Các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế mà thực trạng mở rộng hoạt động TTQT gặp phải

Một phần của tài liệu Luận văn giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng NHNoPTNT (agribank) nam hà nội (Trang 69 - 73)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI

2.3.2 Các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế mà thực trạng mở rộng hoạt động TTQT gặp phải

2.3.2.1 Hạn chế:

Là một chi nhánh mới được thành lập, kinh nghiệm chưa tích luỹ được nhiều do đó mặc dù đã có sự tiến bộ vượt bậc so với kết quả hoạt động của các năm trước song nhìn chung kết quả đạt được của chi nhánh so với các ngân hàng trên cùng địa bàn là chưa cao. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Nam Hà Nội còn có những hạn chế cần phải được giải quyết, thể hiện ở các mặt:

Một là:, Quan hệ đại lý chưa được mở rộng: NHNo&PTNT Nam Hà Nội đi vào hoạt động mới được khoảng bảy năm, chính vì thế các mối quan hệ của Chi nhánh với khách hàng và các ngân hàng, các đơn vị tổ chức trong nước và trên thế giới chưa được mở rộng. Đặc biệt, NHNo&PTNT Nam Hà Nội chưa tạo được nhiều mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, các mối quan hệ với các khách hàng lớn và các mối quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài. Từ đó

gây ra nhiều hạn chế như: rủi ro, mất khách hàng,… cho hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Nam Hà Nội.

Hai là, Nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng chưa đa dạng và chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng: Cơ cấu TTQT phân theo hàng hoá chưa hợp lý: doanh số thanh toán hàng nhập khẩu lớn hơn rất nhiều so với doanh số thanh toán hàng xuất khẩu. Từ sự mất cân đối này dẫn đến tình trạng nguồn ngoại tệ thanh toán không tự cân đối được. Việc thông qua hoạt động TTQT để hỗ trợ phát triển tín dụng và nguồn vốn sẽ bị hạn chế. Ngoài ra, nguồn ngoại tệ của ngân hàng chủ yếu là các ngoại tệ mạnh như USD, EUR, chính vì vậy nguồn ngoại tệ khác luôn rơi vào tình trạng thiếu hụt, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Ba là, Các sản phẩm, dịch vụ TTQT chưa đa dạng: các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho thương mại xuất nhập khẩu của NHNo&PTNT Nam Hà Nội mới chỉ là những dịch vụ truyền thống phục vụ các giao dịch đơn giản, ngân hàng chưa đáp ứng nhu cầu TTQT ngày càng đa dạng của khách hàng đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng như xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện nay.

2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế:

- Ngân hàng chưa có một văn bản chung nhất trong việc hướng dẫn sử dụng các phương tiện TTQT. Ngoài ra, các văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá và thuế quan còn chưa đồng bộ, chưa ổn định, thủ tục rườm rà, làm hạn chế hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp do đó tác động tiêu cực đến hoạt động TTQT của Ngân hàng.

- Chính sách điều chỉnh tỉ giá hối đoái chưa phù hợp cụ thể: Từ năm 2002 đến nay, NHNo&PTNT Việt Nam công bố tỉ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và các NHTM chỉ được phép giao dịch với tỉ giá không vượt qua tỉ giá bình quân của ngày giao dịch gần nhất +/-

0.25%. Điều này đã hạn chế tính chủ động cũng như tính hấp dẫn trong việc thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ của các NHTM.

- Cán cân thương mại thâm hụt:

Cán cân thương mại thâm hụt liên tục gây mất cân đối về cung và cầu ngoại tệ. Nhìn vào bảng báo cáo thống kê thanh toán hàng xuất nhập khẩu của NHNo&PTNT Nam Hà Nội ta thấy cú sự chờnh lệch rừ rệt giữa doanh số hàng xuất và hàng nhập qua các năm 2005, 2006, 2007. Kết quả này, phần lớn là do thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam có sự chênh lệch lớn: nhập khẩu có doanh số cao hơn xuất khẩu, dẫn đến hiện tượng mất cân đối về cung cầu ngoại tệ, NHNo&PTNT Việt Nam buộc phải có những kiểm soát ngoại tệ chặt chẽ, từ đó gây ra những khó khăn cho các Ngân hàng trong việc mua bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng.

- Trình độ CBCNV chưa được đồng đều, chưa đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình hội nhập.

-Về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TTQT: Mặc dù đã có những ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động TTQT nhưng các chương trình phục vụ cho hoạt động TTQT còn hạn chế. Hệ thống IPCAS đã được triển khai tuy nhiên còn mới nên hiệu quả sử dụng vẫn chưa cao.

- Công nghệ thông tin còn hạn chế: Mặc dù mới được trang bị nhiều máy móc với công nghệ hiện đại, nhưng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông thì công nghệ mà NHNo&PTNT Nam Hà Nội đang có và áp dụng cũng chưa phải là hiện đại và tối tân nhất, mức độ tự động hoá chưa cao, chưa cập nhật tức thời... Việc cập nhật thường xuyên phải đòi hỏi một lượng vốn lớn đồng thời phải có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ nhân viên có trình độ cao để có thể tiếp cận và làm chủ công nghệ.

- Uy tín của ngân hàng trên thị trường quốc tế chưa cao: NHNo&PTNT Nam Hà Nội hoạt động trên địa bàn có quá nhiều các NHTM cạnh tranh gay

gắt, đa số các khách hàng có uy tín đều đã có quan hệ với các tổ chức tín dụng khác và không muốn thay đổi. Do vậy, NHNo&PTNT Nam Hà Nội càng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng.

- Khả năng nghiên cứu thị trường chưa tốt: còn thiếu thông tin về khách hàng và ngân hàng nước ngoài, khả năng thu thập thông tin đánh giá của khách hàng về ngân hàng còn hạn chế nên đã làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Khách hàng đến với ngân hàng thiếu sự nắm bắt thông tin về đối tác nước ngoài do đó dễ dẫn đến rủi ro mất tiền, mất vốn trong kinh doanh.

- Sự dễ dãi, cả tin, chạy theo lợi nhuận của khách hàng, thực hiện không đúng cam kết với các ngân hàng trong ngoài nước, ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng trong nước và làm giảm hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT

Một phần của tài liệu Luận văn giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng NHNoPTNT (agribank) nam hà nội (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w