ĐIỀU KIỆN THUỶ - THẠCH ĐỘNG LỰC VÙNG BIỂN VEN BỜ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN TẠO Ở VÙNG VEN BIỂN
V. 6 - Kết quả tính toán và phân tích chế độ vận chuyển bùn cát (VCBC) ven biển Quảng Ngãi
2- Nhận xét kết quả tính dòng vận chuyển bùn cát ven biển - Tại ven biển Dung Quất
+ Tốc độ dòng sóng (V) tương ứng độ cao (h) của các hướng nguy hiểm nhất:
Sóng Bắc Đông Bắc (NNE): Vmax = 0.87 m/s, h=3.0m
Vtr.b = 0.46m/s, h=1.5m + Lượng bùn cát vận chuyển dọc bờ trung bình năm:
Lên phía bắc: - 0.13 triệu m3 Xuống phía nam: + 0.54 triệu m3
Tính chung: + 0.41 triệu m3 (vận chuyển về phía Nam) - Tại ven biển cửa Đại – cửa Lở:
+ Tốc độ dòng sóng (V) tương ứng độ cao (h) của các hướng nguy hiểm nhất:
Sóng Đông Bắc (NE): Vmax = 1.17 m/s, h=2.9m Vtr.b = 0.60m/s, h=1.6m Sóng Đông Nam (SE): Vmax = 0.82 m/s, h=2.2m Vtr.b = 0.48m/s, h=1.2m + Lượng bùn cát vận chuyển dọc bờ trung bình năm:
Lên phía bắc: - 0.17 triệu m3 Xuống phía nam: +1.00 triệu m3
Tính chung: +0.83 triệu m3 (vận chuyển về phía Nam) - Tại ven biển cửa Mỹ á:
+ Tốc độ dòng sóng (V) tương ứng độ cao (h) của các hướng nguy hiểm nhất:
Sóng Đông Bắc (NE): Vmax = 2.40 m/s, h=1.6m Vtr.b = 0.92m/s, h=0.6m Sóng Đông Nam (SE): Vmax = 1.80 m/s, h=1.3m Vtr.b = 0.92m/s, h=0.6m + Lượng bùn cát vận chuyển dọc bờ trung bình năm:
Lên phía bắc: - 0.087 triệu m3 Xuống phía nam: +0.99 triệu m3
Tính chung: +0.90 triệu m3 (vận chuyển về phía Nam) - Tại ven biển Sa Huỳnh:
+ Tốc độ dòng sóng (V) tương ứng độ cao (h) của các hướng nguy hiểm nhất:
Sóng Đông Bắc (NE): Vmax = 1.10 m/s, h= 2.8m Vtr.b = 0.62m/s, h= 1.6m Sóng Đông Nam (SE): Vmax = 0.83 m/s, h= 2.2m Vtr.b = 0.48m/s, h= 1.2m + Lượng bùn cát vận chuyển dọc bờ trung bình năm:
Lên phía bắc: - 0.18 triệu m3 Xuống phía nam: + 0.99 triệu m3
Tính chung: + 0.81 triệu m3 (vận chuyển về phía Nam).
Nhận xét chung: dòng vận chuyển bùn cát dọc bờ khu vực ven bờ Quảng Ngãi phụ thuộc trực tiếp vào chế độ sóng vùng biển Đông. Vùng biển nghiên cứu nói riêng và toàn vùng ven biển của nước ta (trừ vùng ven bờ phía tây nam là vịnh Thái Lan) nói chung chịu ảnh hưởng ưu thế của gió mùa đông bắc (GMĐB). Gió mùa đông bắc với hướng thịnh hành là hướng NNE, NE, riêng đối với vùng ven bờ Quảng Ngãi thành phần hướng N và thậm chí bắc NW xuất hiện khá thường xuyên, gây ra dòng vận chuyển bùn cát xuống phía Nam. Do vậy đối với tất cả 4 mặt cắt tính toán các kết quả nhận được dòng vận chuyển bùn cát tịnh đều có hướng về phía Nam.
Dòng vận chuyển bùn cát tịnh xuống phía Nam tại khu vực ven bờ Quảng Ngãi đạt giá trị lớn nhất tại khu vực cửa Mỹ á với giá trị khoảng 900 000 m3/năm và nhỏ nhất tại khu vực Dung Quất với 420 000 m3/năm. Khu vực cửa Mỹ á có độ dốc khá lớn (trên 0.01) trong khi khu vực Dung Quất có độ dốc thoải hơn và đặc biệt khu vực này còn được che chắn khá tốt so với các khu vực khác.
Tại hai mặt cắt giữa cửa Đại – cửa Lở và mặt cắt cửa Sa Huỳnh, thì dòng VCBC tịnh xuống phía nam cũng khá lớn, trung bình 860 000 m3/năm và 810 000 m3/năm. Nếu so với các khu vực khác trong cả nước thì dòng VCBC khu vực ven bờ Quảng Ngãi có thể nói đạt giá trị rất cao; lớn hơn nhiều so với các khu vực ven bờ vịnh Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
Do đặc điểm định hướng chung của đường bờ Quảng Ngãi theo hướng tây bắc - đông nam (trừ khu vực cửa Sa Huỳnh gần theo hướng bắc - nam) nên thành phần dòng VCBC lên phía bắc rất nhỏ so với thành phần vận chuyển về phía nam. Do đó, dòng vận chuyển bùn cát tổng cộng không khác biệt nhiều so với dòng VCBC tịnh.
Phân bố của dòng vận chuyển bùn cát từ bờ ra khơi phụ thuộc vào chế độ sóng. Ở khu vực sóng đổ dòng VCBC sẽ đạt cực đại. Độ sâu tại đó dòng VCBC lớn nhất tại khu vực nghiên cứu trong khoảng độ sâu 1,5 – 3,0 mét nước.
Khoảng cách từ bờ ra phụ thuộc vào độ dốc của đáy biển tại các mặt cắt vị trí này cách bờ trong khoảng từ 300 – 500m, riêng tại mặt cắt cửa Mỹ Á do bờ dốc nên dòng VCBC cực đại xảy ra tại vị trí cách bờ 100m; đó chính là đới sóng đổ vỡ.
Dòng chảy sóng cực đại (Vmax) và trung bình (Vtrb) trong hai mùa gió mùa tại khu vực ven bờ Quảng Ngãi có các đặc điểm giống như đặc điểm của dòng VCBC. Dòng chảy sóng trong mùa gió đông bắc có hướng xuống phía nam mạnh hơn nhiều so với dòng chảy sóng trong mùa gío tây nam. Dòng chảy cực đại tại khu vực cửa Mỹ Á có thể đạt tốc độ tới >1,0m/s trong mùa gió mùa đông bắc (theo số liệu tính toán dòng chảy sóng khi không tính đến trao đổi rối ngang có thể đạt tới Vmax= 2,40 m/s); trong khi vật liệu đáy là các loại cát trung - cát
thô không bị rửa xói chỉ khi vận tốc dòng chảy thấp hơn 1,0m/s. Điều này lý giải khả năng dòng bùn cát chuyển tải qua mặt cắt Mỹ á là rất lớn.