Hiện tượng lở đá

Một phần của tài liệu điều tra đánh giá các tai biến xói lỡ bồi tụ ở vên biển tỉnh quảng ngãi (Trang 53 - 56)

ĐIỀU KIỆN MẶT ĐỆM ĐỊA CHẤT VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỊA ĐỘNG LỰC HIỆN ĐẠI

3- Hiện tượng lở đá

Lở đá là hiện tượng khá phổ biến trên những sườn dốc được cấu tạo bởi những khối đá đã mất lực liên kết với sườn núi, đó là hiện tượng có tính lịch sử trên các sườn có độ dốc trên 450 cấu tạo bởi đá cứng như sườn của khối núi Chu Lai, núi Cối, núi Xuân Thu. Các khối đá granit, bazan và laterit trên sườn các khối núi Thiên ấn, núi Ngang, núi Thình Thình trong phạm vi đồng bằng cũng thường xuyên bị lở và lăn từ đỉnh xuống chân sườn. Trên sườn và đỉnh của các bề mặt pediment cao 60 - 120m nằm sát rìa đồng bằng thường phân bố nhiều tảng đá lớn nằm trên hoặc lẫn trong tầng phong hoá giàu sét. Đây là các điều kiện thuận lợi cho quá trình trượt cả khối đá gây nên những tai biến nghiêm trọng. Cần có những biện pháp tích cực để phòng tránh những tai biến do quá trình này gây nên.

4 - Hoạt động xói lở và bồi tụ bờ sông

Xói lở- bồi tụ bờ sông, bờ biển là hoạt động có tính qui luật liên quan tới động lực của dòng chảy sông và biển. Tuy nhiên các hoạt động kinh tế của con nguời và đặc biệt là chế độ động lực nội sinh có ảnh hưởng lớn, dẫn đến những biến động nghiêm trọng của chế độ xói lở - bồi tụ. Việc đánh giá hiện trạng, tìm ra nguyên nhân và dự báo xu hướng biến động của quá trình này là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Trên cơ sở phân tích các tài liệu ảnh hàng không, bản đồ địa hình ở các thế hệ khác nhau và đặc biệt là qua công tác khảo sát thực địa đã cho thấy hoạt động xói lở bờ và bồi tụ luồng lạch cửa sông xảy ra trên hầu hết phần hạ lưu các thung lũng sông. Tuy nhiên, do đặc điiểm của chế độ động lực, hình thái thung lũng nên sự xói lở và bồi tụ ở hạ lưu sông Trà Bồng, Trà Câu không nghiêm trọng, thêm vào đó, các bờ xói lở ở đây hầu hết đã được đắp kè và chúng đã hạn chế được đáng kể hiện tượng này, giữ cho bờ sông ở trạng thái tương đối ổn định.

Hoạt động xói lở bờ biển cũng được quan sát thấy trên hầu hết các đoạn bờ (trừ đoạn bờ tích tụ Mỹ Khê đã được nhắc tới ở trên), song hầu hết chúng đều có tính luân phiên theo mùa khí hậu, xói lở bờ gây tai biến chỉ xảy ra ở các đoạn bờ ven

cửa sông. Các đoạn bờ sông, bờ biển có biến động đáng kể được ghi nhận như sau:

a- Xói lở vùng hạ lưu sông Trà Khúc

Sông Trà Khúc chảy trên một đới đứt gãy lớn, lòng sông được định hướng khá thẳng theo đứt gãy này, tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hoạt động xói lở bờ và bồi tụ có nhiều biến động, gây nên những tai biến nghiêm trọng. Có thể đưa ra một số khu vực điển hình sau đây:

- Khu vực Ngõn Giang: Vị trớ xúi lở trựng với đoạn bờ lừm, lũng sụng xõm thực bờ bắc, gây xói lở mạnh bờ này với tốc độ 7 mét/năm tính trung bình trong 30 năm gần đây. Hiện tượng xói lở đặc biệt nghiêm trọng trong 10 năm gần đây.

ở phía đông Ngân Giang (1), xói lở tạo vách cao 6- 8 mét, kéo dài trên 300m trên tầng sét bột tuổi Holocen giữa (mlQIV2) vốn đã được ổn định từ 4000 năm trước đây. Đỉnh khúc uốn đang được dịch chuyển xuôi dòng kéo theo hoạt động xói lở tăng cường theo hướng này. ở bờ nam, tốc độ bồi tụ và dịch chuyển lòng lên phía bắc đạt 4 - 8 mét/năm.

- Khu vực Trường Xuõn: Hiện tượng xúi lở cũng xẩy ra tại bờ bắc (bờ lừm) sông Trà Khúc. Trong 15 năm gần đây, do xây dựng các kè bờ và kè mỏ hàn chỉnh trị dòng chảy, đường bờ đã tương đối ổn định. Tại một số vị trí được kè mỏ hàn, hiện tại hoạt động xói lở đã chuyển sang bồi tụ, tạo bãi bồi rộng 100- 200 mét. Tuy nhiên, một số đoạn kè vẫn thường xuyên bị phá huỷ vào mùa mưa lũ.

- Khu vực Tích Điền: hoạt động xói lở xảy ra ở bờ nam sông Trà Khúc. Tốc độ xói lở đạt 4 mét/năm ở phía tây đến 10 mét/năm ở phía đông. Tốc độ bồi tụ bờ bắc đạt 8- 15 mét/năm ( tính trung bình cho 30 năm gần đây). Thực chất, tốc độ xói lở ở phía đông còn cao hơn nhiều vào mùa lũ, hàng năm nhiều nhà cửa ruộng vườn bị phá huỷ. Xói lở đã tác động tới đường ô tô từ Quảng Ngãi đi Cổ Luỹ mà cách đây 30 năm còn xa bờ sông 500- 600 mét. Một số đoạn bờ trong khu vực này đã được đắp kè để hạn chế xói lở.

- Khu vực Xóm Lăng - Trường Định: xói lở xảy ra ở bờ bắc sông Trà Khúc trên một đoạn dài 6km. Bờ và lòng sông ở đây có xu hướng nắn thẳng theo phương vĩ tuyến. ở phần đầu và cuối của đoạn sông này, các vách xói lở đang hoạt động tự do trên các trầm tích bở rời tuổi Holocen. Ở đoạn giữa (An Lộc 2), vách xói lở làm lộ đá granit và bờ sông còn lấn sâu về phía bắc tới 50 mét kể từ nơi xuất lộ đá cứng. Tốc độ xói lở bờ tây Xóm Lăng và đông An Lộc 2 đạt 10- 15mét/năm. Hoạt động xói lở bờ ở Trương Định chỉ xẩy ra trong 10 năm gần đây.

Bờ sông ở đoạn này được cấu tạo bởi tập cát lẫn bột sét màu xám đen bở rời, rất dễ bị xói lở. Mặc dù lòng sông ở phần cửa đạt đã đạt khoảng 1000 mét song hiện tại trục động lực của dòng chảy vẫn ép sát bờ bắc, làm tăng cường xói lở bờ này.

Do động lực dòng chảy mạnh, vào mùa lũ, cát tràn qua bờ sông bồi lấp ruộng vườn ở phía trong các vách xói lở. Tính trung bình trong 10 năm gần đây tốc độ xói lở bờ đạt 7- 10 mét/năm.

Quá trình bồi tụ cửa sông Trà Khúc xảy ra chủ yếu vào mùa khô. Vào mùa này, các doi cát cửa sông được kéo dài về phía cửa, chỉ để một lạch nước rộng 100 -150m (có lúc bị bồi lấp chỉ còn rộng 40- 45m). Hiện tượng kéo dài doi cát cửa sông làm giảm đáng kể động lực dòng chảy ở phía trong và gây nên bồi tụ mạnh các đảo cát trôi. Quá trình này xảy ra đặc biệt mạnh vào đầu và cuối mùa mưa, khi động lực dòng chảy chưa đủ sức phá các doi cát chắn cửa sông, xói lở bờ ở đoạn giáp cửa cũng xảy ra rất nghiêm trọng trong thời gian này.

b - Xói lở bờ sông Vệ

Các đoạn bờ ở phần hạ lưu sông Vệ đã từng bị xói lở gây tai biến nghiêm trọng vào những năm 80 của thế kỷ XX. Hoạt động xói lở bờ ở đây cũng được phát triển do sự mở rộng của các bãi cát ven bờ lồi khiến trục động lực của dòng chảy ộp sỏt bờ lừm và gõy xúi lở bờ này. Tuy nhiờn, bằng việc xõy dựng những kè mỏ hàn và kè bờ nên từ năm 1995 trở lại đây đã hạn chế được nhiều biến động của quá trình này. Mặc dù vậy, một số kè mỏ hàn mới được dân tự xây dựng trong vài năm gần đây dù đã hạn chế được xói lở cục bộ tại vị trí kè song lại gây xói lở bờ sông đối diện. Đây cũng là hiện tượng gây nên sự không hoà thuận giữa nhân dân hai bờ sông này trong nhiều năm nay. Hiện tại, hoạt động xói lở bờ nghiêm trọng nhất đang xảy ra ở đoạn bờ nam gần cửa sông Lở. Tại đây, trước khi cửa Lở được mở thường xuyên (trước 1993), nước sông Vệ khi ra tới sát bờ biển lại phải chảy ngược lên phía bắc theo sông Phú Nghĩa - Phú Thọ dài trên 5 km rồi đổ ra cửa Trà Khúc. Hiện tượng này gây nên sự uốn khúc mạnh lòng sông, tăng cường xâm thực ngang, tạo vách xói lở cao 8 - 10 mét cắt vào đê cát tuổi Pleistocen muộn ở bờ bắc. Hiện tại, sông đã nắn thẳng lòng và đổ ra cửa Lở, dẫn tới sự tăng cường xói lở bờ phải. Tốc độ xói lở này bờ đạt 10- 15 mét /năm, có thể gây những tai biến nghiêm trọng cho khu vực dân cư thuộc các xã Nghĩa An và Đức Lợi, đang tập trung khá đông đúc trên doi cát cửa sông Vệ.

Từ năm 1993 trở lại đây, nước sông Vệ được chảy thẳng ra biển qua cửa Lở. Do sự thay đổi trắc diện này trong điều kiện dòng chảy ngắn và dốc đã là một trong những nguyên nhân làm sâu thêm đoạn đáy biển cửa sông, thúc đẩy nhanh hơn quá trình xói lở bờ biển kề cận cửa sông.

Để dự báo nguyên nhân biến động bồi tụ - xói lở, cần nghiên cứu các đặc trưng động lực dòng chảy, cấu trúc địa chất, các quá trình địa mạo và hoat động nhân sinh của khu vực. Trong vùng nghiên cứu, có thể dễ dàng nhận thấy là từ Tích Điền về phía tây, dòng sông Trà Khúc có các khúc uốn phát triển bình thường. Hoạt động xúi lở và bồi tụ xẩy ra theo quy luật chung: xúi lở bờ lừm, bồi tụ bờ lồi và sự tịnh tiến đỉnh khúc uốn cong xuôi theo chiều dòng chảy. Tuy nhiên do một số đoạn bờ được cấu tạo bởi các đá gốc rắn chắc nên sự dịch chuyển đỉnh khúc uốn tại khu vực nhà máy đường Quảng Ngãi và phía bắc cầu Trà Khúc xẩy ra hết sức chậm chạp, không gây nên biến động trong hoạt động xói lở - bồi tụ. Trái với hai đỉnh khúc uốn trên, đỉnh khúc uốn tại Ngân Giang và Tích Điền được cấu tạo bởi trầm tích Holocen bở rời - và quá trình dịch chuyển đỉnh khỳc uốn xuụi theo chiều dũng chảy và giật lựi vào bờ lừm và gõy xúi lở là

tất yếu. Thêm vào đó, việc xây dựng tuyến đê kè ở bờ nam sông từ nhà máy đường Quảng Ngãi tới cầu Trà Khúc và các công trình dân dụng (nhà ở, khách sạn,…) lớn trong phạm vi bãi bồi tại bờ nam cũng làm tăng đáng kể tác nhân gây xói lở ở đây.

Sự phát triển lòng ở đoạn cửa sông Trà Khúc từ Xóm Lăng đến Trường Định xảy ra không theo quy luật chung của dòng chảy: chuyển từ chế độ uốn khúc mạnh sang nắn thẳng lòng và tịnh tiến dòng chảy về phía bắc, gây xói lở bờ mạnh. Hiện tượng này có lẽ liên quan với sự hoạt động tăng cường của khối nâng dạng vòm ở phía nam cửa sông.

Một phần của tài liệu điều tra đánh giá các tai biến xói lỡ bồi tụ ở vên biển tỉnh quảng ngãi (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(202 trang)
w