Tình hình mở rộng hoạt động TTQT tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Luận văn giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng NHNoPTNT (agribank) nam hà nội (Trang 56 - 64)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI

2.2.3 Tình hình mở rộng hoạt động TTQT tại chi nhánh

Phương thức thanh toán là một trong những điều kiện quan trọng nhất của hợp đồng TTQT. Hiểu một cách đơn giản phương thức thanh toán là một cách thức nhất định để người bán thu được tiền nhanh nhất và người mua trả được tiền và nhận được hàng chuẩn xác đủ về số lượng, đúng về chất lượng, đúng thời hạn như hợp đồng đã ký. Ứng với mỗi phương thức là những lợi thế nhất định mà nó mang lại cho một bên và khả năng có thể phải gánh chịu rủi ro cho bên còn lại. Như tất cả các NHTM khác NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã triển khai theo ba phương thức thanh toán cơ bản: phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ.

2.2.3.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền:

Trên thực tế, chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, tiện dụng người chuyển tiền và người nhận tiền thanh toán trực tiếp với nhau. Việc có trả tiền hay không phụ thuộc vào tiêu chí của người mua, người mua sau khi nhận tiền hàng có thể không tiến hành chuyển tiền hoặc cố tình dây dưa, kéo dài thời hạn chuyển tiền nhằm chiếm dụng vốn của người bán, làm cho quyền lợi của người bán không được bảo đảm. Chính vì vậy trên thế giới trong hoạt động ngoại thương phương thức chuyển tiền kém được ưa chuộng trên thế giới và thường được áp dụng tỏng các trường hợp các bên mua bán có uy tín tin cậy lẫn nhau. Tuy nhiên do tính tiện dụng, đơn giản của nó mà hiện nay khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng hình thức thanh toán này. Do vậy doanh số thanh toán chuyển tiền cũng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội.

Tại chi nhánh, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà ngân hàng sẽ thực hiện lệnh chuyển tiền theo các hình thức khác nhau, phương thức được sử dụng thông thường là: chuyển tiền bằng điện, thông qua mạng TTQT liên ngân hàng (SWIFT) hay Telex. Điện chuyển tiền được gửi từ Chi nhánh,

thông qua Sở quản lý đến ngân hàng đại lý của NHNo&PTNT ở nước ngoài nếu thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền đi. Quy trình được thực hiện ngược lại nếu là chuyển tiền đến. Ngân hàng nông nghiệp thường thiết lập mối quan hệ đại lý với các ngân hàng ở những thị trường quan trọng nhất và tài khoản NOSTRO của ngân hàng được mở bằng đồng tiền của nước sở tại.

Là nhà nhập khẩu hàng hoá, phía Việt Nam thường bị các đối tác nước ngoài yêu cầu phải thanh toán trước tiền hàng trước khi hàng hoá được giao cho bên nhập khẩu, vì vậu bên nhập khẩu có thể gặp phải nhiều rủi ro. Vì thế, khi khách hnàg đến giao dịch thanh toán qua chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam, ngoài việc chi nhánh thực hiện vai trò trung gian thanh toán, phòng TTQT còn chú trọng tới công tác tư vấn cho khách hàng để tránh những rủi ro khách hàng sẽ gặp phải.

Bảng 7: Doanh số thanh toán chuyển tiền

Đơn vị: Nghìn USD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006

SM ST SM ST SM ST SM ST SM ST

Chuyển tiền đi 75 12.425 97 15.347 198 21.132 129% 124% 204% 138%

Chuyển tiền đến 237 30.692 227 37.891 324 57.38 7

96% 123% 143% 151%

Doanh số

chuyển tiền

312 43.117 324 43.23 8

522 78.519 104% 100% 161% 181%

( Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác TTQT năm 2005, 2006, 2007) - Chuyển tiền đi năm 2006 là 15.347 nghìn USD, tăng 2.922 nghìn USD với tốc độ tăng 24% so với năm 2005, số món tiền chuyển đi tăng 12 món. Như vậy doanh số chuyển tền đi năm 2006 tăng nhẹ so với năm 2005.

Sang năm 2007 các tỷ số này tăng có vẻ khả quan hơn với tốc độ tăng 38%, số món chuyển tiền đi tăng với tốc độ 61%. Doanh số chuyển tiền đi năm 2007 là 780519 nghìn USD.

- Chuyển tiền đến năm 2006 tăng 7.199 tỷ USD với tốc độ tăng 23% so với năm 2005, tuy nhiên số món tiền chuyển đến lại thấp hơn 10 món so với năm 2005. Đến năm 2007 số món tiền chuyển đến đã tăng với tốc độ 43%, doanh số chuyển tiền đến cũng tăng 51% so với năm 2006. Như vậy doanh số chuyển tiền tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã bước đầu gặt hái được những thành công.

Tuy số lượng các món chuyển tiền tăng lên nhưng giá trị từng món lại không lớn, song song với nó là việc một số công ty là khách hàng thường xuyên của ngân hàng đã không sử dụng hình thức thanh toán chuyển tiền mà chuyển sang phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là chủ yếu. Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụt giảm trong doanh số chuyển tiền củ NHNo&PTNT Nam Hà Nội.

2.2.3.2 Phương thức thanh toán nhờ thu

Quy trình thực hiện thanh toán nhờ thu thông thường chỉ qua 2 trung gian ngân hàng, là ngân hàng nhờ thu và ngân hàng uỷ nhiệm thu, không có sự tham gia của sở quản lý ngân hàng nông nghiệp, chứng từ được chuyển trực tiếp từ ngân hàng nước ngoài đến chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội nếu là phương thức thanh toán nhờ thu nhập khẩu và thực hiện theo quy trình ngược lại với nhờ thu xuất khẩu.

Phương thức thanh toán nhờ thu mà NHNo&PTNT Nam Hà Nội thực hiện chủ yếu là phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ, vì so với phương thức thanh toán nhờ thu trơn thì phương thức này đảm bảo hơn vì ở đây có sự ràng buộc giữa việc thanh toán và nhận hàng của người mua. Tuy nhiên phương thức thanh toán nhờ thu khách hàng ít sử dụng và có xu hướng sử dụng phương thức chuyển tiền nếu đó là mối quan hệ bạn hàng tin cậy, tín nhiệm, sử dụng phương thức tín dụng chứng từ cho việc trao đổi, mua bán hàng hoá lần đầu hoặc ít có sự tin tưởng giữa các đối tác.

Do những hạn chế đó hoạt động thanh toán nhờ thu của NHNo&PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm qua chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng số các phương thức thanh toán ngân hàng sử dụng. Điều này biểu hiện ở mức độ giảm sút trong thanh toán nhờ thu:

Bảng 8: Bảng tổng kết doanh số nhờ thu

Đơn vị: Nghìn USD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/200

5 2007/2006 Nhờ thu hàng

nhập khẩu 1.210 1.892 2.084 156% 110%

Nhờ thu hàng

xuất khẩu 2.047 3.232 5.732 158% 177%

Doanh số thanh

toán nhờ thu 3.257 5.124 7.816 157% 153%

Số món 51 64 78 125% 122%

( Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác TTQT NHNo&PTNT Nam Hà Nội qua các năm 2004, 2005, 2006)

Doanh số thanh toán nhờ thu của chi nhánh đạt mức cao nhất 7.816 nghìn USD trong năm 2007, tăng 2.692 nghìn USD so với năm 2006, 1.867 nghìn USD so với năm 2005. Nghiệp vụ thanh toán nhờ thu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số TTQT của NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Doanh số thanh toán nhờ thu của ngân hàng qua các năm 2005, 2006, 2007 phản ánh đúng xu thế chung của hoạt động này, tốc độ tăng năm 2007 là 53% so với năm 2006, thấp hơn tốc độ tăng năm 2006 là 57% so với năm 2005.

Doanh số nhờ thu hàng nhập ngày càng tăng do các bạn hàng nước ngoài tin tưởng các quan hệ đối tác của mình tại Việt Nam. Chính vì lẽ đó doanh số nhờ thu hàng nhập năm 2006 tăng với tốc độ 56%, năm 2007 tăng với mức độ thấp hơn.

Phương thức thanh toán nhờ thu được sử dụng nhiều trong TTQT tại các nước phát triển, tuy nhiên ở Việt Nam phương thức này không được ưa chuộng lắm.

2.2.3.3Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:

So với các phương thức thanh toán khác, tín dụng chứng từ là phương thức có quy trình nghiệp vụ khá phức tạp và đắt hơn cả do mức phí mà khách hàng phải trả cho ngân hàng là cao nhất và qua mỗi công đoạn đều phải trả phí. Tuy nhiên do phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng khá phổ biến ở nhiều quốc gia, mặt khác nó cũng giải quyết được phần lớn các mâu thuẫn và dung hoà được quyền lợi của mỗi bên trong thanh toán nên doanh số mở L/C và thanh toán L/C luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thanh toán quốc tế của chi nhánh. NHNo&PTNT Việt Nam đã xây dựng một quy trình nghiệp vụ tương đối chặt chẽ, đòi hỏi thanh toán viên phải có chuyên môn cao, mặt khác cũng làm cho khách hàng cảm thấy không thoải mái lắm. Hạn chế lớn nhất của quy trình nghiệp vụ mở L/C là ngân hàng luôn yêu cầu khách hàng của mình ngoài tỷ lệ ký quỹ quy địng phải đóng dấu sẵn đơn xin vay, giấy nhận nợ cho phần giá trị chưa được ký quỹ của L/C ngay cả khi họ không có nhu cầu vay vốn để tài trợ cho lô hàng nhập khẩu và hoàn toàn có khả năng thanh toán tiền hàng bằng nguồn vốn tự có. Ngân hàng tiến hành thẩm định doanh nghiệp từ đó sẽ quyết định hạn mức cấp cho khách hàng, bên cạnh việc gây cảm giác thoải mái cho khách hàng, ngân hàng cũng tạo được lòng tin tưởng khi sử dụng phương thức thanh toán này.

Kết quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C được biểu hiện thông qua doanh số mở L/C và doanh số thanh toán L/C:

* Dịch vụ mở L/C:

Thủ tục mở L/C phức tạp hơn so với các phương thức khác nhưng do phương thức thanh toán tín dụng chứng tự đảm bảo một cách tương đối cho các bên tham gia thanh toán nên phương thức này được khách hàng của chi nhánh sử dụng nhiều hơn cả. Doanh số mở L/C của chi nhánh biến đổi được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 9: Bảng tổng kết doanh số mở L/C

Đơn vị: Nghìn USD

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh số mở L/C 65.148 102.215 150.147

Số món 529 816 987

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác TTQT của NHNo&PTNT Nam Hà Nội các năm 2005, 2006, 2007)

Doanh số mở L/C của chi nhánh liên tục tăng qua các năm 2004, 2005, 2006, đạt mức cao nhất 150.147 nghìn USD vào năm 2007, số món mở L/C năm 2007 đạt 987 món. Có được kết quả này là do Ngân hàng tận dụng được các ưu thế của mình trên thị trường và theo yêu cầu của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh đã tập trung ưu tiên tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thay vì các doanh nghiệp Nhà nước như trước đây, các doanh nghiệp này thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu là chủ yếu nên đã mạng lại cho ngân hàng nguồn thu nhập lớn. Bên cạnh đó cũng phải kể đến chính sách Marketing của ngân hàng đã phát huy được hiệu quả, nhờ vậy có thêm nhiều khách hàng mới đến giao dịch và đã trở thành khách hàng thường xuyên của ngân hàng. Quy mô mở L/C cũng không ngừng tăng lên do sự tăng lên của số món L/C được mở mà còn do sự gia tăng giá trị của mỗi món, tính đến cuối năm 2007 là 987 món.

* Dịch vụ thanh toán L/C:

Doanh số thanh toán L/C hàng nhập luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều trong tổng doanh số thanh toán L/C của chi nhánh qua các năm 2005, 2006, 2007, điều này cho thấy hạot động thanh toán L/C hàng xuất của chi nhánh còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do chi nhánh vẫn chưa có chính sách ưu tiên hơn các ngân hàng khác để thu hút các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu hoạt động. Qua đó ta thấy tình hình xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập: tình trạng nhập siêu là rất lớn trong khi hoạt động xuất siêu của nước ta còn nhiều hạn chế. Việc nhập siêu lớn dẫn đến tình trạng thiếu hụt ngoại tệ, không có ngoại tệ để thanh toán cho các doanh nghiệp khi đến hạn.

Bảng 10: Bảng tổng kết doanh số thanh toán L/C:

Đơn vị: Nghìn USD Chỉ tiêu Năm 2005

Năm 2006 Năm 2007

ST 2006/200

5 ST 2007/2006

TT L/C hàng nhập

67.556 106.198 157% 133.265 125%

TT L/C hàng xuất

3.120 7.986 256% 21.364 268%

Doanh số TT L/C

70.676 114.184 162% 154.629 135%

Số món 628 867 138% 1124 130%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác TTQT NHNo&PTNT Nam Hà Nội qua các năm 2005, 2006, 2007)

Doanh số thanh toán L/C năm 2006 tăng 43.508 nghìn USD, với tốc độ tăng 62% so với năm 2005, số món thanh toán L/C liên tục tăng qua các năm, nặm 2007 đã đạt 1.124 món, với tốc độ tăng 30% so với năm 2006.

- Doanh số thanh toán L/C hàng nhập: Ngân hàng đã đạt được một số kết quả khả quan như sau: doanh số L/C nhập năm 2006 tăng 38.642 nghìn

USD (tăng 57% so với năm 2005), đây là một mức tăng khá cao. Đến năm 2007 doanh số L/C nhập đạt 133.265 nghìn USD, đây là một con số rất lớn từ trước đến nay, tuy nhiên tốc độ tăng là 25% so với năm 2006, giảm so với năm 2006.

- Doanh số thanh toán L/C hàng xuất: Hoạt động thanh toán L/C hàng xuất của chi nhánh cũng thu được kết quả rất khích lệ, năm 2006 tăng 256%

so với năm 2005, năm 2007 tăng 268% so với năm 2006.

Bảng 11: Doanh số TTQT theo các phương thức:

Đơn vị: Nghìn USD

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1. Doanh số thanh toán chuyển tiền 43.117 43.238 78.519 2. Doanh số thanh toán nhờ thu 3.275 5.124 7.816 3. Doanh số thanh toán L/C 70.676 114.184 154.629

Doanh số TTQT 117.068 162.546 240.964

Như vậy, qua bảng số liệu trên ta thấy chủ yếu vẫn là sự tăng lên của doanh số thanh toán L/C nhập khẩu, còn doanh số thanh toán L/C xuất khẩu đã tăng lên nhưng sự gia tăng đó là rất ít so với doanh số thanh toán L/C nhập khẩu. Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân chủ yếu là do chi nhánh chưa có

chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, quy trình chiết khấu chứng từ xuất khẩu còn chưa linh động đối với từng trường hợp, từng khách hàng, từng bộ chứng từ.

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHNO&PTNT NAM HÀ NỘI QUA CÁC NĂM 2005, 2006, 2007:

Một phần của tài liệu Luận văn giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng NHNoPTNT (agribank) nam hà nội (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w