THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TCDN TRONG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHĐT&PT HÀ THÀNH
Bàng 8: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2005, 2006, 2007
Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Mã Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/0
5
2007/06 TÀI SẢN
A Tài sản ngắn hạn 100 26,630 52.65% 31,214 52.71% 34,381 57.19% 117% 110%
I Tiền 110 1,592 3.15% 1,675 2.83% 2,722 4.53% 105% 163%
1 Tiền mặt tồn quỹ 111 70 0.14% 49 0.08% 455 0.76% 70% 929%
2 Tiền gửi Ngân hàng 112 1,522 3.01% 1,626 2.75% 2,267 3.77% 107% 139%
II Các khoản phải thu 130 7,506 14.84% 6,606 11.15% 8,168 13.59% 88% 124%
3 Phải thu của khách hàng 131 6,805 13.45% 6,365 10.75% 7,968 13.25% 94% 125%
4 Trả trước cho người bán 132 601 1.19% 41 0.07% 7% 0%
5 Các khoản phải thu khác 138 100 0.20% 200 0.34% 200 0.33% 200% 100%
III Hàng tồn kho 140 17,532 34.66% 22,933 38.72% 23,492 39.08% 131% 102%
B Tài sản CĐ và đầu tư dài hạn 200 23,953 47.35% 28,009 47.29% 25,738 42.81% 117% 92%
I Tài sản cố định 210 23,716 46.89% 27,653 46.69% 25,375 42.21% 117% 92%
1 Tài sản cố định hữu hình 211 23,716 46.89% 37,427 63.20% 25,375 42.21% 158% 68%
Nguyên giá 212 30,593 60.48% (9,775) 16.51% 37,685 62.68% (32%) -386%
Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 213 (6,877) (13.60%
)
200 0.34% (12,310) (20.48%
)
(3%) -6155%
II Các khoản ĐTTC dài hạn 220 181 0.36% 200 0.34% 200 0.33% 110% 100%
III Chi phí xây dựng CBDD 230 30 0.06% 122 0.21% 163 0.27% 407% 134%
V Chi phí trả trước dài hạn 241 26 0.05% 35 0.06% - 135% 0%
Tổng cộng tài sản (250=100+200) 250 50,582 59,223 60,119 117% 102%
NGUỒN VỐN
A Nợ phải trả 300 39,148 77.40% 47,359 79.97% 46140 76.75% 37% 321%
I Nợ ngắn han 310 29,108 57.55% 37,719 63.69% 39,105 65.05% 130% 104%
1 Vay ngắn hạn 311 15,350 30.35% 17,320 29.25% 27,759 46.17% 113% 160%
2 Phải trả cho người bán 313 13,626 26.94% 20,331 34.33% 10,805 17.97% 149% 53%
3 Người mua trả tiền trước 314 14 0.02% 0%
4 Thuế và các khoản phải nộp
NSNN 315 73 0.14% 54 0.09% 319 0.53% 74% 172%
6 Khoản phải trả, phải nộp khác
318 59 0.12% 222 0.37% 0%
II Nợ dài hạn 320 10,040 19.85% 9,640 16.28% 7,036 11.70% 96% 73%
1 Vay dài hạn 321 6,273 12.40% 5,874 9.92% 3,308 5.50% 94% 56%
2 Nợ dài hạn 322 3,767 7.45% 3,767 6.36% 3,728 6.20% 100% 99%
B Nguồn vốn chủ sở hữu 400 11,434 22.60% 44,864 75.75% 13,979 23.25% 392% 31%
I Nguồn vốn, quỹ 410 11,434 22.60% 11,864 20.03% 13,979 23.25% 104% 118%
1 Nguồn vốn kinh doanh 411 11,292 22.32% 11,292 19.07% 11,292 18.78% 100% 100%
2 Lợi nhuận tích luỹ 412 572 0.95%
3 Lợi nhuận chưa phân phối 416 142 0.28% 572 0.97% 2,115 3.52% 403% 370%
Tổng nguồn vốn (430=300+400) 430 50,582 59,223 60119
Trước hết cần cần có cái nhìn tổng quan về mục tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán từ năm 2005 đến tháng 09 năm 2007
Về tài sản, quy mô tổng tài sản của Công ty liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên, tốc độ tăng có xu hướng chậm lại. Tốc độ tăng năm 2006 so với năm 2005 là 17%, đến tháng 09/2007, chỉ tăng 2% (tương đương tăng 896 triệu đồng, đạt gía trị 60.119 triệu đồng). Tổng tài sản của Công ty tăng lên chủ yếu là do Công ty tăng tài sản ngắn hạn (tăng khoản mục tiền và các khoản phải thu).
Về cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn biến động theo hướng tăng dần qua các năm: năm 2005 là 26.630 triệu đồng đến thời điểm tháng 12 năm 2006 tăng lên 31.214 triệu đồng tương ứng với 17%, đến cuối tháng 9 năm 2007 tiếp tục tăng 10% với giá trị 34.381 triệu đồng. Về cơ cấu, tài sản ngắn hạn của Công ty luôn duy trì trong khoảng hơn 50%, tại thời điểm 31/12/2005, tài sản ngắn hạn chiếm 52,65% tổng tài sản và tại tháng 12/2006 chiếm 52,7%, cho đến cuối tháng 9/2007 tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản tiếp tục duy trì ở mức 57,19%.
Trong tài sản ngắn hạn, tất cả các khoản mục đều có xu hướng tăng so với cuối năm 2006, tốc độ tăng tăng dần theo tính lỏng của tài sản. Cụ thể, tiền tăng cao nhất (63%), mà chủ yếu tăng các khoản tiền gửi tại Ngân hàng, tiếp theo là các khoản phải thu (24%), tăng thấp nhất là hàng tồn kho (2%).
Các khoản phải thu của Công ty biến động không ổn đinh qua các năm.
Năm 2006 giảm từ 7.506 triệu đồng xuống 6.606 triệu đồng (tương đương giảm 12%). Tuy nhiên đến hết tháng 9/2007, khoản mục này lại có dấu hiệu tăng trở lại (tăng 24%) với giá trị là 8.168 triệu đồng. Cùng với sự biến động về số tuyệt đối là sự thay đổi về tỷ trọng của khoản mục này trong tổng tài
sản. Từ năm 2005 đến hết 9 tháng năm 2007, mức độ biến động của tỷ tọng các khoản phải thu lần lượt là: 28,19%, 21,16%, 23,76%. Trong các khoản phải thu, chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng bao gồm các khoản phải thu từ khách hàng mà Công ty bán hàng trực tiếp. Đến thời điểm tháng 09/2007, giá trị các khoản phải thu là 7.968 triệu đồng, giá trị phải thu đối với mỗi khách hàng không lớn, chỉ dưới 1 tỷ đồng, lại hầu hết do các công ty lớn nên đảm bảo khả năng thu hồi. Vòng quay các khoản phải thu tăng từ 7,2 vòng năm 2005 lên 8,7 vòng năm 2006 cho thấy Công ty đã chú trọng đẩy nhanh việc thu tiền bán hàng từ khách hàng, nâng cao hiệu quả đồng vốn.
Đến cuối tháng 09/2007 vòng quay các khoản phải thu giảm xuống còn 6,9 vòng. Tuy nhiên số liệu năm 2007 chỉ là số liệu cho 9 tháng, chưa phải là số liệu cả năm nên chưa phản ánh thực sự chính xác.
Năm 2006, hàng tồn kho vẫn là khoản mục có tốc độ tăng cao nhất trong tài sản ngắn hạn. Sau khi có mức tăng khá cao vào năm 2006 (tăng 31%), đến thời điểm cuối tháng 9/2007 thì hàng tồn kho chỉ tăng 2% so với năm 2006, đạt giá trị 23,492 triệu đồng. Giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn, tại thời điểm cuối năm 2005, tỷ trọng là 65,84% tài sản ngắn hạn, đến cuối năm 2006 chiếm 73,47%, đến 30/09/2007, mặc dù có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng là 68,33%. Vì đặc thù của Công ty là Công ty sản xuất thương mại nên giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất lớn trong tài sản ngắn hạn.
Về tài sản dài hạn, TSDH của Công ty tăng từ 23.953 triệu đồng năm 2005 lên 28.009 triệu đồng năm 2006, đến tháng 9/2007 giảm xuống còn 25.375 triệu đồng (tương đương giảm 8%). Tài sản dài hạn của Công ty bao gồm: tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn (cụ thể là đầu tư chứng khoán) và các khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Trong đó, tài
sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2005 đạt 23.716 triệu đồng chiếm 99,01% tài sản dài hạn, đến thời điểm cuối năm 2006 tài sản cố định tăng lên đạt 27.653 triệu đồng chiếm 98,73%. Tính đến cuối tháng 09/2007 tài sản cố định giảm xuống còn 25.375 triệu đồng chiếm 98,58%. Tài sản cố đinh của Công ty chủ yếu là nhà cửa, vật kiến trúc (6.208 triệu đồng) và máy móc thiểt bị (17.851 triệu đồng). Trong cơ cấu tổng tài sản thì tỷ trọng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản cố định của Công ty là ở mức chấp nhận được: Năm 2006, tài sản ngắn hạn chiếm 52.71% tổng tài sản, tài sản cố định chiếm 46.69%. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng qua các năm, như vậy có thể thấy Công ty đã chú trọng đến vấn đề đầu tư mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như đáp ứng nhu cầu thị trường.
Về nguồn vốn, nguồn vốn của Công ty biến động tương ứng với tốc độ tài sản. Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá lớn và biến động qua các năm. Năm 2005 là 39.148 triệu đồng (chiếm 77,4% nguồn vốn). Sang đến 9 tháng đầu năm 2007 nợ phải trả có xu hướng giảm nhẹ xuống còn 46.140 triệu đồng (giảm 3% so với cuối năm 2006 và chiếm 76,75% nguồn vốn).
Nơ ngắn hạn có xu hướng tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ phải trả: năm 2005 là 29.108 triệu đồng chiếm 74,35% nợ phải trả, năm 2006 tăng mạnh lên 37.719 triệu đồng (tăng 30% so với cuối năm 2005) chiếm 79,64% nợ phải trả và sang năm 2007 tiếp tục tăng nhẹ lên 39.105 triệu đồng (tăng 4% so với năm 2006) chiếm 84,75% tổng số nợ phải trả. Trong nợ ngắn hạn, vay ngắn hạn có xu hướng tăng liên tục từ năm 2005 đến năm 2007, cho thấy nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh ngày càng lớn. Nếu năm 2006 vay ngắn hạn chỉ tăng 13%, từ 15.350 triệu đồng lên 17.320 triệu đồng thì đến hết tháng 9/2007 đã tăng 60% so với năm 2006,
đạt giá trị 27.759 triệu đồng. Đối với vay ngắn hạn, hiện công ty bổ sung từ vay ngắn hạn hạn mức tại chi nhánh Hà Thành và vay cá nhân. Nguồn vay vốn cá nhân có trị giá 14 tỷ và mức vay này được duy trì ổn định qua các năm, như vậy giá trị khoản vay ngắn hạn tăng lên qua các năm chủ yếu do công ty được tăng hạn mức vay vốn tại Ngân hàng.
Nếu vay ngắn hạn tăng khá mạnh thì phải trả người bán lại có sự vận động ngược chiều. Sau khi tăng mạnh vào năm 2006, tăng 49%, thì đến hết tháng 09/2007, khoản mục này đã giảm với mức độ tương ứng (khoảng 47%), đạt giá trị 10.805 triệu đồng. Tương ứng với sự biến động này là sự thay đổi về tỷ trọng trong tổng nợ ngắn hạn. Từ năm 2005 đến tháng 09/2007, tỷ trọng trong nợ ngắn hạn lần lượt là 46,81%, 53,9%, 27,63%. Các khoản phải trả người bán là trả cho các đơn vị cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất bìa carton của Công ty. Nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty bao gồm cả trong nước và nhập khẩu, tuy nhiên theo bảng kê phải trả người bán chỉ gồm các đơn vị trong nước.
Trái ngược với xu thế biến động của nợ ngắn hạn, nợ dài hạn lại liên tục giảm. Năm 2006 giảm 4%, cuối tháng 09/2007 tiếp tục giảm 27%, nguyên nhân chủ yếu do giảm vay dài hạn (giảm 44%), nợ dài hạn cũng có giảm nhưng không đáng kể (chỉ giảm 1%). Trong năm 2006 và 2007 việc đầu tư vào tài sản cố định rất ít, trong 9 tháng năm 2007 hầu như không có, do đó việc thanh toán dần vay daì hạn tại Ngân hàng đã làm giảm giá trị của khoản mục này. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện thanh toán trước hạn các khoản vay dài hạn cho Ngân hàng.
Nhìn chung, trong cơ cấu nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu (năm 2006 chiếm 63,69%) trong khi đó nợ dài hạn chỉ chiếm một tỷ
trọng nhỏ là 16,28%. Việc phân bổ nguồn vốn như trên là chưa phù hợp với cơ cấu tài sản cố định và tài sản ngắn hạn.
Mặc dù nợ phải trả giảm 3% so với năm 2006, nhưng do nguồn vốn chủ sở hữu tăng 18% nên đã làm tăng tổng nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu do tăng lợi nhuận chưa phân phối, đây là xu hướng được duy trì từ năm 2005. Đến hết tháng 09/2007, lợi nhuận chưa phân phối đã tăng xấp xỉ gần 4 lần so với năm 2006, từ 572 triệu đồng lên 2.115 triệu đồng.
Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng hiệu quả.
Qua xem xét các khoản mục trong bảng cân đối kế toán của Công ty cho thấy, hoạt động kinh doanh của Công ty không có biến động bất thường, tiếp tục tăng trưởng ổn định.
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 9 tháng Năm 2007
2006/2005 2007/2006
Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 45,759 61,491 51,655 134.4% 84.0%
Các khoản giảm trừ & cung cấp DV 103 58 56.3%
1. Doanh thu thuần 45,759 61,338 50,80
2
134.0% 82.8%
2. Giá vốn hàng bán 42,029 91.8% 56,143 91.5% 44,022 86.7% 133.6% 78.4%
3. Lợi nhuận gộp 3,730 8.2% 5,245 8.6% 6,780 13.3% 140.6% 129.3%
4. Chi phí bán hàng 1470 2.9%
5. Chi phí quản lí doanh nghiệp 1,710 3.7% 2,557 4.2% 894 1.8% 149.5% 35.0%
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
2,020 4.4% 2,688 4.4% 4,416 8.7% 133.1% 164.3%
7. Thu nhập từ hoạt động tài chính 0.0% 33 0.1% 29 0.1% 87.9%
8. Chi phí hoạt động tài chính 1,985 4.3% 2,260 3.7% 2,094 4.1% 113.9% 92.7%
9. Lợi nhuận hoạt động tài chính -1,985 -4.3% -2,227 -3.6% -2,065 -4.1% 112.2% 92.7%
10. Các khoản thu nhập khác 19 0.04% 0.0% 0.0%
11. Chi phí khác 149 0.2% 0.0%
12. Lợi nhuận hoạt động bất thường 19 0.04% -149 -0.2% -784.2% 0.0%
13. Tổng lợi nhuận trước thuế 54 0.1% 312 0.5% 2,351 4.6% 577.8% 753.5%
14. Khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm LN để xác định LN chịu thuê TNDN
270 0.6% 0.0% 0.0%
15. Tổng lợi nhuận trước thuế 324 0.7% 312 0.5% 2,351 4.6% 96.3% 753.5%
16. Thuế thu nhập DN phải nộp 32 0.1% 31 0.1% 235 0.5% 96.9% 758.1%
17. Lợi nhuận sau thuế 292 0.6% 281 0.5% 2,116 4.2% 96.2% 753.0%
Bảng 9: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: triệu đồng
TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Cơ cấu vốn, khả năng cân đối vốn
1.1 Tỷ trọng tài sản cố định 47.4% 47.30% 42.8% -0.10% -4.50%
1.2 Tỷ trọng tài sản lưu động 53% 52.70% 57.2% 0.10% 4.50%
1.3 Hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ 112% 130.03% 122.5% 18.49% -7.54%
1.4 Hệ số nợ 77% 80.00% 76.7% 2.60% -3.30%
1.5 Hệ số nợ dài hạn 20% 16.30% 11.7% -3.55% -4.60%
2 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
2.1 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 0.91 0.83 0.88 -0.08 0.05
2.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.05 0.04 0.07 -0.01 0.03
3 Các chỉ tiêu hoạt động
3.1 Vòng quay hàng tồn kho 2.9 2.8 1.9 -0.10 -0.90
3.2 Vòng quay vốn cố định 1.9 2.2 2 0.30 -0.20
3.3 Vòng quay vốn lưu động 2 2.1 1.5 0.10 -0.60
3.4 Vòng quay toàn bộ vốn 0.9 1 0.8 0.10 -0.20
3.5 Kỳ thu tiền bình quân 50 41.38 52.17 -20.30 18.20
3.6 Vòng quay các khoản phải thu 7.2 8.7 6.9 1.50 -1.80
4 Các tỷ số về doanh lợi
4.1 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu 0.60% 0.50% 4.20% -0.10%
4.2 Mức sinh lời trên tài sản (ROA) 0.62% 0.51% 3.55% -0.11%
Bảng 10: Các chỉ tiêu phân tích
Xem xét xu hướng biến động từ năm 2005 đến hết tháng 9/2007, nhìn chung, doanh thu thuần của Công ty liên tục tăng. Tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 30%/năm. Năm 2005 tăng 23%, năm 2006 tăng 34%. Do báo cáo được lập đến hết tháng 9/2007, nên nếu so với 2006, tỷ lệ doanh thu có sụt giảm (chỉ bằng 83% so với 2006). Tuy nhiên, đây chưa phải là số liệu cả năm nên có thể chấp nhận được.
Mặc dù cả doanh thu thuần và giá vốn hàng bán đều giảm trong 9 tháng năm 2007 nhưng tốc độ giảm giá vốn cao hơn so với doanh thu nên đã làm tăng lợi nhuận gộp (tăng 29%). Điều này cho thấy việc kiểm soát chi phí của Công ty đã hiệu quả: có thể do công ty đã khai thác được nguồn nguyên liệu đầu vào có chi phí thấp hơn, hoặc tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất như nhân công, điện nước, hoặc giảm chi phí khấu hao đối với một số tài sản cố định đã hết khấu hao.
Đến hết 9 tháng năm 2007, lợi nhuận sau thuế đạt 2.116 triệu đồng, trong khi năm 2006 đạt 281 triệu đồng, như vậy, tỷ lệ tăng trưởng khá cao. Do lợi nhuận sau thuế tăng mạnh nên đã có tác động điều chỉnh đáng kể đối với các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời. So với năm 2006, các chỉ tiêu này đều tăng khá cao. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ mức khoảng 0,5% đến 0,6% đã tăng lên 4,2%. Điều này thể hiện việc cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Bên cạnh đó,các chỉ tiêu ROE, ROA cũng được cải thiện đáng kể, đặc biệt là ROE. Năm 2005 và 2006 ROE bình quân khoảng 2,5%, nhưng sang năm 2007 đã tăng lên 16,7%.
Đánh giá khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của Công ty có được cải thiện nhưng không đáng kể. Cụ thể: năm 2005 là 0,91 lần, năm 2006 là 0,83 lần và sang tháng 9/2007 là 0,88 lần. Tuy nhiên khả năng thanh toán hiện hành chưa được đảm bảo.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh lại rất thấp: năm 2005 là 0,05 lần, năm 2006 là 0,04 lần và sang tháng 9/2007 là 0,07 lần. Nguyên nhân là trong tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng chủ yếu, nên khi loại trừ bộ phận này khi tính khả năng thanh toán nhanh đã làm hệ số này giảm mạnh. Trong tháng 9/2007, hệ số khả năng thanh toán nhanh tăng 0,03 lần, do cả nợ ngắn hạn và tiền đều tăng nhưng tốc độ tăng của tiền khá cao (tăng 63%), trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ tăng 4%.
Nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty ở mức khá thấp, nguyên nhân do hàng tồn kho (chủ yếu là nguyên vật liệu) chiếm tỷ trọng lớn, do đó Công ty cần chú trọng cải thiện tình trạng này đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong thờì gian tới bằng các biện pháp như: tăng bán hàng thu tiền mặt, hạn chế cho khách hàng trả chậm, tận thu các khoản nợ khó đòi, điều chỉnh cơ cấu nợ giữa nợ ngắn hạn và nợ trung dài hạn.
Đánh giá khả năng độc lập tài chính
Khả năng độc lập tài chính của Công ty không cao, khả năng tự tài trợ thấp.
Hệ số nợ của Công ty trong năm 2005 đạt 77,4%, năm 2006 đạt 80% và 9 tháng đầu năm 2007 đạt 76,7%. Điều này cho thấy, hệ số nợ trung bình qua các năm của Công ty tuy duy trì ở mức 78%, Công ty hoạt động trên cơ cấu nguồn vốn chủ yếu từ vay nợ và chiếm dụng vốn của người bán. Tuy nhiên, so với năm 2006, hệ số này được cải thiện giúp giảm mức độ phụ thuộc về tài chính vào nguồn vốn bên ngoài.
Cùng với mức giảm của hệ số nợ là sự sụt giảm của hệ số nợ dài hạn. Điều này là phù hợp với sự biến động của tài sản dài hạn trong 9 tháng năm 2007.
Đánh giá năng lực hoạt động của Công ty
Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của Công ty trong các năm nhìn chung là chưa được tốt. Năm 2005, vòng quay các khoản phải thu là 7,2 vòng, năm 2006 là 8,7 vòng. Tuy nhiên đến 9 tháng đầu năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 6,9 vòng. Các hệ số này có thể chấp nhận được đối với một Công ty sản xuất thương mại. Tuy nhiên, trong thời gian tới, công ty cần thúc đẩy hơn nữa việc thu tiền bán hàng, đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn để tránh việc ứ đọng vốn do bị người mua hàng chiếm dụng.
Vòng quay hàng tồn kho của Công ty liên tục giảm qua các năm, năm 2005 là 2,8 vòng, năm 2006 là 2,8 và 9 tháng năm 2007 suy giảm còn 1,9 vòng. Với công ty sản xuất, nên vòng quay hàng tồn kho như vậy là mức chấp nhận được, trung bình hơn 4 tháng hàng hoá của Công ty luân chuyển 1 lần. Vòng quay hàng tồn kho trong năm 2007 giảm, trong khi lượng hàng hoá tồn kho không ngừng tăng lên có thể gây rủi ro cho hoạt động của doanh nghiệp.
Vòng quay vốn lưu động của Công ty cũng rất thấp (năm 2005 là 2, năm 2006 là 2,1 và 9 tháng năm 2007 là 1,5). Chu kỳ kinh doanh từ khi nhập nguyên vật liệu sản xuất đến khi bán hàng thu tiền về bình quân khoảng gần 7 tháng.