Mực nước thiết kế

Một phần của tài liệu LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 90 - 94)

PHẦN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI

2. Mực nước thiết kế

a. Mực nước thiết kế hiện đang áp dụng cho các công trình tưới hiện tại:

Trong trường hợp này sử dụng tài liệu thực đo từ 1956-1987, kết quả tính toán tần suất mực nước thấp nhấp trong tháng 1 và tháng 2.

Bảng -31. Mực nước thấp nhất trong 02 tháng 1, 2 theo tần suất thiết kế (Không có tác động của hồ chứa)

STT Trạm Sông Hmin P%(m)

50 75 85

1 Hoà Bình Đà 13,46 13,23 13,11

2 Lương Phú Đà 10,7 10,43 10,28

3 Trung Hà Đà 8,93 8,64 8,47

4 Sơn Tây Hồng 5,16 4,85 4,68

5 Đập Đáy Hồng 4,37 4,1 3,96

6 Liên Mạc Hồng 3,38 3,16 3,05

7 Hà Nội Hồng 2,46 2,30 2,21

8 Hưng Yên Hồng 0,57 0,46 0,4

9 Tắc Giang Hồng 0,49 0,38 0,32

b. Mực nước thiết kế tính theo liệt những năm gần đây

Kết quả tính toán mực nước thiết kế ứng với tần suất P=85% giai đoạn từ 1960-2008, không xem xét đến ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa thượng lưu từ bài toán thủy lực kiệt như sau:

Bảng -32. Mực nước thiết kế ứng với tần suất P=85% thời kỳ 1960-2008

STT Trạm Sông

Mực nước ứng với P=85%

Lưu lượng ứng với tần suất P=85%

1 Lương Phú Hồng 9,03 423

1 Sơn Tây Hồng 3,95 903

2 Cẩm Đình Hồng 3,79 892

3 Liên Mạc Hồng 2,48 885

4 Hà Nội Hồng 1,38 561

5 Xuân Quan Hồng 0,89 522

Trước đây các công trình lấy nước thường được thiết kế với mực nước trên các triền sông tương ứng với tần suất 75% (bảng 7.8), tức là tại Hà Nội khoảng 2,3m. Như vậy so với kết quả tính toán thuỷ lực hiện nay, mực nước đã giảm đi so với mực nước thiết kế của các công trình đã có khoảng 0,9m. Và như vậy nếu không có các tác động của hồ chứa như xả nước điều tiết trong các đợt tưới ải, dưỡng thì mực nước trên các triền sông hạ du còn có nguy cơ xuống thấp hơn nữa. Điều này đã và sẽ gây nhiều bất lợi cho các công trình lấy nước của thành phố Hà Nội nói riêng và các tỉnh vùng trung du và đồng bằng nói chung. Chính vì vậy mà thời gian gần đây thành phố đã phải bỏ ra rất nhiều kinh phí hàng năm để lắp đặt các trạm bơm dã chiến như Ấp Bắc, Phù Sa, Thanh Điềm, Bá Giang và hàng loạt các trạm bơm nhỏ khác.

Từ kết quả tính toán về mực nước, lưu lượng nước tại các vị trí trên sông Hồng ứng với tần suất nước đến 85%, thấy rằng mực nước tại các cửa lấy nước dọc sông trên địa phận Hà Nội đều thấp hơn mực nước thiết kế, làm cho năng lực lấy nước của các công trình giảm hoặc không thể lấy được nước. Vì vậy, phương án nguồn nước

cấp cho thành phố là cải tạo, hạ thấp cao trình bể hút của các cửa lấy nước dọc sông Hồng, sông Đuống đối với công trình lấy nước là trạm bơm. Với các công trình hiện tại lấy nước bằng tự chảy thì cần chuyển sang hình thức lấy nước bằng động lực bằng cách xây dựng các trạm bơm để bơm nước vào các hệ thống khi mực nước sông Hồng, sông Đuống xuống thấp.

Theo phương án này, các công trình cần cải tạo bao gồm:

- Các trạm bơm Phù Sa, Xuân Phú, Đan Hoài, Hồng Vân, Thanh Điềm, Ấp Bắc.

- Các cống Liên Mạc, Long Tửu, Xuân Quan.

Ngoài ra còn xây dựng, hoàn thiện các hệ thống tiếp nguồn như Lương Phú, Cẩm Đình. Khi xây dựng hệ thống Lương Phú, theo kết quả tính toán thuỷ lực với tần suất 85% thì mực nước tại hạ du như Trung Hà, Cẩm Đình giảm khoảng 10cm.

Tuy nhiên, phương án giải quyết nêu trên có nhược điểm như sau: Hiện tại quá trình hạ thấp mực nước trên hệ thống sông Hồng trong mùa kiệt ứng với cùng một cấp lưu lượng đang diễn ra năm sau thấp hơn năm trước và chưa có dấu hiệu dừng lại. Vì vậy, nếu quá trình hạ thấp mực nước tiếp tục diễn ra trong nhiều năm tới thì khả năng lấy nước của các công trình mới xây dựng ngày càng giảm. Như vậy, phương án nêu trên chưa phải là phương án có tính triệt để để giải quyết những khó khăn về nguồn nước cho thành phố Hà Nội nói riêng và vùng đồng bằng sông Hồng nói chung.

Vấn đề khó khăn về nguồn nước trên hệ thống sông Hồng cần được xem xét, giải quyết một cách tổng thể, không chỉ riêng Hà Nội mà còn cả các tỉnh ở thượng và hạ lưu. UBND thành phố Hà Nội cần kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chính phủ xem xét các vấn đề sau:

1. Trong giai đoạn hiện tại cần xây dựng quy trình điều tiết các hồ chứa thượng du để dâng mực nước trên hệ thống sông Hồng, sông Đuống đảm bảo cho các công trình có thể lấy được nước. Với phương án này, mực nước yêu cầu tại Hà Nội là 2,3m.

Sau khi tính toán thủy văn, thủy lực đã xác định được

- Lưu lượng tự nhiên ứng với tần suất P=85% tại Sơn Tây khoảng 900m3/s.

- Lưu lượng trung bình cần bổ sung từ các hồ chứa là 700m3/s.

2. Nghiên cứu giải pháp xây dựng các đập điều tiết bậc thang tại một số vị trí trên sông Hồng, sông Đuống để dâng mực nước trên hệ thống, đảm bảo các công trình hiện nay có thể lấy được nước mà không cần cải tạo. Đập được xây dựng cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Dâng đủ cao trình mực nước tại các cửa lấy nước.

- Chỉ được sử dụng trong mùa kiệt, không làm gia tăng mực nước lu.

- Hạn chế xâm nhập mặn ở vùng hạ du.

- Giảm thiểu tối đa việc ảnh hưởng đến giao thông thủy.

Mực nước yêu cầu tại từng vị trí như sau:

- Hà Nội 2,3m; Xuân Quan 1,85m; Long Tửu 2,3m; Liên Mạc 3,6m; Cẩm Đình 4,5m; Sơn Tây 4,85m.

Giải pháp nguồn nước thành phố Hà Nội

Trong tình hình suy giảm nguồn nước trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình mà đặc biệt là trên triền sông Hồng trong những năm gần đây, ngoài việc kiến nghị thực hiện nghiên cứu các giải pháp triển dòng chính như xây dựng các đập dâng nước trên sông Hồng, điều tiết các hồ chứa thủy điện, hạn chế xói lòng sông… thì biện pháp ứng phó trước mắt đối với việc thiếu nguồn nước là bổ sung, duy trì các trạm bơm giã chiến, nạo vét kênh mương tăng cường khả năng trữ nước…

Để chủ động hơn về nguồn nước, khắc phục những khó khăn hiện tại thành phố cần:

- Đối với các hệ thống lấy nước dọc sông Hồng: Cải tạo toàn bộ các công trình lấy nước dọc sông Hồng gồm Phù Sa, Đan Hoài, Thanh Điềm, Ấp Bắc, Hồng Vân (để lấy được nước với mực nước thấp); xây mới Thụy Phú 2 để tưới cho khu vực phía Đông và một phần phía Tây huyện Phú Xuyên.

- Đối với sông Tích: Hoàn thành dự án Sông Tích tiếp nguồn sông Đà vào sông Tích để đảm bảo nguồn nước Sông Tích tưới cho hạ du và thay thế nhiệm vụ tưới của Hồ Đồng Mô, Hồ Suối hai phục vụ cho nhiệm vụ du lịch,.

- Đối với sông Đáy: Hoàn thành hệ thống tiếp nguồn sông Đáy nhằm đáp ứng cả ba nhiệm vụ cấp nước, tiêu thoát nước và phòng chống lu; Tiếp nước cho sông Đáy từ sông Tích.

- Đối với sông Nhuệ: Xây dựng trạm bơm tưới, tiêu kết hợp Liên Mạc chủ động nguồn nước lấy vào sông Nhuệ mùa kiệt cấp nước tưới và kết hợp giảm thiểu ô nhiễm môi trường sông Nhuệ và các sông thuộc nội thành (Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét).

- Đối với sông Ngũ Huyện Khê: Nghiên cứu xây dựng TB tiêu kết hợp tưới Long Tửu cấp nước cho sông Ngu Huyện Khê khi mực nước sông Hồng thấp.

7.3.QUY HOẠCH CẤP NƯỚC NỘI ĐỒNG 7.3.1. Định hướng chung

Xây dựng công trình tưới đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá chất lượng cao và phục vụ phát triển kinh tế của thủ đô:

- Xây dựng hệ thống tiếp nguồn, nạo vét hệ thống kênh mương nhằm cung cấp đủ nước có chất lượng cho sản xuất và cải tạo môi trường các sông trên địa bàn thành phố

- Bổ sung, nâng cấp và hiện đại hoá hệ thống công trình tưới bao gồm các trạm bơm tưới, cống, các hồ đập. Thay thế các trạm bơm xây dựng từ lâu, không còn phù hợp với hiện tại, tốn điện, hiệu quả thấp.

- Xây dựng hệ thống công trình thay thế cho các hồ chứa thay đổi nhiệm vụ từ tưới sang du lịch, dịch vụ.

- Áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác tưới nhằm tiết kiệm nước và nâng cao năng suất cây trồng như đầu tư công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa, kiên cố hoá kênh mương….

- Ưu tiên đầu tư các công trình tưới phục vụ các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, chuyên canh rau an toàn, hoa, cây ăn quả và cây công nghiệp.

- Hiện đại hóa công tác quản lý vận hành hệ thống tưới.

7.3.2. Vùng Hữu Đáy

Khu thuỷ lợi hữu Đáy bao gồm diện tích của các huyện Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Mỹ Đức – Hà Nội.

Diện tích yêu cầu tưới đến năm 2020 là 54.198 ha, trong đó: lúa 38.490 ha, rau, màu, hoa là 4.743 ha, thủy sản là 3.514 ha và cây lâu năm, chè là 7.450 ha. Đây là khu vực vừa miền núi, bán sơn địa và đồng bằng vì vậy các giải pháp tưới cho khu vẫn là tưới tự chảy bằng các hồ chứa ở các suối và tưới động lực bằng các trạm bơm từ các sông Tích, Đà.

Khu vực hiện đang được xác định là thiếu nguồn nghiêm trọng vì vậy việc hoàn thành hệ thống công trình Cẩm Đình - Hiệp Thuận và đề nghị xây dựng công trình tiếp nguồn Lương Phú là hết sức cần thiết. Cân bằng năng lực cho thấy công trình đầu mối đảm bảo yêu cầu tuy nhiên nhìn chung các công trình xây dựng đã lâu nên hầu hết cần được nâng cấp và xây lại.

Một phần của tài liệu LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w