VEN BIỂN QUẢNG NGÃI
A- Công trình ổn định và bảo vệ bờ biển Sa Huỳnh
V- KẾT CẤU CÔNG TRÌNH 1- Chỉ dẫn chung
Ở giai đoạn sơ thảo, chúng tôi chỉ đề cập sơ bộ một số loại hình kết cấu để tham khảo, chưa có kiến nghị chính thức. Theo ý kiến của các chuyên gia úc và Trung Quốc thuộc công ty STD, nên sử dụng sản phẩm của công ty này cho các công trình cửa Thuận An – Thừa Thiên Huế và có thể ứng dụng cho các công trình vùng bờ biển Sa Huỳnh. Đó là loại chăn phủ được tạo thành bằng cách bơm vữa bê tông vào các túi trong vỏ thảm, dệt bằng các sợi tổng hợp đặc biệt, đã được ứng dụng có hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay loại vật liệu này chưa có ở Việt Nam, nhưng Công ty STD sẵn sàng vào Việt Nam nếu có yêu cầu, với giá ưu đãi. Giá thành công trình, theo chuyên gia của STD, chỉ bằng (50 ÷ 60)% đầu tư cho kết cấu bê tông truyền thống. Do vậy, đối với các công trình thuộc khu vực Sa Huỳnh, chúng tôi chọn loại thảm bê tông mềm này làm một phương án kết cấu.
Trong báo cáo sơ thảo và thiết kế theo kết cấu qui định, chúng tôi đã áp dụng qui phạm của một số nước tiên tiến trên thế giới và đã được ứng dụng một cho số nơi ở nước ta. Dưới đây là kết cấu của một số hạng mục có tính chất điển hình.
2. Kết cấu kè, gia cố bờ (xem các bản vẽ BV - 04 và BV - 07) Kết cấu kè gia cố bờ khu vực Sa Huỳnh được xét theo hai phương án:
− Phương án 1: kè gia cố bờ sử dụng kết cấu bê tông, với tường hắt sóng có đỉnh tường ở cao trình +3,2 m, mặt đường bờ có cao trình +2,7m. Mái kè 1 : 3 được lỏt bằng khối BT đỳc sẵn kớch thước (80 x 80 x 40) cm, cú hừm giảm vận tốc sóng (xem bản vẽ BV- 04). Chân khay là cọc BTCT (30 x 30 x 500) cm , đỉnh cọc ở cao trình 0,0m, mũi cọc đóng đến - 5,0 m.
− Phương án 2: gia cố bằng thảm bê tông mềm (loại vật liệu đặc biệt theo thiết kế của công ty STD − Australia). Xem bản vẽ BV- 07.
3. Kết cấu đê dọc bờ K1 ÷ K7 (xem bản vẽ BV - 05 và BV - 07)
Báo cáo sơ bộ này thiết kế cho đê dọc bờ K1, các đê K2 ÷ K7 có kích thước và kết cấu tương tự. Kết cấu thân đê được chọn theo hai phương án:
− Phương án 1: đê mái nghiêng đá đổ có khối phủ Haro phá sóng ở mái phía biển và khối bê tông dạng lục lăng 7 lỗ ở mái phía luồng.
− Phương ỏn 2: đờ mỏi nghiờng lừi cỏt được phủ bằng thảm bờ tụng mềm.
Kết cấu của từng phương án như sau:
3.1- Phương án 1 a) Kích thước cơ bản
Sử dụng kết cấu mái nghiêng cho hạng mục công trình này. Tuyến công trình nằm dọc theo đáy biển có cao trình - 3 m.
− Đoạn đê dài tổng cộng 200m theo chiều dài đỉnh đê hay 243,3m theo chiều dài chân đê, chia làm 3 phân đoạn:
+ Phân đoạn đê ở giữa, dài 160m có kết cấu mái ngoài và trong khác nhau.
+ Hai phân đoạn đê ở 2 đầu, mỗi phân đoạn dài 20m có kết cấu mái ngoài và trong giống nhau.
− Chiều rộng đỉnh đê lấy bằng 3m trên toàn đoạn.
− Mái dốc ở cả 2 phía biển và bờ đều lấy m = 2.
b) Xác định trọng lượng khối phủ
− Khối phủ mái phía biển
Sử dụng khối Haro để phủ mái phía biển, với chiều cao sóng tính toán là H1/3
= 3,0 m, theo công thức Hudson ứng dụng cho vùng sóng vỡ, trọng lượng khối Haro cần đạt 3,1T (chiều cao khối bằng 0,96m).
Hình 6.5: Đê mái nghiêng phủ khối phá sóng Haro
− Khối phủ mái phía bờ
Sử dụng khối lục lăng 7 lỗ của Viện nghiên cứu Đường thủy Thiên Tân (Trung Quốc), tính toán với chiều cao sóng H1/3 = 2,0m, trọng lượng cần đạt 2,0T.
c) Chiều dày lớp phủ mái
− Mái phía biển: tính toán theo tiêu chuẩn Anh, chiều dày 2 lớp Haro là 1,9m.
− Mái phía bờ: chọn khối có kích thước cạnh bằng 1m, khi đó chiều dày 1 lớp khối lục lăng 7 lỗ là 0,4 m.
d) Khối lát đỉnh
Lát bằng khối bê tông đúc sẵn dày 0,8 m, chiều dài mỗi khối lấy bằng 2m;
Các kết cấu khác xem bản vẽ BV - 03.
Dạng thức đê có mái phủ bằng khối Haro tham khảo trên hình 6.5.
3.2- Phương án 2
− Kớch thước cơ bản: đờ dạng ngầm với mỏi nghiờng, lừi cỏt, được phủ bằng thảm bê tông mềm (vật liệu đặc biệt theo thiết kế của công ty STD − Australia).
+ Bề rộng đáy đê: 25m + Chiều cao thân đê: 5m
− Kết cấu thõn đờ: đờ dạng ngầm với lừi đờ bằng cỏt, trờn được phủ bằng thảm bê tông mềm. Đó là loại chăn phủ được tạo thành bằng cách bơm vữa bê tông vào các túi, dệt bằng các sợi tổng hợp đặc biệt, đã được ứng dụng có hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay loại vật liệu này chưa có ở Việt Nam, nhưng Công ty STD – Australia sẵn sàng vào Việt Nam nếu có yêu cầu, với giá ưu đãi.
Hình 6.6: Đê mái nghiêng phủ thảm bê tông mềm (công nghệ của STD) Hai bên thân đê có các khối đá chặn chân, sử dụng loại đá hộc xếp 2 lớp.
Chi tiết xem bản vẽ BV – 07. Dạng thức đê mái nghiêng phủ thảm bê tông mềm tham khảo trên hình 6.6.
4. Kết cấu đê T1 (xem bản vẽ BV - 06)
Đê T1 cũng thiết kế theo hai phương án kết cấu như đê dọc bờ K1:
− Phương án 1: đê mái nghiêng đổ đá với mái phủ khối phá sóng Haro.
− Phương ỏn 2: đờ mỏi nghiờng lừi cỏt phủ thảm bờ tụng mềm.
Các đê T2 ÷ T4 thiết kế tương tự.
Kết cấu thân đê theo phương án 1 như sau:
4.1- Kích thước cơ bản
Đê bao gồm hai đoạn chính: đoạn cánh đê song song với bờ và đoạn thân đê vuông góc với bờ. Đoạn cánh đê có chiều dài bằng chiều dài đê dọc bờ K1, kết cấu thân đê thiết kế tương tự đê K1. Đoạn thân đê vuông góc với bờ có chiều dài thay đổi tuỳ theo vị trí đặt đê. Khi đê đặt tại cao trình đáy –3,0m, chiều dài đoạn đê vuông góc với bờ của các đê chữ T có thể lấy sơ bộ như sau:
Đê T1: dài 200m Đê T2: dài 170m Đê T3: dài 300m Đê T4: dài 250m
− Tổng chiều dài mỗi đê (bao gồm cánh đê và thân đê):
Đê T1: dài 400m Đê T2: dài 370m Đê T3: dài 500m
Đê T4: dài 450m
− Chiều rộng đỉnh:
+ Đoạn cánh đê: lấy bằng 3,0m giống như đê K1
+ Đoạn thân đê: được lấy sao cho xếp đủ 3 khối bê tông lục lăng.
− Mái dốc: 2 phía biển và bờ đều lấy m = 2.
4.2- Khối phủ
− Đoạn cánh đê: sử dụng khối phủ tương tự như đê K1: mái phía biển dùng khối Haro 3,1T, mái phía bờ dùng khối lục lăng 7 lỗ 2,0T.
− Đoạn thân đê: mái đê thay đổi theo chiều sâu đáy:
+ Từ cao trình đáy –3,0m ÷- 2,0m: hai mái đê thiết kế tương tự nhau, đều được phủ bằng các khối bê tông hình lục lăng có 7 lỗ theo thiết kế của Viện nghiên cứu Đường thủy Thiên Tân (Trung Quốc), trọng lượng mỗi khối 2,0T;
+ Từ cao trình đáy - 2,0m ÷- 1,0m: hai mái đê phủ bằng đá hộc xếp, đường kính đá 0,6m;
+ Từ cao trình đáy - 1,0m ÷+3,0m: hai mái đê phủ bằng đá hộc xếp, đường kính đá 0,4m.
4.3- Chiều dày lớp phủ mái
− Mái phủ bởi khối Haro: 2 lớp Haro, dày 1,9 m
− Mái phủ bởi khối lục lăng: 1 lớp lục lăng 7 lỗ, dày 0,4 m
− Mái phủ bởi đá đường kính 0,6m: 2 lớp đá xếp, dày 1,2m
− Mái phủ bởi đá đường kính 0,4m: 2 lớp đá xếp, dày 0,8m.
4.4- Khối BT lát đỉnh
− Đoạn cánh đê: sử dụng khối bê tông đúc sẵn dày 0,8m, chiều rộng bằng chiều rộng đỉnh đê 3,0m, chiều dài mỗi khối lấy bằng 2m
− Đoạn thân đê: lát bằng khối lục lăng 7 lỗ dày 0,4 m.
VI- KHÁI TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ (LÀM TRềN CÁC SỐ TÍNH