiệu C1…C7) và 05 mặt cắt dọc trên các doi cát cửa sông (ký hiệu C1a…C5a).
Kết quả xử lý các tư liệu đo trắc địa cho thấy:
Tại cửa Đại. Trong chu kỳ 4 tháng từ mùa gió Tây Nam (tháng 8) chuyển sang mùa gió Đông Bắc (tháng 12) chế độ dòng chảy trong sông ngòi, sóng gió và dòng chảy ven biển thay đổi cường độ và hướng tác động, gây ra biến đổi địa hình ở cả hai khu vực bờ biển phiá bắc và phía nam cửa Đại. Trên các mặt cắt đo trắc địa, hiện tượng xói lở diễn ra mạnh mẽ cả chiều ngang và chiều thẳng đứng. Điều đáng nói là các vùng xói lở nằm kề bên các khu vực dân cư đông đúc thuộc các xã Tịnh Khê (huyện Sơn Tịnh) và Nghiã An (huyện Tư Nghĩa).
Trị số xói lở theo chiều thẳng đứng tối đa trên các mặt cắt từ T1 đến T4 đạt từ 0,43 – 1,10m. Riêng tại mặt cắt T6, T7 (thôn Phú An) xảy ra hiện tượng xói lở ngang và bồi tụ theo chiều thẳng đứng từ 0,2 - 0,4m, do cát được sóng biển đẩy từ chân cồn lên phía đỉnh cồn. Tại các mặt cắt dọc trên các doi cát cửa sông, xảy ra hiện tượng xói lở là chủ yếu; bề mặt bãi bị xói từ 0,4 đến 0,8m do nước sông chảy tràn. Cần nói rằng dòng chảy sông Trà Khúc trong mùa lũ 2001 yếu (năm ít nước), không có lũ lớn xuất hiện như trong các năm 1999- 2000.
Tại cửa Lở. Trên tất cả 7 mặt cắt ngang bãi biển đều có chung một hiện tượng xói lở ngang ngoài bãi thấp và bồi tụ theo chiều thẳng đứng ở bãi cao (phía đỉnh cồn cát). Trị số xói lở thẳng đứng ở bãi thấp từ 0,8 đến 1,4m và bồi tụ phía đỉnh cồn từ 0,1 đến 1,2m. Động lực chính gây ra xói lở – bồi tụ là sóng biển và dòng ven bờ hoạt động trong gió mùa Đông Bắc. Tại các mặt cắt dọc trên các doi cát ở cửa Lở có địa hình ít biến động, ngoại trừ tại vị trí cửa sông bị xói lở mạnh; trị số xói thẳng đứng tại các mặt cắt C3a- C4a từ 0,8- 1,2 mét. Cũng cần nói thêm, dòng chảy mùa lũ 2001 trên sông Vệ thấp, không có những trận lũ lớn như năm 1999- 2000. Đây là năm ít nước, rơi vào chu kỳ khô hạn ở khu vực miền Trung.
Tóm lại, trong giai đoạn năm 1998- 2001 các địa hình các đoạn sông hạ lưu sông Trà Khúc và sông Vệ biến động mạnh do có lũ lớn xảy ra vào các năm 1998, 1999. Ven biển cửa Đại – cửa Lở biến động với cường độ thấp, thiên về bồi tụ. xảy ra xói lở cục bộ một số đoạn bờ biển trên chiều dài từ 0,7- 1,2 km thuộc địa phận các thôn Phố An – Tân Mỹ (xã Nghiã An) và thôn Kỳ Tân (xã Đức Lợi). Hiện tượng xói lở – bồi tụ ven biển diễn ra mạnh mẽ vào thời kỳ hoạt động của sóng gió đông bắc. Hiện tượng lòng dẫn cửa sông bị bồi tụ mạnh và trở thành tai biến bồi lấp xảy ra ở cả cửa Đại và cửa Lở. Bồi lấp cửa sông đã gây ra khó khăn cho ghe, tàu ra vào và đặc biệt là việc cản trở tiêu thoát nước lũ ra biển. Trong việc thoát lũ qua cửa Lở và cửa Đại, cần đề cập đến vấn đề về hành lang thoát nước lũ giữa hai cửa sông lớn này là đoạn sông Phú Thọ – Phú Nghĩa.