NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI
V- Vốn và các quỹ 74,944,127,199 35,009,106,057
1.3. Đánh giá công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại MHB Hà Nội
1.3.4. Nguyên nhân hạn chế
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến những hạn chế trong công tác thẩm định tại chi nhánh MHB Hà Nội. Nhưng có thể chia ra thành 2 nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
1.3.4.1. Nguyên nhân khách quan:
-Môi trường pháp lý: các văn bản pháp luật, các chính sách về nghiệp vụ ngân hàng, hoạt động đấu thầu, xây dựng vẫn còn kém, sơ sài,… gây khó khăn cho công tác thẩm định của ngân hàng. Các văn bản quy định, các định mức, chỉ tiêu còn thiếu sót, đối với một số ngành nghề còn không có hệ số ngành làm cho công tác thẩm định sẽ mất nhiều thời gian hơn rất nhiều.
-Khách hàng: một số khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ không có báo cỏo tài chớnh rừ ràng, phự hợp với quy định của ngõn hàng, hoặc một số chủ đầu tư năng lực kém thì việc lập một dự án khả thi sẽ không tránh khỏi sai
sút, thiếu tớnh khoa học và rừ ràng, nếu cỏn bộ thẩm định khụng cú trỡnh độ và kinh nghiệm sẽ rất khó khăn.
-Phạm vi quyền hạn quyết định cho vay của chi nhánh MHB Hà Nội:
MHB Hà Nội là chi nhánh cấp 1 của ngân hàng MHB do đó sẽ có những giới hạn nhất định khi cho vay như đối với các dự án xin vay vốn lớn ngoài việc thẩm định của các cán bộ tại chi nhánh thì cần phải thực hiện tái thẩm định và phải được sự đồng ý cho vay của hội sở do đó thời gian thẩm định sẽ kéo dài, gây phiền hà cho chính bản thân ngân hàng và khách hàng.
1.3.4.2. Nguyên nhân chủ quan:
-Nguồn nhân lực: hầu hết các cán bộ thẩm định đều được đào tạo từ các trường kinh tế do vậy có kiến thức chuyên môn trong phân tích tài chính, thẩm định phương án vay vốn. Tuy nhiên, hiện nay tại ngân hàng thì số lượng cán bộ thẩm định còn quá ít, tại phòng quản lý rủi ro mới chỉ có 3 cán bộ thẩm định như vậy một người đảm nhiệm quá nhiều món vay, điều này không phù hợp với thực tế kinh tế ngày càng phát triển, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ vay vốn nhiều hơn. Số lượng cán bộ thẩm định ít dẫn đến việc kéo dài thời gian thẩm định một số phương an vay vốn, chưa kể chất lượng công tác thẩm định có thể bị ảnh hưởng do phải đảm nhận quá nhiều món vay.
Trong nhiều trường hợp, do tâm lý chủ quan, một số cán bộ thẩm định cho rằng những khách hàng quen thuộc không cần giám sát chặt chẽ, quyết định cho vay chỉ dựa vào thông tin trình bày của khách hàng mà không quan tâm đến những số liệu chính xác, đáng tin cậy.
Hơn nữa không phải cán bộ thẩm định nào cũng có khả năng tư vấn cho khách hàng nếu như khách hàng có vướng mắc, do vậy cần làm như thế nào để cán bộ thẩm định cũng trở thành nhà tư vấn, khi đó thì chất lượng khoản vay mới tăng lên. Đơn giản như tư vấn cho khách hàng về quy mô dự án, công suất sản xuất, giá bán sản phẩm,… sao cho phù hợp.
-Công nghệ: thẩm định là công việc đòi hỏi tính toán khá nhiều, nhưng công việc tính toán cũng có những điểm giống nhau, vì vậy cần có phần mềm tính toán chuyên nghiệp phục vụ công tác thẩm định. Nếu như xem phần mềm phân tích tài chính doanh nghiệp của một số ngân hàng lớn như VIETCOMBANK thì khi phân tích họ không chỉ dừng lại tính toán một số chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ,… mà họ còn phân tích rất kỹ sự biến động tương đối và sự biến động theo tỷ lệ của các chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn,…
Ngoài ra khi thẩm định ngân hàng không chú trọng phân tích độ nhạy của phương án vay vốn. Hiện tại ngân hàng chưa có phần mềm chuyên dụng nhằm phân tích độ nhạy theo hai chiều chứ không đơn thuần chỉ là phân tích độ nhạy một chiều.
Việc thu thập thông tin về khách hàng và phương án vay vốn còn khó khăn. Một mặt là do thời gian thẩm định theo quy định của hội sở còn ngắn, cán bộ thẩm định khó mà thu thập đủ thông tin. Mặt khác công nghệ ngân hàng chưa được kết nối đồng bộ, chủ yếu cán bộ tín dụng chỉ có thể lấy thông tin từ CIC, mà thông tin CIC chủ yếu chỉ cung cấp về doanh số và dư nợ của khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.
Ngoài ra, thực tế hiện nay ở MHB Hà Nội là hệ thống máy tính, máy fax,.. quá cũ chạy rất chậm, được trang bị từ khi ngân hàng mới thành lập cho tới nay mà chưa được nâng cấp hay thay thế, với hệ thống trang thiết bị như vậy rất khó có thể làm việc cũng như đẩy nhanh tiến độ làm việc.
-Tổ chức điều hành, phõn cụng nhiệm vụ rừ ràng: trờn thực tế tại ngõn hàng cụng tỏc thẩm định chưa được phõn cụng trỏch nhiệm rừ ràng, cụ thể giữa các phòng ban, các cán bộ thẩm định, gây ra sự chồng chéo. Chưa có sự
phân công cán bộ nào chịu trách nhiệm thẩm định đối với khách hàng là cá nhân, cán bộ nào chịu trách nhiệm thẩm định đối với khách hàng là doanh nghiệp. Hoặc có thể là cán bộ nào chịu trách nhiệm với những món vay ngắn hạn, cán bộ nào chịu trách nhiệm đối với món vay trung và dài hạn,….
-Quy trình thẩm định: Các cán bộ thẩm định coi trọng việc tuân thủ đúng quy định của ngân hàng là tốt, tuy nhiên trong một số trường hợp việc này lại trở thành nguyên tắc và quá cứng nhắc như: quá coi trọng tài sản đảm bảo khi cho vay. Ví dụ điển hình là trường hợp của công ty trách nhiệm hữu hạn Bình Minh muốn vay MHB Hà Nội 3,6 tỷ đồng, khi đó ngân hàng đã yêu cầu công ty này cần có tài sản đảm bảo là 4,5 tỷ đồng, nhưng Bình Minh vẫn là doanh nghiệp còn nhỏ, khả năng đáp ứng tài sản đảm bảo như ngân hàng là không có, vì vậy ngân hàng không cho vay mặc dù theo kết quả thẩm định thì Bình Minh là doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng khá tốt. Hay có một số dự án vay vốn tùy thuộc vào tính chất và loại hình của dự án mà trong quá trình thẩm định cần linh hoạt rút ngắn bớt một số bước không cần thiết, mang tính thủ tục như thẩm định dòng tiền là không thật cần thiết đối với dự án vay vốn bổ sung vốn lưu động kinh doanh mà cần tập trung vào thẩm định khả năng tài chính, năng lực của doanh nghiệp vay vốn là chủ yếu.
- Phương pháp thẩm định: Tại MHB Hà Nội, các dự án vay vốn thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng lớn còn rất ít, do đó cán bộ thẩm định còn thiếu kinh nghiệm trong việc thẩm định những dự án loại này. Phương pháp chủ yếu mà các cán bộ thường sử dụng đó là phương pháp so sánh đối chiếu. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh, dễ hiểu, tuy nhiên không phải loại công trình nào cũng có cơ sở mà đối chiếu. Như phân tích ở trên, các công trình loại 1, 2, 3 chưa có định mức cụ thể, các ngành chưa có hệ số ngành riêng, …. Do vậy đôi khi việc thẩm định còn mang tính chủ quan của cán bộ thẩm định và thiếu tính linh hoạt, bị động khi thẩm định. Trong những trường hợp như vậy, ngân
hàng nên dựa vào kinh nghiệm của mình trong thẩm định các loại dự án này để xây dựng cho mình các định mức riêng tạo thuận lợi trong quá trình thẩm định.
- Thông tin: Nguồn thông tin có đầy đủ chính xác thì kết quả thẩm định mới đáng tin cậy. Nhưng thông tin muốn thu thập đủ phải có thời gian, có phương tiện vì vậy đây là trở ngại lớn cho các cán bộ thẩm định. Thực trạng hiện nay là số liệu sử dụng để làm căn cứ thẩm định chưa đầy đủ, thiếu chính xác hoặc không khách quan làm tăng nguy cơ đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn và hiệu quả của dự án, phương án. Nguyên nhân do ngân hàng còn hạn chế trong việc thu thập và lưu trữ thông tin về khách hàng cũng như các thông tin kinh tế, xã hội cần thiết khác cho quá trình thẩm định. Một kênh hữu ích có thể tham khảo thông tin là Trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước nhưng thông tin không được thường xuyên cập nhật hoặc không đầy đủ, đặc biệt là đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu.
Ngân hàng cũng có thể thu thập thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, tạp chí, internet… nhưng chất lượng các thông tin này không cao và mang tính chắp vá. Việc mua thông tin, tổ chức phân tích và dự báo thông tin theo mặt hàng, ngành hàng và lĩnh vực kinh tế hầu như chưa thực hiện hoặc không đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu cập nhật làm cho việc dự tính giá bán, sản lượng, doanh thu và các khoản mục chi phí không sát thực.
CHƯƠNG 2
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Định hướng chung:
2.1.1. Định hướng hoạt động ngân hàng phát triển nhà đồng bằng