MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ ĐẤT TẠI TECHCOMBANK
3.4. Một số kiến nghị
3.4.1. Kiến nghị với Nhà nước
3.4.1.1. Hoàn thiện công cụ pháp luật, tạo hành lang khuôn khổ pháp lý cho thị trường bất động sản hoạt động theo quy định của pháp luật
Thị trường bất động sản liên quan đến nhiều lĩnh vực phức tạp ( từ đất đai, tài chính, ngân hàng, xây dựng, tư pháp…) vì vậy phát triển bất động sản và vận hành thị trường bất động sản đòi hỏi phải có khung pháp lý đồng bộ và chặt chẽ.
Nội dung của khung pháp lý phải bao quát từ thị trường sơ cấp đến thị trường thứ cấp. Những vấn đề như: đất đai để phát triển bất động sản, những quy định về phát triển bất động sản, quy định trong giao dịch bất động sản, Quản lý sở hữu và sử dụng bất động sản, trách nhiệm pháp luật của các chủ thể tham gia … là những vấn đề quan trọng để vận hành thị trường bất động sản. Hoàn thiện thủ tục pháp lý về Thị trường bất động sản phải đảm bảo yêu cầu:
+ Hệ thống pháp luật phải đảm bảo chắc chắn ổn định + Thống nhất mục tiêu tạo ra sân chơi bình đẳng
+ Phải đảm bảo tính hiệu lực, đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh
+ Phải đảm bảo tính đồng bộ và đúng đắn tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp chủ động sáng tạo và năng động trong kinh doanh.
+ Đảm bảo tính thống nhất trong phạm vi cả nước
+ Đảm bảo phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ tập quán quốc tế.
Một khi thị trường bất động sản vận hành theo hướng tích cực, đi đúng chiều hướng phát triển thì thông tin trên thị trường sẽ được minh bạch , các giao dịch sẽ diễn ra một cách thuận lợi. Lúc đó các thông tin được dùng để so sánh sẽ chính xác và đầy đủ hơn. Điều đó sẽ thúc đẩy hoạt động định giá, kết quả định giá sẽ sát với giá trị thị trường.
Ngoài ra, cần phải điều chỉnh, bổ sung những quy định hiện hành không còn thích hợp :Việc điều chỉnh, bổ sung những quy định hiện hành không còn thích hợp là rất cần thiết, bởi lẽ hiện nay có những văn bản ban hành đã lâu – nó không đáp ứng được sự thay đổi của thị trường, không còn phù hợp. Nếu cứ đưa những quy định để áp dụng theo trường hợp đó sẽ dẫn đến những hậu quả nhất định.
3.4.1.2. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
Hiện nay, các Ngân hàng quy định phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất thì mới có thể dùng tài sản để thế chấp vay vốn. Nhiều trường hợp có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng lại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Điều này sẽ làm hạn chế chủ trương mở rộng quy mô tín dụng của ngân hàng. Chính vì thế, cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng cho bất động sản theo hướng chấp nhận những sai sót và hệ quả của sự buông lỏng quản
lý trong những năm qua về nhà, đất, khắc phục tình trạng thực hiện kết hợp đa mục tiêu trong giấy chứng nhận.
3.4.1.3. Đào tạo, nâng cao trình độ của các cán bộ định giá
Hiện nay, nhân lực của ngành định giá còn thiếu nhiều. Ở Việt Nam chỉ có 2 trường đại học đào tạo chính quy chuyên ngành này đó là đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội và Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy vấn đề đào tạo là một vấn đề cần thiết . Ngoài việc đào tạo ở các trường đại học thì Nhà nước nên xây dựng các viện, các trường đào tạo cán bộ định giá để chuyên đào tạo cán bộ nghiên cứu, cán bộ định giá có chuyên môn cao nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội và từng bước đưa hoạt động định giá bất động sản nói chung và định giá đất nói riêng đi vào hoạt động một cách chuyên nghiệp 3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng
3.4.3. Thành lập phòng định giá tại một số địa điểm, thành phố khác
Hiện nay chỉ có phòng định giá ở khu vực miền Bắc là Hà Nội và khu vực Miền Nam là Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, số lượng nhân viên còn ít, nhiều khi không thể giải quyết hay đáp ứng được số lượng hồ sơ định giá theo quy định. Trong tương lai lượng hồ sơ sẽ còn tăng lên rất nhiều. Vì vậy, việc thành lập phòng định giá tại một số địa điểm và thành phố khác là cần thiết. Có như vậy công tác định giá mới hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.