PHẦN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
2. Cơ cấu GDP theo thành
4.3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỔNG THỂ
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 12-13%/năm, thời kỳ 2016-2020 đạt khoảng 11-12% và thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 9,5-10%.
Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt 4.100- 4.300 USD;
đến năm 2020 đạt khoảng 7.100- 7.500 USD, năm 2030 đạt khoảng 16.000- 17.000 USD (tính theo giá thực tế).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp;
dịch vụ chất lượng cao đóng vai trò trọng yếu trong cơ cấu kinh tế Thành phố.
Đến năm 2015, trong cơ cấu kinh tế: tỷ trọng dịch vụ chiếm 54-55%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41-42% và nông nghiệp là 3-4%. Năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm 55,5-56,6%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41-42% và nông nghiệp là 2- 2,5%.
Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu trên địa bàn bình quân là 14-15%/năm thời kỳ 2011-2015 và 13-14% thời kỳ 2016-2020.
Hình -4. Định hướng phát triển không gian thành phố Hà Nội 4.4. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN Sử dụng đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp sẽ giảm từ 188.364ha hiện nay xuống còn 152.248 ha vào năm 2020, giảm 36.118ha. Diện tích đất lúa là 92.120ha, diện tích chuyên nuôi
Phương hướng phát triển nông nghiệp
Phát triển nền nông nghiệp Thủ đô theo hướng phát triển nền nông nghiệp đô thị sinh thái, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao, hài hoà và bền vững với môi trường.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại, giá trị gia tăng lớn, đạt yêu cầu hiệu quả- chất lượng- sạch, theo hướng phục vụ đô thị, du lịch, khu công nghiệp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng phát triển các sản phẩm sạch, các loại quả đặc sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phát triển nông nghiệp gắn với ngành nghề khác (thủ công nghiệp, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề…) và góp phần bảo vệ môi trường (vành đai xanh).
Dự kiến giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân một ha đất nông nghiệp đạt khoảng 231 triệu đồng năm 2015 và khoảng 340 triệu đồng năm 2030.
Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản; đến năm 2015 cơ cấu trồng trọt- chăn nuôi- thủy sản là 40%- 50%- 10% và đến năm 2020 là 34,5%- 54%- 11,5%.
a. Trồng trọt
Xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản, hiệu quả sản xuất trên 01 ha đất đất nông nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả.
Tập trung phát triển kinh tế trang trại vườn đồi, phát triển cây căn quả có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện đất đai vùng gò đồi kết hợp với phát triển du lịch sinh thái.
- Sản xuất rau, hoa, cây cảnh:
Quy hoạch các vùng trồng hoa cây cảnh tập trung tại một số xã thuộc các huyện: Từ Liêm; Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, TX Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Thạch Thất, Sóc Sơn.
Năm 2015, diện tích canh tác chuyên trồng hoa, cây cảnh là 2.165 ha, năm 2020 là 2.300 ha; đạt diện tích gieo trồng khoảng 4,4 - 4,6 nghìn ha.
- Sản xuất cây lương thực:
Quy hoạch vùng chuyên canh lúa, lúa hàng hóa chất lượng cao ở những vùng có điều kiện đất đai phù hợp, thuận lợi tưới, tiêu; bố trí gọn vùng để thuận lợi cho việc thực hiện cơ giới hoá các khâu canh tác, thu hoạch và ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới.
Phát triển cây ngô ở những vùng có điều kiện thuận lợi, ngô vụ đông trên đất lúa để đảm bảo một phần an ninh lương thực và cung cấp thức ăn chăn nuôi.
Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi những vùng canh tác lúa khó khăn sang các mô hình canh tác có hiệu quả kinh tế cao như: vùng đồng cao, khó khăn về tưới nước sẽ chuyển đổi sang canh tác rau, màu, hoa cây cảnh; vùng đồng trung, khó
khăn về tiêu thoát nước vụ mùa chuyển hẳn sang nuôi trồng thuỷ sản tập trung, kết hợp nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi.
b. Phương hướng phát triển chăn nuôi:
Hình thành các khu chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, tập trung ngoài khu dân cư; phát triển chăn nuôi hình thức khép kín từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện kiểm soát, khống chế dịch bệnh, thực hiện sản xuất hàng hóa, phục vụ chế biến và xử lý môi trường; giảm dần và từng bước hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ và có kiểm soát; đảm bảo ngành chăn nuôi phát triển bền vững, hiệu quả.
Từng bước đưa chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Nội theo hướng sản xuất giống, vừa cung cấp giống lợn con cho chăn nuôi trang trại trong vùng và cung cấp cho các tỉnh khác trong vùng.
Áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm chăn nuôi; Chú trọng công tác khuyến nông nâng cao trình độ cho người chăn nuôi.
Bên cạnh việc phát triển các khu chăn nuôi tập trung, tiến hành xây dựng cơ sở chế biến, giết mổ gia súc và gia cầm tập trung ... khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển và kinh doanh gia súc, gia cầm.
Từng bước tổ chức lại chăn nuôi theo hướng liên kết và quản lý theo chuỗi sản phẩm khép kín từ chuồng nuôi đến thị trường tiêu thụ. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi.
Dự kiến tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2015 đạt trên 400 nghìn tấn, năm 2020 đạt khoảng 420 nghìn tấn, trong đó:
Đàn lợn: Tổng đàn khoảng 1,4 - 1,5 triệu con, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng khoảng 330 nghìn tấn năm 2015 và trên 340 nghìn tấn vào năm 2020.
Đàn bò: năm 2015 tổng đàn bò thịt khoảng 170 nghìn con, đàn bò sữa 15 nghìn con; năm 2020 tổng đàn bò thịt khoảng 150 - 155 nghìn con, đàn bò sữa 20 nghìn con;
Đàn gia cầm: giai đoạn 2011 - 2020 tổng đàn gia cầm tại thời điểm kiểm kê ổn định 15 triệu con, sản lượng thịt 60 nghìn tấn (năm 2015) và khoảng 66 nghìn tấn (năm 2020).
c. Phương hướng phát triển lâm nghiệp.
Bảo vệ và phát triển rừng Hà Nội phải gắn với phát triển toàn diện và bền vững của các ngành kinh tế và phát triển tổng thể KTXH của Thủ đô.
Đối với rừng tự nhiên: Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, làm giàu rừng đối với đối tượng rừng nghèo để vừa bảo tồn đa dạng sinh học và phát huy chức năng phòng hộ của rừng, khoanh nuôi và tái sinh phục hồi rừng
Đối với rừng trồng và rừng phòng hộ: Cải tạo, nâng cao chất lượng rừng trồng (đặc biệt là rừng phòng hộ), phát triển bền vững;
Đối với rừng sản xuất: phát triển rừng kinh tế gắn liền với rừng đa mục đích, để rừng vừa cho nhiều sản phẩm kinh tế (gỗ, lâm đặc sản, quả chất lượng cao...), vừa phòng hộ bảo vệ môi trường, làm đẹp cảnh quan góp phần phát triển du lịch...
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực giống cây trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây đặc sản ... công tác quản lý bảo vệ rừng.
d. Phương hướng phát triển thủy sản
Trong giai đoạn phát triển tới năm 2020, sản xuất thủy sản Hà Nội chuyển mạnh theo hướng thâm canh, bán thâm canh trên cơ sở ứng dụng nhanh, rộng các tiến bộ khoa học công nghệ về giống, kỹ thuật nuôi, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, ...
nhằm tăng năng suất và đa dạng hóa loài nuôi. Đến năm 2015 - 2020 về cơ bản các ao, hồ nuôi thủy sản tập trung ngoài khu dân cư được đầu tư nuôi theo phương thức bán thâm canh, thâm canh, nuôi theo hệ sinh thái VAC. Bên cạnh sản phẩm chủ lực là các loài, giống cá (cả truyền thống và loài, giống mới) cần chú trọng thúc đẩy phát triển quy mô sản xuất các loài thủy đặc sản như tôm càng xanh, ba ba, ếch, lươn. Cung trong giai đoạn đến năm 2020 công nghệ nuôi cần đổi mới, đáp ứng tích cực yêu cầu phát triển thủy sản nuôi theo hướng sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong cung ứng sản phẩm cho thị trường Thủ đô.
Phát triển vùng nuôi thuỷ sản tập trung tại một số huyện như Ba Vì, Chương Mỹ, Ứng Hoà, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín và Sóc Sơn, Quốc Oai.
Tổng diện tích ao, hồ nuôi trồng thủy sản đến 2020 khoảng 22.500ha (trong đó đất chuyên nuôi thủy sản là 10.231ha), sản lượng thủy sản trên 212 nghìn tấn.
Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Hà Nội:
+ Với quỹ diện tích ruộng trung có khả năng chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản; trong giai đoạn 2011 đến năm 2020 sẽ thực hiện đầu tư cải tạo, chuyển đổi hàng năm khoảng 200 - 250 ha sang nuôi trồng thuỷ sản tập trung.
Với diện tích các ao hồ hiện có, khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung nằm ngoài khu dân cư để phát triển theo hướng nuôi thâm canh và bán thâm canh, nâng cao hiệu quả khai thác/01 ha diện tích mặt nước.
Với các hồ mặt nước lớn (ao hồ thủy lợi, du lịch) sẽ được đầu tư khai thác theo hướng kinh tế sinh thái, chủ yếu là bảo vệ, cải thiện môi trường nước và sinh vật nước gắn kết với tôn tạo cảnh quan, phát triển các hoạt động dịch vụ (du lịch, vui chơi, giải trí, ...).
Cải tạo, nâng cấp diện tích các ao hồ nhỏ để nuôi các đối tượng thuỷ sản truyền thống, bảo vệ, cải thiện môi trường nước và sinh vật nước gắn kết với tôn tạo cảnh quan, phát triển các hoạt động dịch vụ.
4.5.PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, ĐÔ THỊ, XÂY DỰNG