Công cụ phân tích

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng NHĐTPT (BIDV) hà thành (Trang 25 - 33)

III. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

0.2.3.3 Công cụ phân tích

Hiện nay, công cụ thường được sử dụng trong phân tích BCTC là phân tích tỷ lệ. Việc sử dụng các tỷ lệ trong phân tích và đưa ra tập hợp các chỉ số thống kê sẽ vạch rừ những đặc điểm chủ yếu về tài chớnh của doanh nghiệp đang xem xột.

Khi có những dữ liệu về tỷ lệ, Ngân hàng sẽ tiến hành so sánh với các tiêu chuẩn của ngành hoặc so sánh với hệ thống tiêu chuẩn riêng của mỗi Ngân hàng.

Các tỷ lệ tài chính then chốt thường được nhóm lại thành bốn loại chính sẽ được đề cập dưới đây.

a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Các chỉ tiêu này giúp Ngân hàng đo lường, đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng nghĩa vụ thanh toán nợ khi đến hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Tài sản

∑ Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Chỉ số này thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình; nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng

không phải bao giờ cũng là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều, ví dụ như doanh nghiệp để quá nhiều tiền mặt trong két gây lãng phí, hoặc quá nhiều hàng tồn kho, dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. Nếu như chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính bình thường hoạt khả quan. Ngược lại, hệ số này nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp thấp.

Hệ số thanh toán nhanh:

Hệ số thanh toán nhanh =

Tiền + chứng khoán khả mại+các khoản phải thu Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không phải bán các loại vật tư hàng hoá. Hàng tồn kho là tài sản khó chuyển thành tiền nên hàng tồn kho không được xếp vào loại tài sản lưu động có khả năng chuyển thành tiền.

Tỷ lệ này thông thường lớn hơn 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan, doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán nhanh. Tuy nhiên hệ số này quá lớn gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Hệ số thanh toán lãi vay

Hệ số thanh toán lãi vay

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay phải trả

Hệ số này dùng để đo mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho biết được số vốn đi vay đã sử dụng tốt đến mức nào, đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bự đắp lói vay phải trả khụng. Chỉ tiờu này thể hiện khỏ rừ khả năng tài chớnh cũng như nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao càng tốt.

b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi

Các tỷ lệ trong nhóm chỉ tiêu này được thiết kế để đo lường năng lực có lãi và mức sinh lợi của doanh nghiệp

b.1. Mức sinh lời trên vốn

Mức sinh lời của tổng tài sản (ROA)

ROA =

Lợi nhuận trước thuế

∑ Tài sản

Chỉ tiêu cho biết một đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế. Sức sinh lời của tổng tài sản càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng cao và ngược lại. Để đánh giá chỉ tiêu này cần so sánh với chỉ tiêu chung của từng ngành, từng lĩnh vực kinh doanh.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

ROS =

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu

Chỉ tiêu cho biết một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ thì thu được mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này cho biết được năng lực kinh doanh, cạnh tranh của khách hàng trong việc tạo ra lợi nhuận, tỷ suất càng cao càng tốt.

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu

Chỉ số này được tính để biết được lợi nhuận thực tế đạt được trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, đánh giá khả năng kinh doanh thực sự của khách hàng.

Chỉ số này càng cao càng tốt, ít nhất phải cao hơn lãi suất vay trong kỳ (cần lưu ý trường hợp khách hàng có vốn chủ sở hữu quá cao thì chỉ số này có thể bị nhỏ hơn nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn). Chỉ tiêu ROE càng cao thì càng tốt, là mục tiêu thực hiện của tất cả các doanh nghiệp vì:

ROE = DTT

LNST

x TTS DTT x

VCSH

TTS =ROS x VTTS x FL = ROA x FL

Trong đó: ROS: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu VTTS: Vòng quay tổng tài sản

FL: Đòn bẩy tài chính

Khi Ngân hàng thường lựa chọn doanh nghiệp có ROE càng cao càng tốt, nhưng rủi ro lại rất cao bởi doanh nghiệp đang phải đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Mặc dù ROA thấp nhưng doanh nghiệp vẫn có ROE cao do đã sử dụng dòn bẩy tài chính cao, nghĩa là đi vay nợ nhiều trong khi sử dụng tối thiểu vốn chủ sở hữu.

NHTM cũng không nên chỉ dựa vào chỉ số ROE để từ chối những doanh nghiệp có ROE nhỏ bởi vì có những doanh nghiệp có quy mô vốn chủ sở hữu lớn, trong những năm đầu mới thành lập và hoạt động sẽ chưa thể đạt được một chỉ số ROE cao được.

b.2. Mức sinh lời từ hoạt động bán hàng

Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng lớn thì vai trò, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt hơn. Tuy nhiên, nếu tỷ số này cao do doanh thu thuần nhỏ thì cũng không phải là dầu hiệu tốt vì nó chứng tỏ thị phần của doanh nghiệp nhỏ, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường không cao. Đặc biệt khi chỉ tiêu này thấp thì không tốt vì khi đó có thể do một trong hai nguyên nhân sau: hoặc lợi nhuận sau thuế nhỏ do chính sách quản lí chi phí không tốt, lợi nhuận thu được không tương xứng với mức doanh thu, hoặc doanh thu lớn do giá bán đột nhiên tăng cao thì sự bền vững và khả năng cạnh tranh của sản phẩm là kém.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên =

Lợi nhuận sau thuế

Giá trị tài sản bình quân trong kỳ

Tỷ số này cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt dộng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thì trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao.

Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh Lợi nhuận kinh doanh kỳ hiện tại

Lợi nhuận kinh doanh kỳ trước

Đây là chỉ số quan trọng để xem xét mức độ tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp. Trong khi tỷ lệ tăng trưởng doanh thu đánh giá mức độ mở rộng về mặt số lượng thì tỷ lệ này đánh giá mức độ mở rộng chất lượng.

c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động

Nhóm chỉ tiêu này đo lường hiệu qủa trong việc sử dụng các nguồn lực của công ty để kiếm được lợi nhuận

Số vòng quay của hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.

Giá vốn hàng bán trong kỳ Hàng tồn kho bình quân

Số ngày trong kỳ (360ngày) Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn hoặc số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh. Có thể thấy rằng vì doanh nghiệp phải dùng vốn để duy trì lượng hàng lưu kho nên doanh nghiệp sẽ được lợi khi bán hàng càng nhanh càng tốt để giải phóng tiền mặt cho các mục đích sử dụng tiền mặt khác. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này quá cao lại thể hiện sự truc trặc trong khâu cung cấp, hàng hoá cung ứng không kịp cung ứng cho khách hàng, gây mất uy tín doanh nghiệp.

Chỉ tiêu luân chuyển khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuần Các khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) =

Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay nợ phải thu càng lớn và số ngày một vòng quay càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh. Tỷ số vòng quay nợ phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp và trong nhiều trường hợp chưa có thể đưa ra kết luận chắc chắn, mà phải xem xét các mục tiêu chính sách cụ thể của doanh nghiệp như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của doanh nghiệp; mặt khác dù chỉ tiêu này có thể được đánh giá là khả quan thì Ngân hàng cũng cần phân tích kỹ hơn vì tầm quan trọng của nó và kỹ thuật tính toán đã che dấu đi các hạn chế trong việc quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp. Khi vòng quay các khoản phải thu thấp thì có hai khả năng xảy ra: Hoặc doanh nghiệp đang chủ động theo đuổi chính sách tín dụng thương mại, tạo điều kiện cho khách hàng nhằm khuyến khích và mở rộng quan hệ với bạn hàng; hoặc doanh nghiệp đang ở thế bị động đầu tư quá nhiều vào các khoản phải thu, khi mà khách hàng không chịu trả vốn, gây ảnh hưởng không tốt tới luồng tiền khả dụng của doanh nghiệp. Đây là những thông tin quan trọng đối với cán bộ tín dụng trong quá trình phân tích và đưa kết luận.

Chỉ tiêu tài sản ngắn hạn ( tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn)

Vòng quay tài sản ngắn hạn

=

Doanh thu thuần

Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ

Số vòng quay của tài sản ngắn hạn càng lớn thì tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nhanh góp phần tiết kiệm vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, hạn chế ứ đọng hoặc bị chiếm dụng vốn. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho DN. Chỉ tiêu này được đánh giá theo mức chung phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của từng ngành.

d. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính

Nhóm chỉ tiêu này đo lường phạm vi theo đó việc trang trải tài chính cho các khoản vay nợ được DN thực hiện bằng cách vay nợ ngắn hạn hay bán cổ phần.

Vốn CSH

= 1 - Hệ số nợ Tổng nguồn vốn

Nợ phải trả Tổng nguồn vốn

Hệ số chủ sở hữu phản ánh số tiền mà doanh nghiệp tự bỏ ra tài trợ cho các tài sản ngắn hạn và dài hạn trên tổng nguồn vốn. Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của công ty. Trên lý thuyết, một doanh nghiệp có tỷ suất tự tài trợ càng cao thì mức độ phụ thuộc về tài chính vào các chủ thể bên ngoài càng thấp. Tuy nhiên, trên thực tế để đánh giá mức độ hợp lý của chỉ tiêu này cần căn cứ vào tỷ suất tự tài trợ trung bình của ngành hoặc so với một doanh nghiệp cùng loại hoạt động kinh doanh có tình hình tài chính lành mạnh, làm ăn có lãi.

Hệ số nợ phản ánh số tiền mà doanh nghiệp phải đi vay, hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghệp bị phụ thuộc rất lớn vào chủ nợ, bị ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản nợ vay. Các chủ nợ nói chung, các Ngân hàng nói riêng thường

thích tỷ suất tự tài trợ càng cao càng tốt, vì khi như vậy sẽ thấy một sự đảm bảo cho các món nợ vay được hoàn trả đúng hạn.

Tóm lại, Ngân hàng có thể phân tích, đánh giá trên nhiều mặt, bằng nhiều chỉ tiờu, nhưng chủ yếu là làm rừ cỏc mặt sau đõy:

+ Năng lực sản xuất kinh doanh (quy mô hoạt động, khả năng công nghệ, kỹ thuật sản xuất kinh doanh) của khách hàng trên thương trường và các quan hệ bạn hàng của khách hàng.

+ Thực trạng tài chính của khách hàng như công nợ, kết quả kinh doanh kỳ trước, mức tích lũy vốn, số thực có của vốn lưu động tự có của khách hàng tham gia phương án sản xuất kinh doanh. Số liệu kế hoạch thu chi tài chính, chỉ tiêu tổng doanh thu ghi trong phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Qua những chỉ tiêu này, Ngân hàng đưa ra kết luận về số tiền có thể cho vay hoặc mức dự nợ tối đa (hạn mức tín dụng), tiến độ giải ngân, thu nợ tiền vay sao cho phù hợp với khả năng thực tế và chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng.

0.3 Nhân tố ảnh hưởng tới phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn của NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng NHĐTPT (BIDV) hà thành (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w