Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại MHB Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng NHPT nhà đồng bằng sông cửu long (MHB) chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 53)

NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI

V- Vốn và các quỹ 74,944,127,199 35,009,106,057

1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại MHB Hà Nội

1.2.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại MHB Hà Nội

1.2.2.1. Vai trò và yêu cầu của công tác thẩm định tại MHB Hà Nội:

a. Vai trò:

-Thẩm định dự án chính là việc rà soát, kiểm tra lại một cách khoa học, khách quan và toàn diện mọi nội dung của dự án và liên quan tới dự án nhằm khẳng định tính hệu quả cũng như tính khả thi của dự án trước khi ra quyết định.

-Đối với các nhà tài trợ, tổ chức cho vay, ngân hàng: thẩm định dự án là quá trình xem xét dự án, đặc biệt là xem xét về mặt tài chính, khả năng trả nợ của dự án xin vay nhằm đưa ra quyết định tài trợ vốn hoặc cho vay một cách đúng đắn và hiệu quả.

Đứng trên góc độ ngân hàng, thẩm định là khâu tất yếu và vô cùng quan trọng trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Bởi thứ nhất, tiền của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi của các doanh nghiệp, cá nhân và của các tổ chức tín dụng khác, do đó ngân hàng cần thận trọng khi cho vay. Thứ hai, trên thực tế không phải dự án nào đưa ra xin vay vốn nào của khách hàng đưa ra đều khả thi về mặt pháp lý cũng như tài chính. Thứ ba, có những dự án xin vay vốn, tuy khả thi nhưng chưa chắc đã đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, đặc biệt là điều kiện về tài sản đảm bảo. Do đó công tác thẩm định tại ngân hàng nhằm kiểm tra, xem xét, rà soát lại phương án vay vốn của khách hàng, hoặc để điều chỉnh lại các phương án vay vốn của khách hàng cho phù hợp để giải ngân.

Khi khách hàng vay vốn ngân hàng với mục đích kinh doanh, đầu tư, họ cần có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư được lập một cách chi tiết. Nhưng không phải lúc nào những phương án đó cũng tốt, cũng phù hợp với yêu cầu xét duyệt của ngân hàng, do đó mục đích của thẩm định ngoài việc kiểm tra lại mà còn là hướng dẫn khách hàng lập các phương án vay vốn hợp lý hơn.

Thẩm định trong ngân hàng sẽ quan tâm nhiều đến thẩm định khả năng trả nợ ngân hàng bao gồm cả gốc lẫn lãi, do đó cán bộ thẩm định còn phải làm nhiệm vụ là xác định nguồn trả nợ của dự án, của doanh nghiệp, và của các cá nhân vay vốn để đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Có những dự án và phương án vay vốn khả thi, có lãi tuy nhiên chưa chắc đã có khả năng trả nợ ngân hàng, trả nợ ngân hàng không chỉ dựa vào lợi nhuận mà quan trọng hơn là dựa vào dòng tiền của dự án hoặc phương án vay vốn.

Công tác thẩm định với ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc thẩm định phương án vay vốn. Bởi ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh tiền tệ, mà tiền này không phải vốn chủ sở hữu của ngân hàng, do đó việc quyết định cho vay hay không là rất quan trọng. Mà quyết định này không chỉ phụ thuộc vào phương án vay vốn mà còn phụ thuộc vào tài sản đảm bảo của khách hàng. Nhưng không phải tài sản nào cũng mang ra thế chấp được, hơn nữa việc định giá tài sản đảm bảo là cần thiết, do đó nhiệm vụ của công tác thẩm định còn là thẩm định và định giá tài sản đảm bảo của khách hàng vay vốn tại ngân hàng.

Thẩm định trong ngân hàng không chỉ là thẩm định để ra quyết định vay vốn, sau khi cho vay việc kiểm tra quá trình giải ngân cũng là một phần trong công tác thẩm định. Nếu việc giải ngân mà sai với hợp đồng tín dụng, điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng vay vốn, vì vậy kiểm tra sau cho vay là yêu cầu cần thiết trong thẩm định.

b. Yêu cầu:

Trước hết thẩm định cần tuân thủ đúng trình tự, theo đúng hướng dẫn bằng văn bản của hội sở chính để tránh sự chồng chéo.

Cán bộ thẩm định phải là người có đủ năng lực, trình độ chuyên môn để tránh sai sót không đáng có, bởi công tác thẩm định là khâu vô cùng quan trọng để ra quyết định cho vay hay không, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận,

sự an toàn và tính hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng.

Thẩm định cần mang tính khách quan, toàn diện, xem xét tất cả các khía cạnh của phương án vay vốn từ khía cạnh pháp lý đến thị trường, kỹ thuật, tài chính, bộ máy quản trị và hiệu quả kinh tế xã hội. Ngoài ra cần có tính khoa học, bất kì một kết luận, quyết định gì cũng cần có đầy đủ, chính xác thông tin.

1.2.2.2. Quy trình thẩm định:

Quy trình tín dụng là một quy định hết sức quan trọng trong việc giải quyết cho khách hàng vay vốn. Sự đa dạng của khách hàng, sản phẩm, và chiến lược kinh doanh yêu cầu ngân hàng phải xây dựng được một quy trình tớn dụng cụ thể, rừ ràng và hoàn chỉnh, bao gồm trỡnh tự cỏc bước, thời gian, với những quy định rừ ràng quản lý chặt chẽ khoản vay, an toàn, hiệu quả, cỏc điều kiện cần thiết để đưa ra quyết định, và những cán bộ có cùng nhận thức về vai trò của mình trong quy trình tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giảm thiểu rủi ro, cũng như thiết lập cơ chế xử lý nếu như sau này khách hàng không trả được nợ.

Khi nhận được yêu cầu vay vốn của khách hàng, càn bộ tín dụng có 2 nhiệm vụ chính đó là thu thập thông tin chính xác có liên quan tới khoản vay và xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng qua đó hoàn thiện hồ sơ tín dụng theo trình tự sau:

Biểu đồ 1.5: Quy trình thẩm định tại MHB Hà Nội

Nguồn: Hướng dẫn thẩm định của MHB

a. Phỏng vấn về khoản vay:

-Khi có khách hàng đề nghị vay vốn, cán bộ tín dụng phụ trách phỏng vấn khách hàng (gọi là cán bộ tín dụng khách hàng, viết tắt là CBTDKH) sẽ thực hiện phỏng vấn nhằm nắm bắt thông tin cần thiết để chuẩn bị cho việc hoàn thiện hồ sơ vay vốn.

-Nội dung phỏng vấn gồm: tùy đối tượng khách hàng là cá nhân hay tổ chức hay hộ cá nhân, gia đình, tổ hợp tác để có nội dung phỏng vấn cho phù hợp để tìm hiểu về tính pháp lý, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, chiến lược kinh doanh, tình hình tài chính, trình độ chuyên môn quản lý, uy tín của khách hàng trong kinh doanh, trong quan hệ tín dụng, trong đời sống, nghề nghiệp, nơi làm việc, nhu cầu, mục đích của khoản vay, khả năng thu nhập nhằm hoàn trả gốc, lãi, tài sản bảo đảm cho khoản vay, điều kiện bảo vệ môi trường,… Đồng thời tư vấn cho khách hàng các thông tin về điều kiện vay, thời hạn, lãi suất cho vay và dịch vụ sẽ được đáp ứng.

-Nếu khách hàng không đủ điều kiện vay vốn thì khuyên họ không nên làm đơn đề nghị vay vốn để sàng lọc khách hàng ngay từ ban đầu.

-Nếu khách hàng đủ điều kiện vay vốn thì hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

-Sau khi phỏng vấn xong, CBTDKH phải vào sổ theo dừi phỏng vấn khách hàng các nội dung: họ, tên, địa chỉ khách hàng, nội dung phỏng vấn, mục đích vay vốn, các điều kiện vay vốn, kết quả phỏng vấn, đồng ý cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn hay từ chối cho vay, lý do từ chối cho vay.

b. Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ b.1. CBTDKH chịu trách nhiệm tư vấn, giúp đỡ, hướng dẫn, giúp khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ vay vốn phù hợp với nội dung, tính chất, yêu cầu của từng khoản vay (hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ tín dụng, hồ sơ bảo đảm tiền vay,…).

b.2. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn, tiến hành xem xét các yếu tố của hồ sơ vay vốn.

-Hồ sơ có hợp lệ không?

-Hồ sơ có đầy đủ theo yêu cầu hay không?

-Hồ sơ có đủ điều kiện, phù hợp với chính sách cho vay kể cả điều kiện về bảo đảm vệ sinh môi trường và khả năng vốn có của ngân hàng hay không?

→ Nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì yêu cầu người vay bổ sung hoặc sửa đổi.

→ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp thì tiếp nhận, lập phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng.

c. Thẩm định điều kiện cho vay:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, tùy theo mức độ phức tạp của các khoản vay cán bộ thẩm đinh có tối đa 3 ngày làm việc đối với khoản vay ngắn hạn và 5 ngày làm việc đối với khoản vay trung và dài hạn phải tiến hành thẩm định, phân tích điều kiện vay vốn theo các nội dung sau:

c.1. Xác nhận thông tin khách hàng cung cấp, khám phá các thông tin mới mà cán bộ tín dụng cần có để hiểu thêm về tính pháp lý của khách hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, quan hệ xã hội, tình hình thu nhập, tính pháp lý của tài sản đảm bảo. Các nguồn thông tin có thể sử dụng như:

- Thông tin từ các ngân hàng khác đã có quan hệ với khách hàng.

- Thông tin từ khách hàng khác liên quan tới khách hàng.

- Thông tin từ cơ quan quản lý khách hàng.

- Thông tin từ trung tâm tín dụng hội sở (CIH), NHNN các tỉnh và NHNN Việt Nam (CIC).

- Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng.

c.2. Lập báo cáo thẩm định tín dụng:

• Đánh giá chung về khách hàng:

- Khách hàng là doanh nghiệp:

+ Năng lực pháp luật dân sự (hồ sơ pháp lý) + Mô hình tổ chức của đơn vị.

+ Khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo.

+ Đánh giá tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp.

+ Quan hệ của khách hàng và các tổ chức tín dụng.

+ Nhận xét về quan hệ đạo đức gia đình, xã hội, nghề nghiệp.

+ Đánh giá các rủi ro chủ yếu nếu giải quyết cho vay.

- Khách hàng là cá nhân: phải đánh giá các yếu tố về nhân thân, nghề nghiệp, quá khứ công tác, trình độ chuyên môn, trình độ học vấn, uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực họ sẽ đầu tư, các quan hệ xã hội, các rủi ro chủ yếu.

• Tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh chung của khách hàng:

- Đánh giá về độ trung thực và chính xác của các số liệu, báo cáo và tình hình tài chính của khách hàng.

- Phân tích đánh giá các chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng, các báo cáo kế hoạch hoạt động tương lai, các mối quan tâm khác của cán bộ thẩm định như dự đoán về dòng tiền, sự biến động về tài sản,…

- Khách hàng là cá nhân phải xem xét, đánh giá kỹ mức độ ổn định của thu nhập chính, phụ, thu nhập từ tài sản, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ lệ nợ phải trả trên thu nhập,…

- Phân tích các nguyên nhân tồn tại.

• Thẩm định tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh:

Sự cần thiết đầu tư, địa điểm, quy mô, công suất, công nghệ, các

yếu tố đầu vào, giá cung ứng nguyên liệu, thị trường và khả năng tiêu thụ, phân phối sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm đầu tư, phương diện tổ chức quản lý nhân lực, bảo hiểm tài sản đầu tư của dự án, kế hoạch tiền vay, khả năng trả nợ.

• Phân tích, đánh giá các điều kiện đảm bảo vệ sinh, môi trường, hoặc các yếu tố tác động môi trường của phương án, dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.

• Xem xét khả năng cân đối nguồn vốn và dự kiến lãi suất cho vay của chi nhánh.

• Các biện pháp bảo đảm tiền vay:

- Phải phân tích kỹ hình thức, loại tài sản, phương thức cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, tính hợp pháp, hợp lệ, tính khả thi, khả năng quản lý, bảo quản, khả năng duy trì giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. Đánh giá tài sản đảm bảo để xác định mức cho vay.

- Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm cho tiền vay được thực hiện theo quy định về bảo đảm tiền vay trong hệ thống ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long do hội đồng quản trị ban hành trong từng thời kỳ.

• Xem xét các điều kiện khác: CBTĐ phối hợp với các bộ phận khác xem xét các trường hợp khoản vay có liên quan đến các điều kiện khác như:điều kiện thanh toán, hình thức thanh toán, giao nhận hàng hóa, bán chéo sản phẩm,…

→ Sau khi xem xét tất cả các điều kiện trên cán bộ thẩm định sẽ nhận xét về khoản vay, đưa ra ý kiến có cho vay hay không?

→ Để đánh giá khách hàng ngân hàng thường sử dụng phương pháp chấm điểm tín dụng để đưa ra kết luận về khách hàng, dựa trên cơ sở này ngân hàng sẽ quyết định cho khách hàng vay bao nhiêu? Phí và lãi suất như

thế nào? Việc đánh giá này là khá toàn diện khách hàng về các mặt. Nếu khách hàng có số điểm càng cao, chứng tỏ đó là khách hàng chất lượng cao, độ rủi ro thấp thì số lượng tiền vay sẽ cao, cùng với phí và lãi suất thấp hơn và ngược lại.

Bảng 1.4: Thang điểm xếp loại khách hàng Thang

điểm

xếp

loại Đánh giá Mức độ

rủi ro

> 520 AA+ thượng hạng - tiếp tục duy trì và mở rộng quan

hệ với khách hàng Rất thấp

460 - 520 AA Xuất sắc - Tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng

Khá thấp 379 - 459 AA- Rất tốt - Tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ

với khách hàng Thấp

308 - 378 BB+ Tốt - Tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng Thấp 247 - 307 BB Chấp nhận - Cần cân nhắc xem xét cẩn trọng

phương án vay vốn và đảm bảo tiền vay

Trung bình

186 - 246 BB-

Trung bình – Giám sát kiểm tra thương xuyên khoản tín dụng đã cấp, hạn chế quan hệ với KH, chỉ cho vay khi có tài san đảm bảo chắc chắn

Trung bình

135 - 185 CC+

Dưới trung bình - Cấp tín dụng hạn chế theo từng điều kiện cụ thể, tập trung thu hồi khoản vay

Cao

84 - 134 CC Dưới chuẩn - Từ chối, chấm dứt quan hệ với

KH, tập trung thu hồi khoản vay Khá cao

< 84 CC-

Khả năng không thu hồi cao - Từ chối, chấm dứt quan hệ với KH, tập trung thu hồi khoản vay

Rất cao Nguồn: Công văn 1281 của MHB - Nếu xét thấy cho vay được thì phải đề xuất cụ thể:

+ Mức cho vay: căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, mức cho

vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo qui định của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay của MHB, khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn, thẩm quyền được phê duyệt cho vay của từng cấp, quy định về giới hạn cho vay và bảo lãnh.

+ Mức lãi suất cho vay: do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận theo lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn về định giá cho vay tại thời điểm ký kết hợp của hợp đồng tín dụng.

Lãi suất cho vay tối thiểu = Lãi suất chi phí vốn (giá vốn) + lãi suất cận biên.

Lãi suất chi phí vốn tính tại chi nhánh như sau:

>> Trường hợp nguồn vốn do chi nhánh huy động:

Chi phí trả lãi + phí bảo hiểm tiền gửi

Phí huy động vốn = * 100

Tổng số dư huy động vốn BQ- mức dự trữ bắt buộc

Tổng chi phí quản lý

Phí quản lý = * 100

Tổng tài sản có sinh lời bình quân Tổng chi phí dự phòng

Phí dự phòng rủi ro = * 100

Tổng tài sản có sinh lời bình quân

>> Trường hợp chi nhánh sử dụng vốn điều hòa từ hội sở: lãi suất chi phí vốn sẽ là phí điều hòa do Tổng giám đốc thông báo trong từng thời kỳ

>> Trường hợp chi nhánh sử dụng nguồn vốn của các dự án thì lãi suất

chi phí vốn theo quy định của từng dự án.

Lãi suất cận biên: là lãi suất được tính đến khi thực hiện cho vay với khách hàng trong đó có chứa đựng các yếu tố về tổn thất tín dụng dự kiến, tỷ lệ an toàn vốn (phí dự phòng chung khi cho vay theo quy định của ngân hàng Nhà nước) và mức thu nhập thặng dư kỳ vọng đối với khoản vay.

+ Phương thức cho vay: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay hợp vốn, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, các phương thức cho vay khác.

+ Thời hạn vay: cho vay ngắn hạn hay cho vay trung dài hạn.

+ Kỳ hạn trả nợ và mức trả nợ từng kỳ, định kỳ thanh toán tiền lãi.

Các kỳ hạn trả nợ gốc, nợ lãi với số tiền phải trả mỗi kỳ bằng nhau. Được áp dụng cho các khách hàng có thu nhập thường xuyên, đều đặn.

(Tính theo phương pháp trả góp, công thức tính:

Trong đó: NV là tổng nợ vay ban đầu. A là số tiền phải trả mỗi kỳ bằng nhau bao gồm nợ gốc và nợ lãi, i là lãi suất cho vay, n là số kỳ trả nợ).

+ Phương thức giải ngân.

+ Các điều kiện đảm bảo tiền vay (nếu có).

+ Các điều kiện cần phải thực hiện trước khi ký hợp đồng tín dụng hoặc giải ngân.

+ Biện phỏp theo dừi, kiểm tra nếu cần thiết.

- Nếu khụng cho vay được thỡ phải nờu rừ lý do.

d. Quyết định cho vay:

Giám đốc MHB Hà Nội căn cứ báo cáo thẩm định có chữ ký của trưởng phòng để xem xét và quyết định cho vay hay không?

A = NVx 1 (1 i)-n i

+

Một phần của tài liệu Luận văn công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng NHPT nhà đồng bằng sông cửu long (MHB) chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w