Giải pháp về công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Luận văn công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng NHPT nhà đồng bằng sông cửu long (MHB) chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 104 - 108)

NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI

V- Vốn và các quỹ 74,944,127,199 35,009,106,057

2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại MHB Hà Nội

2.2.4. Giải pháp về công tác thẩm định

Thời gian thẩm định theo quy định của hội sở chính là rất ngắn, tuy nhiên trong quá trình thẩm định, các cán bộ thẩm định có thể căn cứ vào từng loại dự án mà có thể linh hoạt rút ngắn một số bước trong khâu thẩm định nếu thấy không cần thiết. Như với dự án vay vốn bổ sung vốn kinh doanh sẽ không nhất thiết phải thẩm định kỹ tài chính dự án nhất là bước thẩm định dòng tiền và phân tích độ nhạy; với loại dự án này cần chú trọng phân tích tài chính của khách hàng vay vốn hơn. Nhưng với dự án đầu tư xây dựng mới thì thẩm định tài chính là bước quan trọng đối với ngân hàng để xem xét khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng.

Trong quá trình thẩm định phương diện thị trường, cán bộ thẩm định cần nghiên cứu kỹ lưỡng về cung cầu của sản phẩm trên thị trường, so sánh sản phẩm của dự án với những sản phẩm cạnh tranh, sản phẩm thay thế trên thị trường để xem xét mức độ cạnh tranh của sản phẩm. Nếu có thể, ngân hàng nên sử dụng phân tích SWOT để đánh giá khả năng thâm nhập thị trường của dự án.

Trong quá trình thẩm định phương diện kỹ thuật, có những dự án lớn kỹ thuật phức tạp cán bộ thẩm định không thể nắm bắt được hết bởi vậy đối với những dự án này việc thuê các chuyên gia kỹ thuật là cần thiết, để tránh tình trạng chấp nhận kỹ thuật mà khách hàng đưa tới.

Trong quá trình thẩm định tài chính dự án:

Khi thẩm định nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư: ngân hàng cần quan tâm tới chính xác, hợp lý của cơ cấu tổng chi phí đầu tư và cần tham khảo thông tin từ những dự án trong lĩnh vực tương tự đã và đang đi vào hoạt động chứ không nên dựa vào hồ sơ chủ dự án trình lên hay căn cứ hoàn toàn vào kết quả phê duyệt của các cơ quan chức năng. Đối với những dự án mua sắm thiết bị, cán bộ thẩm định phải nắm được thông tin về giá cả, dịch vụ, chế độ bảo hành…Đối với những dự án xây dựng đặc biệt là các dự án xây dựng có nhiều hạng mục công trình, kéo dài trong nhiều năm thì ngoài việc tính toán các chi phí liên quan còn phải tính đến cả yếu tố lạm phát, tỷ giá…Ngoài ra, ngân hàng cũng cần quan tâm tới chi phí marketing của dự án vì đây cũng là một chi phí quan trọng góp phần tạo hiệu quả của dự án và chi phí này chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí.

Khi tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án: hiện nay ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu: giá trị hiện tại ròng (NPV), hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian hoàn vốn (PP) để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.

Bên cạnh những chỉ tiêu trên ngân hàng nên sử dụng chỉ tiêu B/C – chỉ tiêu phản ánh lợi ích so với chi phí, chỉ tiêu này cho biết khả năng sing lời của dự án so với chi phí bỏ ra có hợp lý và đạt mức như kỳ vọng hay không.

Đối với tỷ lệ chiết khấu: Hiện nay, lãi suất chiết khấu mà chi nhánh MHB Hà Nội xác định chủ yếu dựa trên cơ sở lãi suất cho vay trung và dài hạn của ngân hàng. Để nâng cao mức độ chính xác của lãi suất chiết khấu thì cần xem xét, tham khảo một số yếu tố như: lãi suất cho vay trung và dài hạn trong

nước cũng như trên thế giới ( tham khảo lãi suất SIBOR, LIBOR…), mức sinh lời trên thị trường chứng khoán trong nước và khu vực, tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành…

Thẩm định không chỉ dừng lại khi quyết định cho vay, quá trình kiểm tra sau khi giải ngân và khi dự án đi vào sử dụng cũng cần đựơc chú trọng. Cán bộ tín dụng cần thường xuyên tiến hành kiểm tra hoạt động của dự án, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư, quá trình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng bảo quản tài sản thế chấp. Đồng thời cán bộ thẩm định có thể định kỳ phân tích tình hình tài chính dự án bởi có nhiều khách hàng vay vốn nhưng sử dụng sai mục đích, hoặc sử dụng không hiệu quả,…Thông qua công tác này, ngân hàng sẽ kiểm soát được mục đích sử dụng khoản vay và hiệu quả của khoản vay để từ đó có những biện pháp xử lý nhanh chóng và thích hợp.

Thẩm định tuy cần đúng theo quy trình quy định, tuy nhiên cần có sự mềm dẻo, linh hoạt. Sẽ rất khó có một chuẩn nào cho công tác thẩm định, bởi mỗi phương án vay vốn sẽ có những đặc trưng khác nhau, do vậy không thể áp đặt các trường hợp thẩm định cần theo một mẫu chung. Khi thẩm định quyết định cho vay, không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo mới cho vay, như đã phân tích ở trên, muốn có lợi nhuận cần chấp nhận rủi ro, không có tài sản đảm bảo có thể cho khách hàng vay vốn thông qua bảo lãnh hoặc tín chấp.

Thực hiện điều này cũng là thực hiện giải pháp kích cầu của chính phủ đối với cộng đồng doanh nghiệp, tạo điều kiện doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng theo quyết định số 14/2009/QĐ/TTg của Thủ tướng chính phủ.

Ngoài ra, nếu các khoản vay có mức độ rủi ro cao có thể tăng lãi suất, tăng mức phí, tăng trích lập dự phòng rủi ro chứ không nhất thiết rằng, rủi ro cao thì không cho vay. Bởi đã đầu tư, kinh doanh là sẽ có rủi ro như rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro vĩ mô,… điều quan trọng là cần phải có những biện pháp để nhận diện rủi ro và đưa ra biện pháp quản trị rủi ro mà thôi. Vì

vậy, cán bộ thẩm định cần quán triệt quan điểm linh hoạt thì hoạt động thẩm định mới ngày càng đúng đắn, hợp lý, phù hợp với cơ chế thị trường. Quan trọng hơn là cần thay đổi nhận thức, quan điểm “ngại rủi ro” của ngân hàng.

Công tác thẩm định cần mang tính khách quan. Có thể cán bộ thẩm định là nhà tư vấn cho khách hàng nhưng không có nghĩa kiêm cả việc lập các báo cáo tài chính cho doanh nghiệp rồi tự mình thẩm định phân tích các báo cáo mình lập. Thực trạng này vẫn đang tồn tại ở MHB Hà Nội. Điều này là sai nguyên tắc. Trên thực tế sẽ có những trường hợp doanh nghiệp năng lực kém, quy mô nhỏ thì việc lập báo cáo tài chính là khó khăn, khi đó để khách hàng có thể vay vốn tại ngân hàng, cán bộ thẩm định lại lập hộ doanh nghiệp báo cáo tài chính. Tính khách quan đảm bảo cho công tác thẩm định được chính xác, tăng cường độ an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Thẩm định cần mang tính khoa học và có độ chính xác cao. Chú trọng phân tích độ nhạy của dự án, phương án vay vốn, xem xét khía cạnh động của dự án. Phân tích độ nhạy không chỉ là một chiều như chỉ tăng chi phí hay giảm doanh thu, giảm giá bán,… đơn thuần và mang tính chủ quan của cán bộ thẩm định như hiện nay tại MHB Hà Nội, mà cần phân tích đồng thời sự biến thiên của hai hay nhiều yếu tố để mang lại kết quả chính xác hơn. Cần có nghiên cứu thị trường một cách tỉ mỉ để xác định khoảng biến thiên của các yếu tố gần và chính xác với thực tế nhất, tránh sự phân tích dựa trên lý thuyết đơn thuần, thiếu thực tế, thiếu tính thuyết phục. Muốn vậy thì các cán bộ trong ngõn hàng cần được phõn cụng cụ thể, rừ ràng về trỏch nhiệm, ai là người phụ trách các dự án vay vốn thuộc lĩnh vực xây dựng, nông nhgiệp, công nghiệp, … có như vậy các cán bộ mới có hiểu biết sâu sắc về thị trường, kỹ thuật, … về lĩnh vực cụ thể mà mình phụ trách chứ không nên ôm đồm tất cả các công việc, các dự án khác nhau như các cán bộ thẩm định tại MHB Hà Nội đang phải làm.

Một phần của tài liệu Luận văn công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng NHPT nhà đồng bằng sông cửu long (MHB) chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w