THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TCDN TRONG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHĐT&PT HÀ THÀNH
D. Kết quả phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008-2009
1.3.2 Hạn chế và nguyên nhân .1 Hạn chế
Bên cạnh các kết quả đạt được đáng ghi nhận, công tác phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.
* Nội dung phân tích chưa toàn diện và sâu sắc
Có thể thấy rằng, hệ thống chỉ tiêu phân tích đang được sử dụng chưa thực sự được tiêu chuẩn hoá. Các chỉ tiêu phân tích dòng tiền được sử dụng ít trong quá trình phân tích. Đây là những chỉ tiêu nói lên việc sử dụng, luân chuyển tiền tệ hợp lý hay không của doanh nghiệp. Thiếu những đánh giá, phân tích này Ngân hàng không thấy được khả năng tài chính thực sự của doanh nghiệp.
Khi thực hiện phân tích, cán bộ tín dụng thường chỉ liệt kê các số liệu, đưa ra những so sánh, đánh giá về những biến động của các chỉ số tài chính qua các năm mà nguyờn nhõn của những biến động này chưa được khai thỏc, làm rừ triệt để.
Đối với những biến động tiêu cực của các chỉ số tài chính thì nguyên nhân gây ra biến động này cần được đặc biệt chú ý.
Một hạn chế nữa, đó là, các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp vay vốn chưa được so sánh với các đơn vị cùng ngành trong từng khu vực hoạt động, Kết quả thu được về khả năng tài chớnh của DN khụng thể hiện rừ sức mạnh tài chớnh so với những doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.
* Quy trình phân tích có điểm chưa phù hợp thực tế
Trước kia, hoạt động phân tích tại Chi nhánh được tiến hành bởi 2 phòng Thẩm định và phòng Tín dụng. Trong khi đó, phòng Tín dụng được trực tiếp tiếp xúc với khách hàng xin vay vốn nên thường có yếu tố chủ quan trong phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn. Do đó, thông thường ý kiến phân tích của 2 phòng thường không khớp nhau. Điều này ảnh hưởng đến mục tiêu thời gian phân tích, xét duyệt đã đặt ra. Mặt khác, quy trình phân tích, thẩm định ban hành lại áp dụng cho tất cả các phương án xin vay vốn tại Ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế, không phải phương án vay vốn của các doanh nghiệp nào cũng giống nhau. Khi đó, nếu cán bộ tín dụng thực hiện phân tích một cách cứng nhắc thì sẽ không khai thác hết được đặc điểm tài chính của khách hàng vay vốn.
* Chưa áp dụng phương pháp và công cụ phân tích hiện đại
Như đã biết, ngoài phương pháp phân tích tỷ số còn có thể sử dụng phương pháp Dupont sẽ giúp nhận biết được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tốt xấu trong hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.
Tuy nhiên thì trong các phương pháp được Chi nhánh sử dụng để phân tích thì Phương pháp phân tích chỉ số được sử dụng chủ yếu mà chưa thấy có sự kết hợp với phương pháp phân tích Dupont. Điều này có thể ảnh hưởng tới việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các biến động tài chính của DN.
1.3.2.2 Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan
Đây là những nguyên nhân xuất phát từ bản thân chi nhánh. Là một chi nhánh còn non trẻ, tổng nguồn vốn chưa phải là lớn nên Chi nhánh Hà Thành cũng phải cân nhắc giữa chi phí đầu tư, mức độ cần thiết của phương án vay vốn ngắn hạn cũng như lợi ích mang lại cho Ngân hàng.
* Công tác tổ chức nhân sự chưa hợp lý
Công tác tổ chức qui trình phân tích trước khi chuyển đổi mô hình của Chi nhánh còn một số điểm chưa hợp lý, liên quan đến việc phân cấp trách nhiệm của cán bộ tín dụng. Đó là, cán bộ tín dụng vẫn thực hiện cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay là: Tiếp xúc khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, giải ngân và thu nợ. Đây là trách nhiệm nặng nề đối với cán bộ tín dụng nhưng cũng là cơ hội để một số ít cán bộ tín dụng thoái hoá, biến chất lợi dụng để móc ngoặc với khách hàng vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin để thu lợi cá nhân, ảnh hưởng tới chất lượng phân tích.
Mặt khác, Chi nhánh chưa có sự phân công cán bộ tín dụng cho vay chuyên biệt cho một nhóm doanh nghiệp. Đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính khách hàng trong cho vay vì khi cán bộ tín dụng được chuyên trách cho một nhóm khách hàng điển hình thì họ sẽ có sự hiểu biết sâu hơn và nắm rừ hơn về đặc điểm riờng biệt của nhúm khỏch hàng đú.
* Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng chưa cao
Đội ngũ cán bộ tín dụng/ cán bộ thẩm định còn rất trẻ, đội ngũ này tuy được đào tạo cơ bản từ các trường đại học nước ta, có kiến thức chuyên môn tốt nhưng phần lớn vẫn mang nặng tính lý thuyết, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, vì vậy những kết luận phân tích đôi khi còn chưa sát thực tiễn.
* Chưa chú trọng công tác thu thập, lưu trữ và chọn lọc thông tin về khách hàng trong quá trình phân tích
Một thực tế rằng, Chi nhánh còn hạn chế trong việc thu thập và lưu trữ thông tin về khách hàng, chưa có một cơ sở dữ liệu riêng về khách hàng cũng như các thông tin kinh tế, xã hội cần thiết khác cho quá trình thẩm định. Một kênh hữu ích có thể tham khảo thông tin là Trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước nhưng thông tin không được thường xuyên cập nhật hoặc không đầy đủ, đặc biệt là đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị chưa đạt tiêu chuẩn hiện đại
Trong quá trình phân tích tài chính khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng phải tính toán rất nhiều chỉ tiêu tài chính phức tạp và tốn thời gian. Nếu không trang bị đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ cần thiết thì rất dễ mắc lỗi trong tính toán, ảnh hưởng tới kết luận sau phân tích. Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ hiện đại, tuy nhiên trong phân tích TCDN vay vốn tại Chi nhánh vẫn chủ yếu sử dụng phần mềm EXEL. Như vậy, mức độ vi tính hoá các công việc tính toán chỉ tiêu, đối chiếu, so sánh và cho điểm còn thấp nên mất nhiều thời gian và có nguy cơ sai sót.
Do đó, cán bộ tín dụng chưa thể tính toán hết các chỉ tiêu cho từng thời kỳ để làm cơ sở so sánh, đánh giá khả năng phát triển qua các năm.
b. Nguyên nhân khách quan
Một là về nguồn thông tin do khách hàng vay vốn cung cấp để làm căn cứ phân tích chưa đầy đủ, thiếu chính xác hoặc không khách quan làm tăng nguy cơ
đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn và hiệu quả của dự án, phương án. Có thể thấy, việc thiếu một hệ thống thông tin tài chính mang tính trung thực, minh bạch và hệ thống kiểm soát hiệu quả, đồng bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm cho Chi nhánh khó đánh giá được thực trạng, tình hình tài chính, khả năng sinh lời và thanh toán các khoản nợ vay của doanh nghiệp, do đó cản trở việc ra các quyết định cho vay. Mặt khác, trong quá trình phân tích các báo cáo tài chính, luận chứng kinh tế kỹ thuật do khách hàng lập và cung cấp nên tính chính xác và khách quan của các tài liệu này rất khó được kiểm chứng. Việc phân tích thường dựa trên những thông tin chủ quan do khách hàng cung cấp. Trừ trường hợp thật cần thiết, không phải lúc nào Ngân hàng cũng có điều kiện để mời các tổ chức chuyên môn tái thẩm định để xác định tính chính xác của những tài liệu này. Chính vì vậy, Ngân hàng thường thiếu các thông tin tài chính đáng tin cậy từ phía doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc ra các quyết định cho vay
Hai là về môi trường pháp lý chưa hoàn thiện. NHNN chưa có quy định yêu cầu kiểm toán bắt buộc đối với BCTC của các doanh nghiệp. Các chính sách hướng dẫn của cơ quan hữu quan chưa được ban hành. Ví dụ như Nhà nước chưa có một cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc thuê kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán trước khi các báo cáo tài chính được đưa lên Ngân hàng, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải xác minh, chọn lọc số liệu trước khi tiến hành phân tích, gây tốn thời gian và chi phí.
Ba là NHNN và các ngành liên quan chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu so sánh đối chiếu chuẩn. Hiện nay chưa có một tổ chức nào nghiên cứu đưa ra hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành làm cơ sở so sánh, đánh giá khách hàng vay vốn.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho đôi khi cán bộ tín dụng lúng túng khi phân tích, đánh giá năng lực tài chính khách hàng.
CHƯƠNG III
2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TCDN TRONG CHO